Các khía cạnh thực tiễn và kỹ thuật thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 40)

9. Bố cục của luận văn

2.3.Các khía cạnh thực tiễn và kỹ thuật thực hiện

Quy trình quan trọng nhất trong quá trình xác lập quyền là xem xét và đánh giá khả năng được bảo hộ đối với KDCN nêu trong đơn theo các điều kiện được pháp luật quy định trên cơ sở xét nghiệm đơn cả về hình thức và nội dung (xét nghiệm hình thức và xét nghiệm nội dung). Thực tiễn quá trình này tại cơ quan cấp văn bằng cho thấy việc cấp Bằng độc quyền KDCN chủ yếu phụ thuộc vào quá trình xét nghiệm nội dung đơn. Vì vậy, để bảo đảm

tính thống nhất, chuẩn xác thì việc xem xét, đánh giá khả năng được bảo hộ thường được thực hiện theo những cách thức nhất định, trình tự nhất định, yêu cầu nhất định và kỹ thuật thực hiện nhất định. Kỹ thuật cơ bản để xem xét và đánh giá khả năng được bảo hộ của KDCN được làm rõ ở Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Kỹ thuật xem xét và đánh giá khả năng được bảo hộ của KDCN

Nội dung công việc Kỹ thuật thực hiện Giải thích

Đánh giá tính mới - Căn cứ đánh giá: thông tin về KDCN đối chứng trùng hoặc tương tự với KDCN nêu trong đơn; các tài liệu khác về thực tiễn, lý luận nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của KDCN; yêu cầu bảo hộ trên cơ sở phương án bảo hộ, bản mô tả và hình/ảnh của KDCN nêu trong đơn

- So sánh từng đặc điểm tạo dáng của KDCN nêu trong đơn với các đặc điểm tương ứng của KDCN đối chứng

- Điều kiện tính mới được đáp ứng khi có cơ sở để khẳng định rằng: không tìm thấy KDCN đối chứng hoặc ít nhất có một đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN nêu trong đơn không có mặt trong tập hợp các đặc điểm tương ứng của KDCN đối

chứng; hoặc nếu tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN nêu trong đơn và KDCN đối chứng về cơ bản trùng

nhau/tương tự nhau thì KDCN đó không đáp ứng điều kiện tính mới

Khi so sánh KDCN nêu trong đơn với KDCN đối chứng, hai kiểu dáng đó được coi là trùng/tương tự nhau nếu có tất cả các đặc điểm tạo dáng (về hình khối, đường nét, bố trí, tương quan vị trí, màu sắc) cơ bản là trùng /tương tự nhau

Kỹ thuật đánh giá tính mới có thể được giải thích như sau: nếu KDCN đối chứng có tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản là a, b, c; còn KDCN nêu trong đơn có tập hợp các đặc điểm tạo dáng là a, b, c, d hoặc a, b, c’, trong đó d là đặc điểm tạo dáng khác biệt cơ bản mà KDCN đối chứng không có thì KDCN nêu trong đơn đáp ứng tính mới (khác biệt cơ bản); hoặc trong đó c’ là đặc điểm tạo dáng khác biệt nhưng không phải là đặc điểm tạo dáng cơ bản thì không đáp ứng tính mới (khác biệt không cơ bản)

Nội dung công việc Kỹ thuật thực hiện Giải thích Đánh giá tính sáng tạo Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp

- Căn cứ đánh giá: tài liệu đối chứng mô tả KDCN tương tự gần nhất với KDCN nêu trong đơn; các tài liệu khác về thực tiễn, lý luận nhằm đánh giá khả năng được bảo hộ của KDCN; yêu cầu bảo hộ trên cơ sở

phương án bảo hộ, bản mô tả và hình/ảnh của KDCN nêu trong đơn

- So sánh từng đặc điểm tạo dáng khác biệt của KDCN nêu trong đơn với các đặc điểm tương ứng của KDCN đối chứng

- Điều kiện tính sáng tạo được đáp ứng khi có cơ sở để khẳng định rằng việc đưa các đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt vào tập hợp các đặc điểm tạo dáng không thể thực hiện được một cách hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng; hoặc không đáp ứng tính sáng tạo nếu việc đưa các đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt vào tập hợp các đặc điểm tạo dáng được coi là dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng

- Căn cứ đánh giá: toàn bộ các đặc điểm tạo dáng được bộc lộ trong phương án bảo hộ, bản mô tả và hình/ảnh của KDCN được bảo hộ

- Xem xét đối tượng nêu trong đơn có thuộc một trong những trường hợp được coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp hay không; hoặc KDCN nêu trong đơn có khả năng sản xuất

Khi so sánh đặc điểm tạo dáng của KDCN đối chứng, đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt được coi là không có tính sáng tạo nếu việc tạo ra đặc điểm đó không nhất thiết phải cần đến hiểu biết hoặc vượt quá sự hiểu biết của người có trình độ trung bình về lĩnh vực kỹ thuật/mỹ thuật tương ứng (hiểu biết của người có trình độ trung bình về lĩnh vực ký thuật/mỹ thuật tương ứng được xác định trên cơ sở thông tin có được từ tài liệu đối chứng và các kiến thức chung phổ biến về lĩnh vực kỹ thuật/mỹ thuật tại thời điểm thích hợp

Trên thực tế, việc đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp thường được thực hiện trước khi đánh giá tính mới và tính sáng tạo Một số trường hợp được coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp: - Không phải là hình dáng thông thường

Nội dung công việc Kỹ thuật thực hiện Giải thích

hàng loạt hay không

- Điều kiện khả năng áp dụng công nghiệp được đáp ứng khi có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng đó có khả năng áp dụng công nghiệp hoặc có khả năng sản xuất hàng loạt

không thể hiện được hình dáng của sản phẩm trên thực tế

- Cần có kỹ thuật đặc biệt mới sản xuất được hoặc chỉ có số ít người mới sản xuất được

- Các trường hợp có lý do xác đáng khác

Trong khi đó, quy trình quan trọng nhất đối với việc giám định xâm phạm KDCN là đánh giá tính tương tự và xác định yếu tố xâm phạm quyền. Để đảm bảo tính thống nhất của công việc này, cần phải thực hiện theo những kỹ thuật nhất định, trình tự nhất định và với yêu cầu nhất định. Kỹ thuật cơ bản để đánh giá tính tương tự và xác định yếu tố xâm phạm được thể hiện ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Kỹ thuật đánh giá tính tương tự và xác định yếu tố xâm phạm

Nội dung công việc Kỹ thuật thực hiện Giải thích

Định vị đối tượng giám định

- Căn cứ để định vị đối tượng giám định: toàn bộ thông tin về đối tượng giám định tại tài liệu giám định trong tờ khai yêu cầu/trưng cầu giám định - Xác định dạng tồn tại và phạm vi tồn tại của đối tượng giám định: tập hợp các hình/ảnh của tài liệu hoặc mẫu vật của đối tượng giám định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc định vị hoàn tất khi xác định được đối tượng giám định trên tài liệu giám định, các yếu tố

Định vị đối tượng giám định là việc làm cần thiết nhằm tách riêng các yếu tố bị nghi ngờ so với các yếu tố khác và chỉ tiến hành giám định với các yếu tố bị nghi ngờ đã được tách riêng. Yếu tố bị nghi ngờ được xác định thông qua dạng tồn tại và phạm vi tồn tại, trong đó dạng tồn tại phải phù hợp với dạng tồn tại của đối tượng được bảo hộ và phạm vi tồn tại được xác định trên cơ sở đối chiếu sơ bộ tập hợp các đặc

Nội dung công việc Kỹ thuật thực hiện Giải thích

khác không được xem xét đến

điểm tạo dáng với đối

tượng được bảo hộ

Xây dựng công thức so sánh (Công thức xác định KDCN được bảo hộ và công thức xác định đối tượng giám định) Đánh giá tính tương tự và xác định yếu tố xâm phạm

Căn cứ xây dựng công thức so sánh:

- Phương án bảo hộ, hình/ảnh kèm theo Bằng độc quyền KDCN với sự bổ trợ của bản mô tả; căn cứ xây dựng công thức xác định đối tượng giám định: hình/ảnh thể hiện đối tượng giám định - Liệt kê đầy đủ các đặc điểm tạo dạng theo trình tự và cấu trúc như trong phần yêu cầu bảo hộ - Liệt kê đầy đủ các các đặc điểm tạo dáng theo trình tự và cấu trúc giống với công thức bảo hộ

Việc xây dựng công thức so sánh được hoàn thành khi đã xây dựng được bản liệt kê các đặc điểm tạo dáng KDCN được bảo hộ và của đối tượng giám định

- Căn cứ xác định: Trên cơ sở so sánh các đặc điểm tạo dáng tại công thức so sánh

- So sánh lần lượt các đặc điểm tạo dáng của đối tượng bảo hộ với đối tượng giám định theo các tiêu chí về hình khối, đường nét, bố trí, tương quan vị trí và màu sắc (nếu có)

Công thức so sánh có dạng như sau:

+ Tên đối tượng (phân loại)

+ Các hình/ảnh kèm theo đối tượng bảo hộ và các hình/ ảnh thể hiện đối tượng giám định + Dạng thể hiện: tổng thể (mặt cắt), mặt trước/sau, mặt trên/dưới, mặt bên… + Dạng so sáng: hình khối, đường nét, bố trí, tương quan vị trí và màu sắc

Đối tượng bảo hộ và đối tượng giám định (i) được coi là “trùng” nhau nếu tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản (kể cả các đặc điểm tạo dáng không cơ bản) của đối tượng được bảo hộ trùng với các đặc điểm tương ứng của đối tượng giám định; (ii) được coi là “tương tự” nếu tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN được bảo hộ (cho dù các đặc điểm tạo dáng không cơ bản là khác biệt nhau hoặc sự khác nhau do chức năng/kỹ thuật của kiểu dáng đó buộc phải

Nội dung công việc Kỹ thuật thực hiện Giải thích

- Việc so sánh hoàn tất khi các đặc điểm tạo dáng cơ bản của đối tượng bảo hộ được so sánh với các đặc điểm tạo dáng cơ bản của đối tượng giám định và có cơ sở để kết luận rằng: tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản đối tượng bảo hộ có mặt trong tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của đối tượng giám định hay nói cách khác yếu tố bị nghi ngờ trên đối tượng giám định có thuộc phạm vi bảo hộ hay không, trong đó mỗi đặc điểm tạo dáng cơ bản của đối tượng giám định có trùng hoặc tương tự hoặc khác biệt với đặc điểm tạo dáng tượng ứng của đối tượng được bảo hộ

- Khi việc xác định yếu tố bị nghi ngờ trên đối tượng giám định được hoàn tất, có cơ sở để kết luận nếu yếu tố bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với đối tượng bảo hộ thì kết luận bị coi là yếu tố xâm phạm; ngược lại yếu tố bị nghi ngờ khác biệt với đối tượng giám định thì kết luận không bị coi là yếu tố xâm phạm

có) tương tự với các đặc điểm tương ứng của đối tượng giám định; (iii) được coi là khác biệt nhau nếu có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản của đối tượng giám định khác biệt với đặc điểm tương ứng của KDCN được bảo hộ

* Nhận xét

Tổng hợp kết quả phân tích ở Bảng 2.3 và Bảng 2.4 thấy rằng, xét về kỹ thuật đánh giá khả năng được bảo hộ trong quá trình xác lập quyền và kỹ thuật xác định yếu tố xâm phạm quyền trong quá trình giám định là có sự

tương đồng. Sự tương đồng ở đây là về kỹ thuật xem xét và so sánh KDCN nêu trong đơn và với KDCN đã biết có thể áp dụng khi so sánh đối tượng giám định với đối tượng được bảo hộ trong việc đánh giá tính tương tự và xác định yếu tố xâm phạm và ngược lại; kỹ thuật phát hiện và đánh giá đặc điểm tạo dáng khác biệt cơ bản được sử dụng để đánh giá tính mới của KDCN có thể áp dụng để xác định đặc điểm khác biệt cơ bản khi so sánh đối tượng giám định với đối tượng được bảo hộ trong giám định xâm phạm và ngược lại. Một số kỹ thuật khác như cách xác định đặc điểm tạo dáng cơ bản, cách xác định người có hiểu biết trung bình thuộc lĩnh vực kỹ thuật tương ứng (khi đánh giá tính sáng tạo và đánh giá sự tương tự giữa hai đặc điểm tạo dáng), cách tra cứu nguồn thông tin… đều có thể sử dụng trong hai quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN.

Xét về khía cạnh thực tiễn thực hiện một số công việc thẩm định nội dung trong quá trình xác lập quyền và một số công việc xác định yếu tố xâm phạm quyền trong quá trình giám định xâm phạm KDCN có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, nói cách khác thực tiễn thực hiện các công việc đó của cả hai quá trình có thể làm tiền lệ cho nhau hoặc được áp dụng cho các công việc tương ứng của hai quá trình mà không làm cho hai quá trình mâu thuẫn, trái ngược nhau, hơn nữa còn làm cho thống nhất với nhau về nguyên tắc và cách thức thực hiện.

Tóm lại, qua việc phân tích các khía cạnh pháp lý, học thuật, thông tin, thực tiễn và kỹ thuật thực hiện của từng quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN, cũng như mối quan hệ mật thiết giữa hai quá trình này có thể thấy rằng về mặt lý luận, thì nội dung, cách thức thực hiện, kết quả thực hiện có một số công đoạn thuộc quá trình này phụ thuộc vào quá trình kia hoặc có ảnh hưởng đến nhau, thậm chí còn có tác động bổ trợ cho nhau. Nhờ có mối quan hệ chặt chẽ đó mà việc xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN có tác dụng tương tác trong cơ chế bảo hộ và thực thi quyền đối với KDCN, góp phần xác định rõ phạm vi bảo hộ quyền và việc xác định yếu tố xâm phạm quyền được đánh giá một cách chính xác.

CHƯƠNG 3

VẬN HÀNH MỐI QUAN HỆ GIỮA QUÁ TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN VÀ GIÁM ĐỊNH KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Trên thế giới, mặc dù mối quan hệ giữa việc xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN hay còn được gọi là mối quan hệ giữa việc xác lập quyền và thực thi quyền đối với KDCN theo cách hiểu phổ biến trên thế giới nhìn chung là tương đồng, áp dụng các cơ sở lý luận chung, tuy nhiên trên thực tiễn vận hành mối quan hệ này lại không hoàn toàn tương đồng. Trong khi một số nước phát triển, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, mối quan hệ này có tương tác, bổ trợ cho nhau, trong đó ý kiến của chuyên gia giám định được coi là có vai trò quyết định trong việc xử lý xâm phạm, thì ở một số nước khác mối quan hệ này chưa thực sự hỗ trợ cho nhau, chủ yếu phụ thuộc vào việc xác lập quyền, vai trò của chuyên gia giám định/tổ chức giám định gần đây mới được coi trọng và có xu hướng phù hợp với các nước phát triển. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN nhằm áp dụng cho Việt Nam và đưa ra những giải pháp vận dụng phù hợp, trước hết cần tìm hiểu và đối chiếu với thực tiễn vận hành mối quan hệ này ở một số nước, khu vực trên thế giới từ đó vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 40)