9. Bố cục của luận văn
1.3. Vị trí, ý nghĩa của quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền
trình gồm có nhiều công đoạn (5 công đoạn như đã nêu tại Bảng 1.3 và Bảng 1.4), mỗi công đoạn đều có mục đích, nội dung và cách thức tiến hành khác nhau, cho các kết quả khác nhau với ý nghĩa/giá trị pháp lý khác nhau, nhằm xác định đối tượng giám định có khác biệt không đáng kể với KDCN được bảo hộ hay không, từ đó đưa ra kết luận có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối KDCN hay không.
1.3. Vị trí, ý nghĩa của quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền phạm quyền
Việc xác lập quyền và việc giám định xâm phạm KDCN có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong cơ chế bảo hộ quyền SHTT nói chung với mục tiêu là khuyến khích hoạt động sáng tạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trí tuệ của xã hội trong hoạt động khoa học, công nghệ. Nguyên tắc vận hành của cơ chế bảo hộ và thực thi quyền SHTT là thông qua việc thừa nhận và bảo vệ của pháp luật về SHTT và các quy định khác có liên quan, từ đó chủ thể quyền được bảo đảm các điều kiện thuận lợi nhất trong một thời gian nhất định để khai thác quyền nhằm bù đắp cho các chi phí đầu tư sáng tạo, đồng thời có thể mang lại lợi ích, giá trị kinh tế để tái đầu tư, tiếp tục tạo ra các sáng tạo mới.
Việc sáng tạo, xây dựng giá trị kinh tế của đối tượng sở SHTT nói chung, KDCN nói riêng thực chất là một quá trình đầu tư tốn kém thì việc sao chép, chiếm đoạt hoặc đánh cắp tài sản này lại là nguy cơ thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng do bản chất của cạnh tranh và do lợi ích kinh tế mang lại. Vì vậy, mặc dù quyền đối với KDCN đã được pháp luật thừa nhận nhưng nếu không có công cụ để bảo vệ quyền đó thì mọi nỗ lực chính đáng của chủ sở hữu đều bị coi nhẹ bởi các lợi ích kinh tế từ việc xâm phạm quyền mang lại. Công cụ bảo vệ đó có vai trò ngăn cản và xử lý bất kỳ hành vi xâm
phạm quyền nào của chủ sở hữu KDCN, nhờ đó họ yên tâm khai thác thành quả của mình và chính các thành quả đó làm cho trình độ công nghệ và kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế được nâng cao. Công cụ đó là việc bảo đảm các điều kiện để bảo vệ quyền đã xác lập và xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Các điều kiện nói trên thực chất là một hệ thống, bao gồm các quy phạm pháp luật về bảo vệ, thực thi quyền đối với KDCN; các cơ quan thực thi quyền bằng các biện pháp chế tài dân sự; hệ thống bổ trợ cho việc thực thi quyền, trong đó có việc giám định xâm phạm KDCN.
Quá trình xác lập quyền đối với KDCN được đề cập ở phần trên có vai trò là một trong số những công cụ để vận hành cơ chế bảo hộ quyền SHTT nói chung, KDCN nói riêng. Người được pháp luật thừa nhận là chủ sở hữu, được cấp văn bằng bảo hộ, được hưởng độc quyền đối với KDCN trong phạm vi bảo hộ, thời gian và không gian xác định, đặc biệt là có quyền ngăn cấm hoặc cho phép người khác sử dụng KDCN của mình. Khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện về quyền SHTT, chủ sở hữu có quyền sử dụng Bằng độc quyền KDCN của mình làm căn cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với KDCN mà không cần chứng cứ nào khác.
Bên cạnh đó, quá trình giám định xâm phạm KDCN có vai trò hỗ trợ cho hoạt động thực thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu KDCN. Khi xảy ra tranh chấp, các bên có liên quan, kể cả các cơ quan thực thi như tòa án, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, công an… có thể yêu cầu/trưng cầu chuyên gia giám định/tổ chức giám định tiến hành xác định về việc có yếu tố xâm phạm quyền hay không và kết quả của việc giám định này có ý nghĩa như là một chứng cứ pháp lý nhằm củng cố cho việc đưa ra kết luận xử lý tranh chấp về hành vi xâm phạm quyền.
Ngoài ra, thông qua việc xác định yếu tố xâm phạm có tồn tại hay không để hình thành những biện pháp bảo vệ thích hợp, như yêu cầu hủy bỏ hiệu lực hoặc tiến hành khởi kiện tại tòa án và yêu cầu bồi thường thiệt hại... Trong thủ tục tố tụng dân sự, kết quả giám định xâm phạm KDCN còn có vai trò là
chứng cứ chuyên gia phục vụ cho việc đưa ra quyết định của thẩm phán về phạm vi bảo hộ KDCN và quyết định của hội đồng xét xử về hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN. Nói cách khác, việc giám định xâm phạm KDCN là một yếu tố bổ trợ đắc lực cho việc bảo đảm các các điều kiện để bảo vệ quyền đã được xác lập và xử lý các hành vi xâm phạm quyền, bảo đảm tính hiệu quả của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi việc tạo dựng, củng cố giá trị của KDCN thực chất là một quá trình đầu tư tốn kém thì việc sao chép, chiếm đoạt hoặc đánh cắp tài sản này lại là nguy cơ thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng do bản chất của cạnh tranh và do lợi ích kinh tế mang lại. Vì vậy, mặc dù quyền đối với KDCN đã được pháp luật thừa nhận nhưng nếu không có công cụ để bảo vệ quyền đó thì mọi nỗ lực chính đáng của chủ sở hữu đều bị coi nhẹ bởi các lợi ích kinh tế từ việc xâm phạm quyền mang lại. Công cụ bảo vệ đó có vai trò ngăn cản và xử lý bất kỳ hành vi xâm phạm quyền nào của chủ sở hữu KDCN, nhờ đó họ được yên tâm khai thác thành quả của mình và chính các thành quả đó làm cho trình độ công nghệ và kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế được nâng cao. Công cụ đó là việc bảo đảm các điều kiện để bảo vệ quyền đã xác lập và xử lý các hành vi xâm phạm quyền.
Các điều kiện nói trên thực chất là một hệ thống, bao gồm các quy phạm pháp luật về bảo vệ, thực thi quyền đối với KDCN; các cơ quan thực thi quyền bằng các biện pháp chế tài dân sự; hệ thống bổ trợ cho việc thực thi quyền, trong đó có việc giám định xâm phạm KDCN. Như đã đề cập ở trên, kết quả giám định xâm phạm KDCN có vai trò là ý kiến/chứng cứ chuyên môn quan trọng phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp, xâm phạm quyền đối với KDCN giữa các bên liên quan.
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUÁ TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN VÀ GIÁM ĐỊNH XÂM PHẠM KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Việc xác lập quyền và việc giám định xâm phạm KDCN là những quá trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có mục đích, nội dung và cách thức tiến hành khác nhau, cho các kết quả khác nhau với ý nghĩa/giá trị pháp lý khác nhau. Tuy hai quá trình này được vận hành một cách độc lập nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mục đích, nội dung, cách thức tiến hành, kết quả và ý nghĩa pháp lý. Mối quan hệ đó được phản ánh theo nhiều khía cạnh khác nhau, như về khía cạnh pháp lý, học thuật, thông tin, thực tiễn và kỹ thuật thực hiện.