Tăng tính phản biện để đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 29)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3. Tăng tính phản biện để đổi mới giáo dục

Để thực hiện chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục, Bộ GD&ĐT phải xây dựng các văn bản chỉ đạo và điều hành, các chương trình hành động trong từng chặng đường phát triển đổi mới, tham mưu cho Chính phủ ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết về đổi mới và phát triển giáo dục. Trong số các văn bản soạn thảo và ban hành nói trên, có khá nhiều văn bản được Bộ GD&ĐT đăng trên mạng thông tin của Bộ và gửi đăng trên các báo để xin ý kiến rộng rãi của nhân dân. Những đề án đổi mới lớn, ngoài việc Bộ GD&ĐT tổ chức các hội nghị, hội thảo để tham vấn ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý về các vấn đề liên quan, những ý kiến phản biện của báo chí, đặc biệt là báo in là vô cùng quan trọng. Có những văn bản sau khi lấy ý kiến rộng rãi của công luận, phản biện của báo chí đã phải sửa chữa bổ sung khá nhiều. Có những vấn đề nêu lên, sau khi tổng hợp dư luận và phản biện của báo chí thấy rằng chưa thể đưa vấn đề dó ra trong thời điểm này, mà phải đưa ra vào thời điểm khác.

Để có thể triển khai đổi mới giáo dục thành công, vấn đề cần giải quyết trước mắt là đấu tranh chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong ngành giáo dục như thế nào cho hiệu quả. Các hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích đã trở nên khá phổ biến, báo chí phản ánh và chỉ trích ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, từ năm học 2006-2007, ngành Giáo dục phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Cuộc vận động “Hai không” vừa được phát động đã thu hút hầu hết các báo, đài phát thanh, truyền hình vào cuộc. Trên diễn đàn báo chí thời gian đó luôn luôn có tin bài về cuộc vận động “Hai không”, đặc biệt nhiều là ở loại hình báo in. Báo in thể hiện sự ủng hộ rất cao trên mặt trận tuyên chiến với các hiện tượng, hành vi tiêu cực thi cử, bệnh thành tích và các hiện tượng tiêu cực khác trong giáo dục. Nhiều hành vi gian lận thi cử, bệnh

chạy theo thành tích ảo ở nơi này nơi khác đã được báo chí đưa ra ánh sáng, đấu tranh phê bình, đề nghị cơ quan quản lý xử lý kỷ luật kịp thời. Nhờ đó, sau 3 năm triển khai cuộc vận động “Hai không”, về cơ bản các hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích đã được khắc phục, ngành giáo dục lập lại kỷ cương nền nếp, tạo môi trường lành mạnh cho triển khai các đề án đổi mới giáo dục.

Như vậy, không dừng lại ở chức năng thông tin, phản ánh các vấn đề đổi mới giáo dục, báo chí nói chung, trong đó quan trọng hàng đầu không thể thiếu là báo in, còn là ống kính giám sát, là tiếng nói phản biện và là một sức mạnh công luận, tích cực tạo dư luận để góp ý, sửa đổi cho những đề án, chương trình đổi mới của ngành Giáo dục. Ví dụ như đề án Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đã được Bộ GD&ĐT soạn thảo dự kiến trình Quốc hội Khóa XI thông qua năm 2005, nhưng sau khi đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, phản biện của báo chí thì nhiều nội dung của đề án đã được chỉnh sửa, hoàn thiện, tuy nhiên đã quyết định chưa thể đưa trình Quốc hội thông qua vào thời điểm năm 2005, mà phải bổ sung hoàn thiện thêm và lùi thời gian trình Quốc hội Khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 6 năm 2009. Để Quốc hội thông qua đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, Báo chí nói chung, báo in nói riêng cũng có những đợt tuyên truyền rầm rộ, nhiều tờ báo, đài phát thanh, truyền hình đã tổ chức hàng loạt bài viết, trao đổi, phỏng vấn, phóng sự nêu rõ tính lạc hậu bảo thủ của cơ tài chính chế cũ, tạo sự đồng thuận của các nhà trường, của người dân các vùng miền khác nhau, thông tin các vấn đề liên quan cơ chế tài chính ở một số nước có nền giáo dục phát triển. Kết quả sau khi các đại biểu Quốc hội Khóa XII và rất nhiều cử tri đưa ra câu hỏi chất vấn, được Bộ GD&ĐT trả lời, báo chí thông tin đầy đủ, tạo công luận ủng hộ, nên đề án đã được Quốc hội thông qua với tỉ lệ 73%. Đây là một đề án đổi mới một lĩnh vực của giáo dục gặp nhiều khó khăn nhất trong

quá trình xây dựng và thông qua. Bởi đây là khâu còn lưu giữ quan niệm lạc hậu, tư duy trì trệ của mô hình chủ nghĩa xã hội cũ vận hành theo cơ chế hành chính, quan liêu, bao cấp. Có được cơ chế tài chính mới sẽ tạo đà cho giáo dục Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới đến năm 2020.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, tác giả luận văn nêu ra hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cải cách, sửa đổi, đổi mới giáo dục. Trên cơ sở lược thuật 4 cuộc cải cách giáo dục đã diễn ra ở Việt Nam từ sau khi chính quyền cách mạng ra đời năm 1945 đến nay, có phân tích yếu tố lịch sử liên quan đến sự kiện sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước XHCN Đông Âu do cải tổ và lý giải tại sao ngày nay lại chúng ta dùng khái niệm đổi mới, không dùng khái niệm cải cách, cải tổ giáo dục. Luận văn nêu quan điểm của mình: Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn, hiệu quả hơn so với trước. Trong giáo dục trước đây thường dùng khái niệm cải cách giáo dục - là sửa đổi cho hợp lý hơn, cho phù hợp với tình hình mới. Về mặt ý nghĩa, hai khái niệm này có sự tương đồng. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn lịch sử có cách dùng khác nhau là bình thường.

Luận văn cũng luận chứng một vấn đề mang tính quy luật: Đó là, đổi mới giáo dục nói chung, đặc biệt là đổi mới giáo dục trong những năm đầu của Thế kỷ 21 đóng vai trò như một yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa sống còn của giáo dục Việt Nam. Vai trò của báo in nói riêng, báo chí nói chung, phản ánh về đổi mới giáo dục là rất quan trọng, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình đổi mới giáo dục: Báo chí phản ánh thực trạng giáo dục Việt Nam với những yêu cầu khách quan phải đổi mới trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế; Báo chí luôn theo sát những biến chuyển của ngành Giáo dục; Báo chí tuyên truyền chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, của Bộ ngành Giáo dục; Báo chí ủng hộ, phản biện, tạo dư luận góp ý sửa đổi những quan điểm, đề án, chương trình đổi mới của ngành giáo dục. Phản ánh những vấn đề đổi mới giáo dục, báo chí không chỉ đưa tin, cổ vũ, giới thiệu gương điển hình tiên tiến, mà thực sự là cầu nối giữa giáo dục và toàn xã hội, làm cho tư tưởng chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước, chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đối với giáo dục thành hiện thực.

Chương 2

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC TRÊN BÁO IN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)