Tâm huyết và trách nhiệm khi đưa thông tin về đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 106)

7. Kết cấu luận văn

3.3.4. Tâm huyết và trách nhiệm khi đưa thông tin về đổi mới giáo dục

Giống như các mảng đề tài có vấn đề khác, khi đưa tin về đổi mới giáo dục, công việc của người làm báo là thu thập thông tin, xử lý thông tin ấy và trình bày lại với đối tượng tiếp nhận. Công việc này mang dấu ấn cá nhân rõ rệt bởi tác phẩm báo chí không đơn thuần là sản phẩm của toà soạn, mặc dù toà soạn quyết định và chịu trách nhiệm về định hướng thông tin đăng tải.

Dấu ấn cá nhân thể hiện ở quan điểm của người làm báo, qua cách lựa chọn thông tin và khả năng đưa đến cho người đọc một lượng thông tin đúng đắn, đầy đủ nhất, nhanh nhất, có sức thuyết phục với lượng thời gian nhanh nhất. Điều đó có nghĩa nhà báo không tạo ra thông tin mà chỉ truyền tải thông tin sau khi xử lý. Nhà báo xử lý thông tin không có nghĩa là bóp méo thông tin. Trên cơ sở tính chân thực của báo chí, mỗi nhà báo khi đưa tin về đổi mới giáo dục luôn cần ý thức thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình.

Trách nhiệm thể hiện ở chỗ đưa đúng, đưa trúng, đưa đầy đủ; trách nhiệm cũng thể hiện ở chỗ phản biện lại những cái chưa được nhưng là phản biện theo hướng xây dựng. Bởi thực tế thấy rằng có nhiều bài báo quá sa đà vào mặt tiêu cực của vấn đề, góp ý không có tính xây dựng. Điều này vừa gây hoang mang trong dư luận, vừa khiến nhà quản lý khó khăn trong việc đưa cái mới vào cuộc sống.

Điều đó cho thấy, với vấn đề đổi mới giáo dục nói riêng và bất cứ đường hướng, đường lối đổi mới nói chung, nếu người cấm bút không tỉnh táo, không đặt tâm huyết và trách nhiệm của mình trước khi đưa tin, bài thì không những sẽ gây mất lòng tin trong nhân dân, làm chệch hướng dư luận mà còn có thể làm hỏng cả những đường lối chiến lược của đất nước.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này tác giả luận văn đúc rút ra một số kinh nghiệm thực tế trong chỉ đạo, tổ chức đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, tổ chức chuyên trang, chuyên mục của các tờ báo khi viết về đề tài đổi mới giáo dục. Đó là những kinh nghiệm trong định hướng, chỉ đạo tổ chức chuyên mục, tin, bài; kinh nghiệm trong việc huy động phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên để thực hiện chuyên mục, chuyên trang, các loạt bài về các vấn đề trọng điểm hay kinh nghiệm trong phối hợp với Bộ, ngành Giáo dục cho phóng viên đi thực tế; bám sát thực tiễn; tổ chức tọa đàm về các vấn đề nổi cộm…

Trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị một số giải pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền phản ánh của báo chí về giáo dục nói riêng, về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung của đất nước trong giai đoạn mới. Những đề xuất cơ bản là: Tăng cường đầu tư nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục, các chương trình đổi mới giáo dục của Bộ ngành giáo dục Việt Nam và kinh nghiệm đổi mới giáo dục trên thế giới; Nâng cao trình độ, hiểu biết, phương pháp nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên; Đổi mới nội dung, hình thức phản ánh các vấn đề giáo dục; Tăng cường kết hợp thông tin tuyên truyền trên báo in và báo điện tử nhằm gây ảnh hưởng sâu rộng, tạo thuận lợi trong tiếp nhận và tương tác thông tin…

KẾT LUẬN

Bước sang thế kỷ 21, loài người bước sang một thời kỳ phát triển mới, mà đặc trưng cơ bản là sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, cạnh tranh. Đổi mới giáo dục đào tạo nguồn nhân lực mới là yêu cầu khách quan của tất cả các nước. Trong giai đoạn 10 năm đầu thế kỷ 21 thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010, giáo dục Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đồng hành với sự trăn trở để đổi mới và phát triển giáo dục những năm qua là hoạt động tích cực, không mệt mỏi của báo chí nước nhà: báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, báo chí Trung ương, báo chí địa phương, báo ngành.

Nghiên cứu về đổi mới giáo dục và vai trò của báo in nói riêng, báo chí nói chung, đồng hành với sự nghiệp phát triển giáo dục, tác động vào quá trình đổi mới giáo dục ra sao- là vấn đề được đặt ra trong mục tiêu, phương pháp tiếp cận của luận văn này.

Trong khuôn khổ cho phép của luận văn Thạc sỹ báo chí, Luận văn “Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay” đã giới hạn phạm vi khảo sát đối với 3 tờ báo in có nhiều tin bài về giáo dục, thời gian nghiên cứu và đi sâu khảo sát các tờ báo trên chủ yếu trong thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009. Đây là thời gian cuối của giai đoạn 10 năm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 cho nên cũng có những vấn đề lý luận và thực tiễn đủ độ chín để tác giả luận văn rút ra những kinh nghiệm và bài học nghiệp vụ báo chí quý báu trong tuyên truyền về đổi mới giáo dục Việt Nam, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới công tác

báo chí, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ báo chí, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý ngành giáo dục với các cơ quan báo chí, giữa những người làm giáo dục với các nhà báo trong giai đoạn tiếp theo.

Đóng góp của luận văn là đã phác thảo cô đọng quá trình cải cách, đổi mới giáo dục Việt Nam trong bối cảnh phát triển của đất nước mấy chục năm qua, đặc biệt là 10 năm đầu thế kỷ 21, trong đó làm rõ hơn, cụ thể hơn những đổi mới hết sức quan trọng trong năm 2008, 2009, như: đổi mới quản lý giáo dục, cải cách hành chính, cải tiến thi cử, ðổi mới cõ chế tài chính giáo dục- býớc ðột phá ðýa giáo dục chuyển từ cõ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cõ chế thuận theo quy luật thị trýờng ðịnh hýớng xã hội chủ nghĩa. Luận văn khảo sát tuy chỉ giới hạn ở 3 tờ báo, nhưng là các tờ báo có tính đại diện cho những tòa soạn báo có nhiều tin bài, thời lượng dành cho giáo dục và đổi mới giáo dục, trong thời gian 2 năm 2008, 2009. Đồng thời, nhờ có phương pháp nghiên cứu, khảo sát, phân tích, tổng hợp một cách khoa học, kết hợp tham khảo ý kiến kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các chuyên gia về giáo dục và hoạt động báo chí nên đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm quý báu, đề xuất một số giải pháp khá thuyết phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí góp phần tác động tích cực vào sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung, đổi mới giáo dục đào tạo nói riêng trong thời kỳ mới.

Nhìn toàn thể, chúng tôi đã cố gắng đạt tới một cái nhìn bao quát và biện chứng vào một lĩnh vực sống động của đời sống đất nước là thực tiễn đổi mới giáo dục đào tạo qua sự phản ánh của các tờ báo in. Báo in nói riêng, báo chí Việt Nam hiện tại tác động vào tiến trình đổi mới giáo dục đào tạo, thông qua đó mà hoàn thiện mình, tự tìm và khám phá ra cách đồng hành cùng giáo dục sao cho hiệu quả hơn. Cả hai đều tiến về phía trước vì mục tiêu chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đức Dũng, Viết báo như thế nào?. NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000.

2. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Tác phẩm báo chí. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006.

3. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn.

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.

4. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 5. Nguyễn Quang Hòa, Phóng viên và tòa soạn. NXB Văn hóa - Thông tin, 2002.

6. Hội Nhà báo Việt Nam, Nghề nghiệp và công việc của nhà báo. Hà Nội, 1992.

7. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006.

8. Đinh Văn Hường, Tổ chức và hoạt động của toà soạn. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004.

9. Phạm Thành Hưng, Thuật ngữ Báo chí - truyền thông. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2007.

10. Mai Quỳnh Nam, Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

11. Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn. NXB Văn hóa - thông tin, 2000.

12. Trần Quang, Các thể loại báo chí chính luận. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005.

13. Dương Xuân Sơn, Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004.

14. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004.

15. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

16. Nguyễn Thị Minh Thái, Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005.

17. Hữu Thọ, Công việc của người viết báo. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.

18. Hữu Thọ, Mắt sáng, lòng trong, bút sắc. NXB Giáo dục, 2007. 19. Hữu Thọ, Nghĩ về nghề báo. NXB Giáo dục, 1997.

20. Nguyễn Như Ý, Từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa - Thông tin, 1998.

Tài liệu nước ngoài dịch ra tiếng Việt

21. Ari Kokko, Việt Nam 20 năm đổi mới. NXB Thế giới, 2008.

22. Jean - Luc Martin - Lagardette, Hướng dẫn cách viết báo. NXB Thông tấn, 2003.

23. Line Ross, Nghệ thuật thông tin, NXB Thông tấn, 2004.

Các tài liệu, văn bản khác

24. Ban Khoa giáo Trung ương. Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, chủ trương, thực hiện, đánh giá. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

25. Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010.

26. Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị số 22/CT/TW ngày 17/10/1997 về tiếp tục đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí xuất bản.

27. Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020.

28. Bộ Giáo dục&Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

29. Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đề án đổi mới cơ chế tài chính của GD- ĐT giai đoạn 2009-2014, 2009.

30. Bộ Giáo dục&Đào tạo. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, 2005.

31. Bộ Giáo dục&Đào tạo. Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

32. Bộ Giáo dục&Đào tạo. Giới thiệu Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, 2010.

33. Bộ Giáo dục&Đào tạo. Ngành Giáo dục - đào tạo thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khóa VIII) và nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.

34. Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

35. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, 2001 và 2006.

36. Vũ Bá Hòa (Chủ biên), Đỗ Quốc Anh, Nguyễn Đình Mạnh, Huỳnh Công Minh, Bùi Tất Tươm, Góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

37. Quốc Hội, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí 1999. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.

38. Quốc hội khóa 12, Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

39. Quốc hội khóa 10, Nghị quyết TW 5 tháng 5/2007 về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới.

40. Quốc hội khóa 10, Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội (Khóa X) về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

41. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

42. Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

Báo chí

43. Các số báo Giáo dục&Thời đại, báo Lao động, báo Tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009.

44. Các tác phẩm báo chí liên quan đến đổi mới giáo dục trên các tờ báo

PDF Merger

Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please

register your program!

Go to Purchase Now>>

 Merge multiple PDF files into one

 Select page range of PDF to merge

 Select specific page(s) to merge

 Extract page(s) from different PDF

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)