7. Kết cấu luận văn
3.3.1. Cần nắm chắc kiến thức và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
Nhà nước về đổi mới giáo dục
Giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục nói riêng là một lĩnh vực chuyên môn khoa học rất cần sự am hiểu tường tận của người viết. Sự hiểu biết đầy đủ các qui định pháp luật trong lĩnh vực đổi mới giáo dục, quá trình tiếp cận
tiếp cận thực tiễn đời sống xã hội và những tri thức sâu sắc phóng viên tiếp nhận trong quá trình hoạt động nghề nghiệp sẽ tạo ra những tác phẩm báo chí có sức hấp dẫn, tạo niềm tin cho công chúng. Trong bối cảnh các vấn đề xung quanh giáo dục nói chung, đổi mới giáo dục nói riêng luôn nóng, gắn liền đời sống nhân dân, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội thì việc thông tin, tuyên truyền một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác, thậm chí mổ xẻ tận gốc rễ những thay đổi của giáo dục sẽ có tác dụng xã hội rất lớn, nó không chỉ làm cho nhân dân hiểu biết rõ những đường hướng đổi mới trong giáo dục của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT; nó còn góp ý phản biện cho những đổi mới chưa thật đổi mới, đổi mới không thiết thực… Bên cạnh đó, để viết thành công về lĩnh vực đổi mới giáo dục, nhà báo phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu những kiến thức cơ bản về lĩnh vực liên quan đến đổi mới giáo dục, đặc biệt là các chủ trương, chính sách, văn bản liên quan về lĩnh vực này. Hơn nữa, khi tác nghiệp về các đề tài về đổi mới giáo dục còn đòi hỏi những người làm báo phải có tư duy năng động, sáng tạo, hiểu biết rộng, độ nhạy bén và năng lực nghề nghiệp.