Tuyên truyền chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 26)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Tuyên truyền chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà

Đảng, Nhà nước

Cũng như các loại hình báo chí khác, tuyên truyền chủ trương định hướng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, sự chỉ đạo của các cấp Bộ, Ngành, Tổ chức là chức năng nhiệm vụ và tôn chỉ mục đích của báo in. Luật Báo chí ghi rõ: Nhiệm vụ của báo chí là “Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; Tuyên truyền phổ biến, góp phần bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nqước và thế giới theo tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí; Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân; Phát hiện, nêu gương người tốt,

việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực khác”. Mỗi cơ quan báo chí đều có tôn chỉ mục đích của mình, chủ yếu là phục vụ nhu cầu thông tin của đối tượng mà tờ báo phục vụ. Nhu cầu thông tin về đổi mới giáo dục của nhân dân là rất lớn, nhất là các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, tiếp đến là sự chỉ đạo điều hành của Bộ GD&ĐT.

Bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, những quan điểm quan trọng của Đảng trong các văn kiện Đại hội IX, Đại hội X chỉ đạo phát triển giáo dục là: “Tiếp tục khẳng định quan điểm coi giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước”; “Phải tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp, công tác quản lý; chăm lo phát triển giáo dục mầm non; củng cố thành tựu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy nhanh tiến độ phổ cập THCS; coi trọng và đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và phân luồng sau THCS, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội; mở rộng hợp lý quy mô và làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học; tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên suốt đời”. Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong năm 2000, Quốc hội Khóa X có Nghị quyết số 40/2000/QH 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 41/2000/QH 10 về mục tiêu phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010. Năm 2001 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt và ban hành “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010”. Đây là những văn kiện hết sức quan trọng chỉ đạo và vận hành sự nghiệp giáo dục Việt Nam trong 10 năm đầu thế kỷ 21.

Ngoài các văn bản chính thức được phổ biến tới các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý giáo dục và tới các nhà trường, báo chí nói chung, đặc biệt báo in, là phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân cả nước và những người ngoài nước quan tâm tới các chủ trương, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước về giáo dục. Các tờ báo của các cơ quan Trung ương, Bộ, Ngành, Tổ chức xã hội nghề nghiệp đều tập trung tuyên truyền các chủ trương định hướng trên. Mỗi cơ quan báo chí có cách tuyên truyền riêng, sao cho phù hợp đối tượng của báo, không chỉ riêng với báo in. Hàng tuần, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo TW và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức giao ban báo chí, phổ biến những nội dung trọng tâm, trọng điểm cần tuyên truyền trên báo chí, trong đó có những nội dung về đổi mới giáo dục. Những chương trình hành động của ngành giáo dục, các nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học nhằm triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội đều được lãnh đạo Bộ GD&ĐT trực tiếp báo cáo và cung cấp tài liệu cho lãnh đạo các cơ quan báo chí tại hội nghị giao ban hàng tuần, hoặc thông qua họp báo tại cơ quan Bộ.

Nhờ có báo chí, trong đó có loại hình báo in mà nhân dân được thông tin thường xuyên, chính xác những chính sách, chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục, từ đó nắm rõ và ủng hộ ngành giáo dục triển khai nhiệm vụ. Mặt khác, giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, cho nên việc tuyên truyền sâu rộng định hướng của Đảng, Nhà nước tới mọi người là tạo điều kiện để các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội thấu hiểu, quan tâm chỉ đạo, huy động nguồn lực to lớn từ xã hội tham gia sự nghiệp phát triển giáo dục. Báo chí nói chung, bao gồm cả báo in có vai trò đặc biệt trong việc tạo ra và thúc đẩy một phong trào khuyến học rộng lớn ở nước ta, một xã hội học tập đang được hình thành.

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)