7. Kết cấu luận văn
3.3.2. Thường xuyên trau dồi nghề nghiệp, nâng cao tay nghề
Báo chí phải là sự tập hợp nhiều tiềm năng, nguồn lực trí tuệ, có tầm hiểu biết rộng lớn. Mỗi bài viết đều chứa đựng hàm lượng chất xám và nhiệt huyết cao. Muốn như vậy, người làm báo nên chú ý bổ sung, mở rộng và củng cố kiến thức, học hỏi bồi dưỡng thêm những điều cần thiết, không ngừng tích lũy vốn sống phong phú và đa dạng của nhân dân, tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, học hỏi ở các thế hệ nhà báo đi trước, các đồng nghiệp, học tập công nghệ làm báo hiện đại… khuyến khích tạo điều kiện để những người làm báo học tập, có trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ cần thiết đủ để khai thác thông tin và giao tiếp với người nước ngoài. Sẽ rất hiệu quả và chuyên nghiệp khi người làm báo tự tin
với trình độ tin học của mình trong xử lý, cập nhật và hoàn thiện tác phẩm của mình; với trình độ ngoại ngữ trong trao đổi, khai thác và tham khảo những kiến thức chuyên ngành của bạn bè quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mang tính toàn cầu, thông tin và công nghệ thông tin đang ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của từng dân tộc, do đó càng đòi hỏi tính khoa học của hoạt động báo chí. Vấn đề đổi mới giáo dục liên quan đến khá nhiều các tài liệu nước ngoài, đặc biệt là các nghiên cứu, phân tích đã được các chuyên gia đầu ngành của quốc tế đề cập. Chính vì vậy đã có những hạn chế trong thông tin, bình luận của các cơ quan báo chí mà nguyên nhân chính là do sự thiếu hiểu biết về ngành nghề chuyên môn và ngoại ngữ của người làm báo. Trong bối cảnh hiện nay, khi bàn về phẩm chất, năng lực một nhà báo hiện đại, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, có hai tiêu chí mà nhà báo hiện đại cần có: Đầu tiên phải có đủ tri thức về loại hình báo chí hiện đại và tri thức về kỹ năng, phương pháp sử dụng các phương tiện thiết bị kỹ thuật của công nghệ truyền thông hiện đại. Thứ hai, cần có một tri thức nền tảng vững chắc và đủ rộng để tiếp tục tự đào tạo bồi dưỡng, đủ để phát hiện, nhận thức các sự kiện, vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội. Hai tiêu chí này đang trở thành những đòi hỏi tất yếu của mỗi người làm báo hiện đại.
Để có thể phát hiện vấn đề, yêu cầu đặt ra đối với nhà báo là phải có tri thức đầy đủ về lĩnh vực mình quan tâm, bám sát thực tiễn, hiểu biết rõ những mối quan hệ khác nhau giữa các yếu tố, các bộ phận của lĩnh vực đó. Đã có một nhận định về những người làm báo như sau: “Họ bao giờ cũng có mặt vào lúc cần có mặt; là người thường nắm được tình hình, thấy ngay tức khắc từng triệu chứng nhỏ nhất; và bất cứ lúc nào cũng thu thập tư liệu cá nhân để tham gia vào việc thông tin cho bạn đọc và giải thích, giải đáp những vấn đề đặt ra trong cuộc sống”. Đó là hình ảnh của những người phóng viên, nhà báo hiện nay. Bên cạnh đó còn là khả năng xâu chuỗi, phân tích các sự kiện;
tìm ra được những thực tế ẩn chứa dưới những sự kiện mà mình tiếp xúc; ngay lập tức đưa ra những nhận định sâu sắc về chúng; đưa ra những giải pháp tức thời, lâu dài để giải quyết những vấn đề đó dưới góc độ báo chí.