Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kết hợp với xây dựng và phát triển độ

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 101)

7. Kết cấu luận văn

3.2.4. Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo kết hợp với xây dựng và phát triển độ

triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên giỏi nghề và am hiểu về lĩnh vực giáo dục

Điều dễ nhận thấy là hiệu quả tuyên truyền về đổi mới giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên là người tổ chức, thiết kế và thực hiện chương trình, vì vậy, để có chương trình chất lượng tốt, phóng viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, được học tập và đào tạo bài bản. Nội dung thông tin về đổi mới giáo dục không đơn thuần là những kiến thức trong sách vở mà còn bao gồm cả những hoạt động thực tiễn chịu tác động đồng thời từ các hoạt động kinh tế, xã hội và thói quen trong sinh hoạt…, chính vì vậy, tri thức của phóng viên phải luôn là những tri thức mở được khơi gợi từ hoạt động thực tiễn. Từ thực tế đó, đặt ra nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí là phải luôn chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Lãnh đạo cơ quan báo chí hàng năm phải tiến hành rà soát, qui hoạch đội ngũ phóng viên, biên tập viên tuyên truyền đổi mới giáo dục. Lựa chọn phóng viên có năng lực, chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm để bố trí thực hiện những đề tài phù hợp. Hàng năm phải chú ý đến công tác bồi dưỡng, nâng cao tri thức chuyên môn về đổi mới giáo dục cho phóng viên, biên tập viên hoạt động trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, khi tuyên truyền về đổi mới giáo dục trên báo chí còn đòi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, có đạo đức trong sáng, dám đấu tranh với cái xấu để bảo vệ lẽ phải, vì lợi ích cộng đồng. Đội ngũ này, ngoài đào tạo về chuyên môn còn phải được đào tạo nâng cao trình độ chính trị, có ý thức vì cộng đồng, vững vàng trước mọi cám dỗ từ cái xấu. Ngoài ra, để đội ngũ phóng viên, biên tập viên tuyên truyền về đổi mới giáo dục hoàn thành được nhiệm vụ và yêu cầu đề ra, đòi

hỏi cơ quan báo chí và người lãnh đạo cơ quan phải luôn chú ý quan tâm trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc để phóng viên làm việc được dễ dàng, đạt hiệu quả cao.

Trong những trường hợp phức tạp, phóng viên gặp phải khó khăn trong quá trình điều tra, theo dõi vấn đề thì người lãnh đạo cơ quan báo chí cần có thái độ rõ ràng để bảo vệ phóng viên, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ cái đúng. Qua khảo sát thực tế cho thấy, lực lượng phóng viên chuyên viết về đổi mới giáo dục nói riêng, giáo dục nói chung của các báo còn khá mỏng (không tính đến tờ báo chuyên ngành là báo GD&TĐ). Chính vì vậy, khả năng bao quát vấn đề cũng việc theo dõi và đảm bảo khối lượng thông tin tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Sự kiện, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống thì nhiều, không ít các thông tin buộc nhà báo phải thu thập, tổng hợp tốt, phân tích giỏi đồng thời có định hướng dư luận và có sức thuyết phục tới người dân. Mặt khác, để người làm báo chuyên tâm hơn với lĩnh vực này, các toà soạn cần tạo điều kiện cơ sở vật chất cũng như mức thù lao xứng đáng để khuyến khích phóng viên viết về đề tài đổi mới giáo dục. Bởi nếu so với các đề tài kinh tế - xã hội khác, đổi mới giáo dục luôn được coi là đề tài khá phức tạp, đòi hỏi người làm báo phải dụng công và chuyên tâm với nghề. Sự động viên, đãi ngộ kịp thời đối với các phóng viên, biên tập viên theo dõi lĩnh vực này sẽ tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt công tác tuyên truyền về đổi mới giáo dục tại cơ quan báo của mình.

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)