Tiếng nói đặc thù của mỗi tờ báo

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 85)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4.Tiếng nói đặc thù của mỗi tờ báo

Với hơn 500 cơ quan báo chí và gần 700 ấn phẩm báo chí, diện mạo báo chí Việt Nam nói chung, báo in Việt Nam nói riêng tạo thành những kênh thông tin hết sức đa dạng, phong phú về mọi vấn đề của đời sống đất nước và quốc tế, trong đó có vấn đề giáo dục đào tạo. Mỗi một cơ quan báo chí, một tờ báo, một chuyên trang, chuyên mục của báo là một tiếng nói riêng với những góc nhìn, thái độ riêng, thậm chí có những cây bút riêng gắn liền với tên tuổi của tờ báo, của chuyên mục, với từng vấn đề của xã hội. Chính điều đó tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống báo chí, đồng thời, tạo nên dấu ấn riêng cho mỗi tờ báo. Nhờ đó, hiệu quả tác động cũng cao thấp khác nhau. Mỗi báo có đặc thù, đặc trưng cũng như lợi thế, điểm yếu khác nhau, nếu biết tận dụng, phát huy lợi thế, khắc phục điểm yếu sẽ có được tờ báo hấp dẫn độc giả, có ích cho xã hội.

Riêng về vấn đề giáo dục và đổi mới giáo dục, tính về tỷ lệ thông tin giáo dục trung bình được phản ánh trên ba tờ báo cũng khác nhau, thể hiện những thái độ, góc độ đề cập vấn đề khác nhau, chính là thể hiện tiếng nói đặc thù của mỗi báo. Qua khảo sát cho thấy, như với báo GD&TĐ, các vấn đề giáo dục thường có từ 2 đến 4 bài, từ 3 đến 8 tin trong tổng số từ 15 đến 20 bài, từ 30 đến 40 tin trên mỗi số báo. Tức là trong mỗi số báo, các bài viết về giáo dục chiếm từ 13% đến 20%; lượng tin về giáo dục chiếm từ 10% đến 20%. Với báo Lao động, trung bình mỗi số báo có từ 50 đến 80 tin, từ 12 đến 15 bài thuộc tất cả các lĩnh vực, nội dung. Trong đó, số lượng tin bài về giáo dục không cố định, có nhiều số báo không có tin, bài nào về giáo dục. Nhưng

nếu có vấn đề nổi cộm thì có số có tới 3 đến 4 bài và nhiều tin xung quanh, như các đợt thi tuyển sinh ĐH - CĐ, các thời điểm có các vấn đề nổi bật như: học sinh bỏ học, vấn đề sách giáo khoa... Còn với báo Tuổi trẻ, trung bình mỗi số báo có 16 đến 20 bài, tin từ 50 đến 70 tin các thể loại nội dung. Trong đó, tin về giáo dục từ 2 đến 5 tin, chiếm từ 4% đến 7%; bài chiếm từ 6% đến 10% với từ 1 đến 2 bài.

Trước một vấn đề mới muốn được thông tin rộng rãi trong quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có mô hình truyền thông của Claude Shannon:

Nguồn Thông điệp Kênh Nơi tiếp nhận Hiệu quả

Trong đó bổ sung yếu tố NhiễuPhản hồi. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay và trong tương lai, muốn khẳng định được vị thế của mình, các báo cần có thêm một yếu tố nữa là Tiếng nói đặc thù - Dấu ấn riêng khi sản xuất ra các thông điệp là các tin, bài. Cụ thể, báo GD&TĐ cần phát huy thế mạnh là một tờ báo ngành, có chức năng tổ chức, quản lý giáo dục, có chức năng phổ biến, tuyên truyền tất cả các vấn đề giáo dục một cách toàn diện nhất. Tuy nhiên, tờ báo cần khắc phục cách đưa tin một chiều, quá đơn giản, ít nhiều có tính tự vệ, che chắn, bảo vệ cho Bộ GD&ĐT và ngành Giáo dục. Với báo Lao động, đây là tờ báo hàng ngày của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động. Tiếng nói mạnh mẽ của tờ báo có tác động rất lớn trong xã hội, có thể trở thành diễn đàn hữu dụng nhất cho những tâm tư, nguyện vọng của người lao động, trong đó không thể thiếu vấn đề giáo dục. Còn báo Tuổi trẻ TP.Hồ Chí Minh, tờ báo luôn chú ý tới lợi ích của đông đảo đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và cả các tầng lớp nhân dân lao động. Nhờ có đội ngũ làm báo trẻ, khỏe, năng động, có cơ chế và phong cách làm báo hiện đại nên Báo Tuổi trẻ là tờ báo trong số ít các báo có lượng phát

hành lớn nhất nước ta. Nhiều tấm gương về nhà giáo trẻ dạy giỏi, cán bộ đoàn trẻ năng động sáng tạo, những gương sinh viên, học sinh vượt khó để học tập giỏi… được báo tuyên truyền cổ vũ rất kịp thời, nhanh nhạy, khách quan. Tờ báo cũng có những cây bút mạnh mẽ, nhạy cảm trước những vấn đề bức xúc trong đổi mới giáo dục; linh động trong việc nắm bắt tình hình, tạo diễn đàn trao đổi và tổ chức nhanh chóng các bài viết rất hấp dẫn về chủ đề đang được dư luận quan tâm, nhiều bài báo có tính chiến đấu cao tạo hiệu quả thông tin.

*

Với 200 phiếu phát ra để thăm dò ý kiến bạn đọc tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội, ngoài đánh giá về mặt hình thức như đã thông tin ở phần trước của luận văn, phiếu điều tra còn có các nội dung khác về một số vấn đề của ba tờ báo được khảo sát, như về mức độ theo dõi thông tin trên các báo GD&TĐ, Lao động và Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh, kết quả khảo sát thu được như sau:

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy:

 Đối với báo Lao động:

Cơ quan báo chí Số phiếu khảo sát Không theo dõi Thỉnh thoảng Thường xuyên Báo Lao động 200 17 68 115 Báo GD&TĐ 200 65 86 49 Báo Tuổi trẻ 200 8 55 137

Có 115 người thường xuyên theo dõi thông tin trên báo Lao động, chiếm tỷ lệ 57,5%. 68 người thỉnh thoảng theo dõi thông tin, chiếm tỷ lệ 34%. Và 17 người không theo dõi 10%.

 Đối với báo GD&TĐ:

Có 49 người thường xuyên theo dõi thông tin trên báo, chiếm tỷ lệ 24,5%. 86 người thỉnh thoảng theo dõi, chiếm tỷ lệ 43%. Và 65 người không theo dõi, chiếm tỷ lệ 32,5%

 Đối với báo Tuổi trẻ:

137 người tự nhận thường xuyên theo dõi thông tin trên báo, chiếm tỷ lệ 68,5%. Có 55 người thỉnh thoảng theo dõi, chiếm tỷ lệ 27,5%. Trong khi đó, chỉ có 8 người không theo dõi, chiếm tỷ lệ 4%.

Như vậy, qua con số khảo sát cho thấy, báo Tuổi trẻ có tỷ lệ bạn đọc theo dõi nhiều nhất, tiếp đó là báo Lao động rồi thấp nhất là báo GD&TĐ.

+ Kết quả khảo sát đánh giá về nội dung thông tin đăng tải trên 3 tờ báo: GD&TĐ, Lao động và Tuổi trẻ TP. Hồ Chí Minh:

Báo Số phiếu Hấp dẫn Bình thường Kém

Báo Lao động 200 104 83 13 Báo GD&TĐ 200 52 105 43 Báo Tuổi trẻ 200 149 44 7

Từ kết quả khảo sát về mặt nội dung tin bài cho thấy:

 Đối với báo Lao động:

Có 104 phiếu đánh giá nội dung các thông tin, chất lượng bài viết hấp dẫn, chiếm tỷ lệ 52%. 83 phiếu đánh giá bình thường, chiếm tỷ lệ 41,5%. Và

13 phiếu đánh giá nội dung thông tin và chất lượng các bài viết kém, chiếm tỷ lệ 6,5%.

 Đối với báo GD&TĐ:

Chỉ có 52 phiếu đánh giá nội dung các thông tin, bài viết hấp dẫn, chiếm tỷ lệ 26%. Trong khi đó, có 105 phiếu đánh giá chất lượng thông tin bình thường, chiếm tỷ lệ 52,5%. Và 43 phiếu đánh giá chất lượng, nội dung thông tin bài viết kém, chiếm tỷ lệ 21,5%.

 Đối với báo Tuổi trẻ:

149 là số phiếu đánh giá nội dung tờ báo là hấp dẫn, chiếm tỷ lệ 74,5%. 44 phiếu đánh giá chất lượng thông tin bình thường, chiếm tỷ lệ 22%. Và chỉ có 7 phiếu đánh giá chất lượng, nội dung thông tin bài viết kém, chiếm tỷ lệ 3,5%.

+ Với câu hỏi: “Bạn có thường xuyên đọc các thông tin về giáo dục trên báo Lao động, báo GD&TĐ và báo Tuổi trẻ không?”. Kết quả được bạn đọc trả lời như sau:

Cơ quan báo chí Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Báo Lao động 112 73 15 Báo GD&TĐ 70 91 39 Báo Tuổi trẻ 156 26 18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua khảo sát trên có thể thấy, số bạn đọc thường xuyên đọc các thông tin về đổi mới giáo dục trên báo Lao động là 112, chiếm tỷ lệ 56%, số người thỉnh thoảng đọc là 73, chiếm tỷ lệ 36,5% và 15 người không đọc, chiếm tỷ lệ 7,5%.

Báo GD&TĐ có 70 người thường xuyên đọc các vấn đề liên quan đến đổi mới giáo dục, chiếm tỷ lệ là 35%, 91 người thỉnh thoảng đọc, chiếm tỷ lệ

45,5% và 39 người không đọc, chiếm tỷ lệ 9,5%.

Có đến 156 trên 200 người được hỏi thường xuyên đọc các vấn đề liên quan đến đổi mới giáo dục trên báo Tuổi trẻ, chiếm tỷ lệ là 78%, 26 người thỉnh thoảng đọc, chiếm tỷ lệ 15% và 18 người không đọc, chiếm tỷ lệ 9%.

Các số liệu trên cho thấy, số người thường xuyên đọc các thông tin về đổi mới giáo dục trên tờ Tuổi trẻ là cao nhất, vượt khá xa so với hai tờ báo kia, đặc biệt so với tờ Giáo dục & Thời đại - là một tờ báo chuyên về giáo dục.

+ Với câu hỏi: Bạn đánh giá thế nào về tác động của 3 tờ báo Lao động, GD&TĐ và Tuổi trẻ trong lĩnh vực giáo dục đối với đời sống xã hội, kết quả khảo sát thu được như sau:

Cơ quan báo chí Tác động mạnh Tác động bình thường Tác động ít Không tác động Báo Lao động 92 70 29 3 Báo GD&TĐ 33 62 77 28 Báo Tuổi trẻ 110 64 21 5

 Kết quả trên cho thấy:

Rõ ràng mức độ tác động của báo Tuổi trẻ là khá lớn trong đời sống xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Với số phiếu 110 đánh giá tờ báo có tác động mạnh, tức là 55%, tờ báo đã thu hút được lượng độc giả đông đảo, có thể là chỉ vì một lĩnh vực nào đó như giáo dục. Chỉ có 5 phiếu đánh giá là tờ báo này không có tác động gì đến xã hội, chiếm tỷ lệ rất ít: 2,5%.

Với báo Lao động, tác động của tờ báo cũng là khá lớn khi số phiếu đánh giá đạt được là 92, tức là 46%. Điều này khẳng định, dù với số lượng

không nhiều, không thường xuyên, những nhưng vấn đề giáo dục tờ báo này đặt ra cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống bạn đọc.

Còn với báo GD&TĐ, chỉ có 33 phiếu đánh giá tốt cho khả năng tác động của tờ báo đối với ngành giáo dục và với xã hội, tức là chỉ 16,5%. Đây chính là bài toán khó đặt ra cho toàn bộ tòa soạn báo, khi tờ báo là cơ quan ngôn luận của ngành giáo dục Việt Nam nhưng lại không có được tiếng nói nhất định trong xã hội.

Tiểu kết chương 2

Trong Chương 2, chúng tôi đã giới thiệu khái lược về 3 tờ báo mà luận văn giới hạn khảo sát: Báo GD&TĐ, Báo Lao động, Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh. Ngoài 3 tờ báo trên, chúng tôi cũng đưa ra một bức tranh tổng quan tình hình phản ánh về giáo dục trên các báo, đài phát thanh, truyền hình cả nước, đặc biệt là các tờ báo in. Chúng tôi cho rằng: Hầu như các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay ít nhiều đều có các tin, bài về giáo dục và đổi mới giáo dục. Có báo chuyên về giáo dục, có báo tổ chức trang giáo dục và các chuyên mục giáo dục. Trong số đó, 3 tờ báo: báo GD&TĐ, báo Lao động, báo Tuổi trẻ TP.HCM là những tờ báo bàn nhiều về giáo dục, có ảnh hưởng lớn trong ngành giáo dục và toàn xã hội.

Trên cơ sở tổng hợp các bài báo, chuyên trang chuyên mục của 3 tờ báo, Luận văn đi vào khảo sát, đánh giá nội dung phản ánh theo những vấn đề nổi cộm, bức xúc nhất trong công cuộc đổi mới giáo dục hôm nay, chủ yếu tập trung trong thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009. Bao gồm các vấn đề chính sau: Tiếp tục hoàn thiện đổi mới chương trình sách giáo khoa mới; đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị giáo dục đồng bộ với chương trình sách giáo khoa mới; sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; đổi mới quản lý giáo dục, trong đó đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục là khâu đột phá; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Đổi mới quản lý giáo dục đại học, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”, “Đổi mới thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Những vấn đề trên được khảo sát, phân tích và trình bày trong luận văn trong mối quan hệ biện chứng

với toàn bộ chương trình kế hoạch đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo những năm đầu thế kỷ 21.

Qua khảo sát, tổng hợp và phân tích về chuyên môn nghiệp vụ báo chí, tác giả luận văn đã trình bày khái quát cách thức đưa tin, sử dụng thể loại bài, bố trí chuyên trang, chuyên mục cho các vấn đề đổi mới giáo dục trên các tờ báo in; những vấn đề nào cần phải bố trí cán bộ phóng viên đi sâu đi sát thực tế để viết bài, vấn đề nào hay sử dụng tin bài của cộng tác viên. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra những nét riêng biệt, đặc thù của mỗi tờ báo, các góc tiếp cận khác nhau của từng chuyên mục chuyên trang về giáo dục. Hiệu quả của tờ báo phản ánh đổi mới giáo dục thể hiện thông qua tính định hướng nắm bắt vấn đề của Tổng biên tập, tính chuyên nghiệp của đội ngũ biên tập và phóng viên, cộng tác viên của mỗi tờ báo là khá rõ ràng.

Chương 3

KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN CÁC VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

Qua những kết quả khảo sát, phân tích thực tế việc thông tin các vấn đề đổi mới giáo dục trên 3 tờ báo là Báo GD&TĐ, Báo Lao động, Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2009, luận văn đã rút ra được một số những kinh nghiệm cũng như đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền các vấn đề giáo dục nói chung, vấn đề đổi mới nói riêng trên các tờ báo in hiện nay. Trong đó, chúng tôi vạch ra một số gợi ý cho cơ quan quản lý là Bộ GD&ĐT, cho các tòa soạn báo in nói riêng, báo chí nói chung và cả các phóng viên, biên tập viên đang hàng ngày theo dõi sát sao lĩnh vực giáo dục. Chúng tôi cũng cố gắng làm rõ đặc thù khi nói về các vấn đề đổi mới thì phải đi theo hướng nào, nhấn mạnh khía cạnh nào, có thủ pháp nào, cách thức thể hiện ra sao, có gì khác với cách thức tuyên truyền những vấn đề xã hội khác trên báo chí, để thông tin đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cụ thể, đó là những kinh nghiệm trong định hướng, chỉ đạo tổ chức chuyên mục, tin, bài; kinh nghiệm trong việc huy động phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên để thực hiện chuyên mục, chuyên trang, các loạt bài về các vấn đề trọng điểm hay kinh nghiệm trong phối hợp với Bộ, ngành Giáo dục cho phóng viên đi thực tế; bám sát thực tiễn; tổ chức tọa đàm về các vấn đề nổi cộm… Một số giải pháp đề xuất có thể là: Tăng cường đầu tư nghiên cứu chiến lược phát triển giáo dục, các chương trình đổi mới giáo dục của Bộ ngành giáo dục Việt Nam và kinh nghiệm đổi mới giáo dục trên thế giới; Nâng cao trình độ, hiểu biết, phương pháp nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên; Đổi mới nội dung, hình thức phản ánh các vấn đề

giáo dục; Tăng cường kết hợp thông tin tuyên truyền trên báo in và báo điện tử nhằm gây ảnh hưởng sâu rộng, tạo thuận lợi trong tiếp nhận và tương tác thông tin.

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 85)