Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp làm lành mạnh tình hình tài chính của công ty cổ phần 471 (Trang 64)

5. Kết cấu đồ án

2.2.2.Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính

2.2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán

Bảng 2. 8 Các tỷ số về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

a. Tài sản lƣu động 206.882.310.398 198.792.825.627 264.461.781.836

b. Nợ ngắn hạn 200.671.907.947 197.430.503.290 264.424.473.579

c. Hàng tồn kho 105.595.074.317 98.180.225.361 120.640.168.355 1. Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời (a/b) 1,03 1,01 1,00

2. Hệ số khả năng thanh

toán nhanh (a – c)/ b 0,50 0,51 0,54

a. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:

Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đƣợc tính bằng cách lấy toàn bộ tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Qua bảng trên ta thấy, tỷ số này qua các năm đều > 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này qua các năm giảm dần. Giai đoạn 2011- 2012, tỷ số này giảm do tốc độ giảm của Nợ ngắn hạn (1,62%) thấp hơn tốc độ giảm của TSLĐ(3,91%). TSLĐ giảm chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho giảm. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu do giảm khoản ngƣời mua trả tiền trƣớc, và các khoản phải trả phải nộp khác. Giai đoạn 2012-2013, tỷ số này tiếp tục giảm nhẹ, nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (33,93 %) cao hơn tốc độ tăng của tài sản lƣu động (33,03 %). Tỷ số khả năng thanh toán giảm dần và đến năm 2013 tỷ số này 1, báo trƣớc khó khăn tài chính sẽ xảy ra.

b. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:

Trong hệ số khả năng thanh toán nhanh, hàng tồn kho bị loại trừ ra trong TSLĐ. Hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Do vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Năm 2011 tỷ số thanh toán nhanh là 0,5 đén năm 2012 là 0,51 và năm 2013 là 0,54.

Con số này của công ty so với mức trung bình ngành là khá thấp (mức trung bình ngành là 0,66 năm 2013). Các tỷ số này trong 3 năm có xu hƣớng tăng lên ở năm tiếp theo, nhƣng tăng lên không nhiều và đều <1, cho thấy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nhanh. Qua chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh, ta nhận thấy yếu tố hàng tồn kho đã ảnh hƣởng lớn đến khả năng thanh toán của công ty, vì vậy công ty cần quản lý tốt hàng tồn kho hơn để đảm bảo cho khả năng thanh toán.

Nhìn nhận một cách tổng quát thì thấy đƣợc hệ số khả năng thanh toán của công ty vẫn còn ở mức thấp (<1), chỉ có hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty ở mức >1, vì vậycác hệ số này vẫn chƣa đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán tốt cho công ty ở trong tƣơng lai.

c. Tỷ số trang trải lãi vay

Tỷ số trang trải lãi vay phản ánh 1 đồng lãi vay đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, nó cho thấy mức độ rủi ro có thể gặp phải với các chủ nợ của doanh nghiệp. Qua bảng ở dƣới ta thấy tỷ số này trong 3 năm đều > 1, cho thấy công ty có khả năng trả lãi vay.

Bảng 2. 9 Bảng tỷ số trang trải lãi vay

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Chi phí lãi vay 7.718.231.618 10.269.614.420 9.933.926.263 2. Lợi nhuận trƣớc thuế và

lãi vay 13.622.952.408 17.349.627.696 17.574.923.329

3. Tỷ số trang trải lãi vay 1,7650 1,6894 1,7692

2.2.2.2. Phân tích các hệ số về cơ cấu tài chính

Bảng 2. 10 Các tỷ số về cơ cấu tài chính

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

a. Tổng nợ (đ) 216.223.749.947 204.399.713.290 284.116.264.549 b. Tổng tài sản (đ) 253.129.870.951 243.009.567.230 322.907.137.198 c. Vốn chủ sở hữu (đ) 36.906.121.004 38.609.853.940 38.790.872.649

1 . Tỷ số nợ trên tổng tài sản 85,42 84,11 87,99

d. Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số này đo lƣờng tỷ lệ phần trăm tổng nợ do ngƣời cho vay cung cấp so với tổng tài sản của công ty, nó đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Từ năm 2011 đến năm 2012 tỷ số nợ trên tổng tài sản có giảm từ 85,42 % xuống còn 84,11 %, do tốc độ giảm của tổng nợ (5,47%) lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản (3,99%); đến năm 2013tăng lên là 87,99%, do tốc độ tăng của tổng nợ (39%) lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (32,88%). Tỷ số này trong 3 năm là khá cao, cho thấy rằng doanh nghiệp đã sử dụng nợ nhiều để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là doanh nghiệp tận dụng đƣợc lợi thế của đòn bẩy tài chính đồng thời tiết kiệm đƣợc khoản chi cho thuế từ việc sử dụng nợ. Tuy nhiên, mặt trái là khả năng tự chủ về tài chính, khả năng còn đƣợc vay nợ của doanh nghiệp thấp và doanh nghiệp bị phụ thuộc vào nợ vay.

e. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu trên thì ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đều ở mức cao, năm 2011 là 585,87% , đến năm 2012 có giảm còn 529,39% , nhƣng đến năm 2013 lại tăng lên ở mức 732,43%. Tỷ số này tăng cao, cho thấy thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho tài sản. Điều này cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ vay làm mất đi khả năng đƣợc vay nợ cũng nhƣ khả năng về tự chủ tài chính.

2.2.2.3. Phân tích các chỉ số về hoạt động

Bảng 2. 11 Bảng phân tích các chỉ số hoạt động của công ty

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2,7 3,33 4,25

2. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày) 133,33 108,11 85,71 3. Số vòng quay các khoản phải thu (vòng) 2,00 3,78 5,16

4. Kỳ thu tiền bình quân(ngày) 180 95,23 69,77

5. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (lần) 4,77 7,99 9,51

6. Vòng quay tài sản (lần) 0,82 1,4 1,44

a. Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết bình quân hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Số vòng quay tồn kho có sự biến động tăng lên ở các năm tiếp theo. Số vòng quay năm 2012 tăng 0,63 vòng so với năm 2011 là do doanh thu năm 2012 tăng lên với tốc độ tăng là 63,63% trong khi bình quân hàng tồn kho giảm với tốc độ giảm là % làm cho thời gian hàng trong kho giảm 25,22 ngày. Số vòng quay năm 2013 tăng 0,92 vòng so với năm 2012 là do tốc độ tăng của doanh thu (36,92%) cao hơn tốc đô tăng của bình quân hàng tồn kho (%) làm cho thời gian hàng trong kho giảm 22,4 ngày.

Số vòng quay tăng lên, cho thấy công ty bán hàng nhanh hơn trong các năm tiếp theo, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều so với năm trƣớc, năng lực quản trị hàng tồn kho của công ty ngày càng tốt hơn. Điều này giúp cho công ty tiết kiệm đƣợc tƣơng đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

a. Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân cho biết doanh nghiệp phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu. Qua bảng trên ta thấy, kỳ thu tiền bình quân giảm dần qua các năm. Năm 2012, kỳ thu tiền giảm đi 84,77 ngày so với năm 2011, năm 2013 giảm 25,46 ngày so với năm 2012. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển khoản phải thu có xu hƣớng tăng, đây là dấu hiệu khả quan, nó thể hiện khả năng thu hồi vốn nhanh hơn, vốn của doanh nghiệp không bị tồn đọng và ít bị các đơn vị khác chiếm dụng hơn, tạo ra sự thuận lợi hơn trong việc thanh toán của doanh nghiệp.

b. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty của công ty đã tăng lên qua 3 năm, con số đều ở mức cao. Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn.

c. Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản cho biết mỗi đồng tài sản khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua bảng

trên, ta thấy vòng quay tài sản của công ty có xu hƣớng tăng trong các năm tiếp theo. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty ngày càng đạt đƣợc hiệu quả, tạo điều kiện cho công ty phát triển thời gian tới, công ty cần cố gắng phát huy hơn nữa.

d. Vòng quay tài sản lƣu động

Ý nghĩa của chỉ số vòng quay tài sản lƣu động là, cứ 1 đồng tài sản lƣu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này có xu hƣớng tăng qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng sự dụng hiệu quả tài sản lƣu động.

2.2.2.4. Phân tích các chỉ số sinh lời

Chỉ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, là luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đƣa ra quyết định tài chính trong kỳ tƣơng lai. Vì vậy, chỉ số sinh lời luôn đƣợc các nhà quản trị tài chính quan tâm.

Bảng 2. 12 Bảng phân tích các tỷ số về khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

a. Lợi nhuận sau thuế 4.840.445.523 5.774.222.401 5.717.950.094 b. Doanh thu 207.324.514.281 339.239.035.556 464.473.618.011 c. Tổng tài sản 253.129.870.951 243.009.567.230 322.907.137.198 d. Vốn chủ sở hữu 36.906.121.004 38.609.853.940 38.790.872.649 1. ROS (a/b), (%) 2,33 1,70 1,23 2. ROA (a/c), (%) 1,91 2,38 1,77 3. ROE (a/d), (%) 13,12 14,96 14,74

a. Doanh lợi tiêu thụ

Qua bảng trên, ta thấy doanh lợi tiêu thụ của công ty giảm dần. Nếu năm 2011, ROS là 2,33 %, tức là 1 đồng doanh thu tạo ra đƣợc 0,0233 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2012, 2013, ROS giảm chỉ còn 1,7% và 1,23%. Nguyên nhân ROS giảm

trong năm 2012 là do doanh thu thuần tăng 63,63% nhƣng các chi phí của công ty cũng tăng cao so với năm 2011, nhƣ giá vốn hàng bán tăng đến 68,84%, chi phí tài chính tăng 48,66%, chi phí quản lý tăng 21,54%... đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng 19,29%, nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm. Năm 2013, giá vốn hàng bán và các chi phí khác tăng chậm lại, tuy nhiên vẫn cao hơn mức tăng của doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty so với năm 2012, đƣa ROS xuống còn 1,23%. Vì vậy, trong thời gian tới, việc hạ thấp chi phí và tiết kiệm chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng, nhằm đƣa ROS của công ty trở nên cao hơn, tăng hiệu quả sản xuất.

b. Doanh lợi tài sản

Doanh lợi tài sản của công ty năm 2011 là 1,91%. Chỉ số này năm 2012 tăng lên so với năm 2011, ở mức 2,38%. Trong năm 2012, mặc dù tổng tài sản có giảm 3,99% song lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng là 19,29% so với năm 2011, điều này thể hiện sự hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của công ty. Đến năm 2013 ROA giảm xuống còn 1,77%. Do trong năm 2013, lợi nhuận giảm đi 0,97% còn tổng tài sản thì tăng lên 32,88% so với năm 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Doanh lợi vốn tự có

Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty đạt mức 13,12% tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc 0,1312 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012, ROE tăng so với năm 2011, lên 14,96%. Do trong năm 2012, lợi nhuận công ty tăng 19,29% so với năm 2011 trong khi vốn chủ sở hửu chỉ tăng 4,61%, vì vậy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng. Sang năm 2013, ROE giảm nhẹ còn 14,74%, do lợi nhuận sau thuế giảm 0,97% so với năm 2012 trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng 0,47%.

2.2.3. Phân tích mối quan hệ tƣơng tác giữa các chỉ số tài chính (phƣơng pháp Dupont).

 Đẳng thức Dupont thứ nhất

ROA = LNST / Tổng tài sản = LNST / DT x DT / Tổng tài sản = Hệ số lãi ròng x Vòng quay tổng tài sản

ROA năm 2011 = 2,33 (%) x 0,82 = 1,91 (%) ROA năm 2012 = 1,70 (%) x 1,4 = 2,38 (%) ROA năm 2013 = 1,23 (%) x 1,44 = 1,77 (%)

Năm 2012, ROA tăng lên so với năm 2011, do tốc độ tăng của vòng quay tổng tài sản lớn hơn tốc độ giảm của ROS. Năm 2013 ROA giảm xuống, do tốc độ giảm của ROS lớn hơn tốc độ tăng của vòng quay tổng tài sản.

- ROS giảm ở năm tiếp theo, chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí chƣa tốt. - Vòng quay tổng tài sản tăng lên chứng tỏ sức sản xuất của tài sản nâng cao, đây là nhân tố tích cực giúp nhà quản trị tăng ROA.

 Đẳng thức Dupont thứ hai: ROE = ROE năm 2011 = 1,91 (%) x 6,86 = 2,33 (%) x 0,82 x 6,86 = 13,12 (%) ROE năm 2012 = 2,38 (%) x 6,29 = 1,70 (%) x 1,4 x 6,29 = 14,96 (%) ROE năm 2013 = 1,77 (%) x 8,32 = 1,23 (%) x 1,44 x 8,32 = 14,74 (%)

ROE năm 2012 tăng so với năm 2011 do tốc độ tăng của ROA lớn hơn tốc độ giảm của hệ số mức độ sử dụng tài chính, và năm 2013 giảm so với năm 2012 do tốc độ giảm của ROA lớn hơn tốc độ tăng của hệ số mức sử dụng đòn bẩy tài chính.

Công ty cần phải kiểm soát chi phí tốt hơn. Đòn bẩy tài chính ở mức khá cao. Nếu công ty tiếp tục sử dụng vốn có hiệu quả thì nên sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng ROE của mình. Nhƣng nếu sử dụng vốn không hiệu quả dẫn đến làm ăn thua lỗ thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao nhƣ trên là nguy hiểm, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của công ty, dẫn đến rủi ro về tài chính. Vì vậy, trong những năm tới công ty nên đƣa ra những quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính sao cho thật hợp lý, vừa đảm bảo an toàn về mặt tài chính lại vừa giúp công ty tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Qua công thức trên thấy rõ các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ, từ đó giúp các nhà doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp làm lành mạnh tình hình tài chính của công ty cổ phần 471 (Trang 64)