Chất lượng học tập và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên

Một phần của tài liệu Tri thức khoa học Mác – Lênin với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (Trang 29)

lượng học tập của sinh viên Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền

1.2.1. Chất lượng học tập và những yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng học tập của sinh viên lượng học tập của sinh viên

1.2.1.1. Quan niệm về chất lượng học tập

Chất lượng, chất lượng học tập và chất lượng giáo dục đại học là những vấn đề hết sức rộng và còn nhiều tranh cãi hiện nay. Việc phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay luôn là một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của bất cứ một cơ sở đào tạo nào hiện nay. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy nhưng chất lượng học tập vẫn là một khái niệm khó có thể định nghĩa một cách chính xác, khó có thể đo lường cụ thể. Từ đó, dẫn đến cách hiểu về chất lượng học tập cũng có nhiều quan niệm khác nhau và có rất nhiều cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này trên các diễn đàn khác nhau mà nguyên nhân của nó là thiếu một cách hiểu thống nhất về bản chất của vấn đề. Có rất nhiều quan điểm cho rằng chất lượng học tập được đánh giá bằng chất lượng đầu vào của sinh viên. Hai là, được đánh giá bằng chất lượng đầu ra của sinh viên. Ba là, bằng giá trị gia tăng có nghĩa là (đầu ra trừ đầu vào).

Bốn là, học thuật của cán bộ giảng viên hay văn hoá tổ chức riêng. Năm là, chất lượng còn có thể đánh giá bằng hoạt động kiểm toán nghĩa là xem xét quá trình bên trong và nguồn thông tin cung cấp cho việc gia quyết định.

Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo đại học quốc tế (international network of quality anssurance in higher education) cho rằng chất lượng học tập – giáo dục đại học được hiểu là tuân theo quy định, hoặc là đạt được mục tiêu đề ra. Theo định nghĩa đầu tiên thì cần phải có tiêu chớ đặt ra hoặc dựng chuẩn đã quy định, hoặc đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu định sẵn theo ba cấp cụ thể là chất lượng tốt, chất lượng đạt yêu cầu, chất lượng không đạt yêu cầu. Chú ý những tiêu chí hay tiêu chuẩn phải được lựa chọn phù hợp với mục tiêu kiểm định.

Vậy, khái niệm chất lượng học tập – giáo dục có rất nhiều góc độ và khía cạnh để xem xét. Xét một cách chung nhất thì khái niệm chất lượng học tập là một khái niệm động, nhiều chiều và nhiều học giả cho rằng không cần thiết tìm ra một khái niệm chính xác. Tuy vậy chúng ta cũng cần phải cần phải xét ở những góc độ tiếp cận khác nhau để hiểu thêm về vấn đề chất lượng học tập:

Một là: theo cách hiểu truyền thống: một sản phẩm có chất lượng nó phải làm ra một cách hoàn thiện bằng những vật liệu quý hiếm đắt tiền thì được coi là chất lượng. Trong giáo dục đại học thì có thể có những nét tương đồng, tiêu chuẩn với các trường đại học danh tiếng như Oxford hay Cambridge. Tuy nhiên khái niệm như vậy khó có thể đánh giá chung cho tất cả các trường, cũng như toàn thể sinh viên. Hiểu theo nghĩa này thì khái niệm chất lượng dường như quá tuyệt đối hoá.

Hai là: chất lượng học tập được hiểu là sự phù hợp với tiêu chuẩn (thông qua những thông số kỹ thuật) cách tiếp cận này có nguồn gốc từ kiểm soát trong ngành sản xuất và dịch vụ. Trong bối cảnh này tiêu chuẩn được hiểu là công cụ đo lường hoặc bộ thước đo một phương tiện trung gian nhằm để miêu tả những đặc tính cần có của một sản phẩm. Trong giáo dục đại học, tiếp cận này tạo cơ hội cho tất cả các trường đại học muốn nâng cao chất lượng học tập có thể đề ra những tiêu chuẩn nhất định về các lĩnh vực trong

quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong nhà trường phấn đấu theo tiêu chuẩn đó. Thế nhưng với cách tiếp cận này thì họ chưa giải thích và lý giải trên cơ sở nào. Tiêu chuẩn này cho người ta thấy về một hình mẫu tĩnh tại, nghĩa là những thông số kỹ thuật đã được xác định thì không xem xét lại. Trong khi đó khoa học – công nghệ, tri thức khoa học loài người ngày càng tăng thì tiêu chuẩn giáo dục không thể nào là khái niệm tĩnh.

Ba là: Chất lượng học tập là sự phù hợp với mục đích: góc độ tiếp cận này được đa số các nhà khoa học, những nhà hoạch định chính sách giáo dục, quản lý giáo dục đại học, kể cả tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế INQAHE sử dụng nó là tính phù hợp với mục đích – hay là đạt được mục đích đề ra trước đó những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng chất lượng học tập không có ý nghĩa gì nếu không gắn với mục đích của quá trình đó. Cách tiếp cận này cho phép cung cấp một hình mẫu để xác định tiêu chí trong việc xác định chất lượng học tập. Đó là một cách tiếp cận động, khái niệm động phát triển theo thời gian. Tuỳ thuộc vào sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nước.

Bốn là, Chất lượng học tập với tư cách là hiệu quả đạt được mục đích của trường đại học. Đây là hướng tiếp cận dựa trên phiên bản trên. Một trường đại học cao là một trường đại học phải công bố rõ ràng sứ mệnh của mình. Cách tiếp cận này cho thấy mỗi trường có khả năng độc lập quyết định tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo.

Tóm lại, mỗi góc độ tiếp cận cũng có những tính hợp lý riêng nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Nó đều phản ánh quan niệm khác nhau của cá nhân và xã hội. Mặc dù rất khó khăn đưa ra những cách hiểu phổ biến nhất về chất lượng học tập – chất lượng giáo dục. Cơ sở này chính là xem xét chất lượng như một khái niệm tương đối, động và đa chiều. Những người ở những cương vị khác nhau có thể có những ưu tiên xem xét ở những góc độ khác nhau.

Đối với cán bộ giảng dậy và sinh viên thì người ta thường ưu tiên khái niệm phải là chất lượng học tập, cơ sở vật chất và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đó.

Còn đối với người sử dụng lao động thường ưu tiên chất lượng của họ lại là đầu ra, trình độ năng lực, kiến thức của sinh viên khi ra trường.

Do vậy không thể nói tới khái niệm như một nhất thể. Chất lượng cũng cần xác định như một mục tiêu hay ý nghĩa của nó. Và ở khía cạnh này một trường đại học có thể có chất lượng cao ở lĩnh vực khác thì lại thấp. Điều này đặt ra phải xây dựng một hệ thống rõ ràng mạch lạc với những tiêu chí, với những chỉ số được lượng hoá, nêu rõ phương thức đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng sẽ được sử dụng trong và ngoài giáo dục đại học với xu hướng tiếp cận dần với chuẩn khu vực và thế giới nhằm đưa chất lượng học tập của sinh viên nâng cao và giáo dục việt nam phát triển.

Đó là những góc độ tiếp cận theo nhiều đánh giá nghiên cứu nhưng theo cách hiểu đơn giản nhất theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý thì chất lượng được hiểu chất lượng là một cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật, chất lượng hàng hoá tốt. Nâng cao chất lượng học tập là cái tạo nên phẩm chất của sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia, phân biệt với số lượng, tăng trưởng số lượng đến mức nào đó thì làm thay đổi chất lượng [32, tr.331]. Như vậy, nâng cao chất lượng học tập có nghĩa là xã hội hoá cho người học về mặt kiến thức, năng lực, thái độ, hành vi để đạt mục đích yêu cầu của đào tạo – yêu cầu của xã hội.

Như vậy trong phạm vi đề tài làm rõ vai trò tri thức khoa học Mác - Lênin hình thành thế giới quan phương pháp luận khoa học cho sinh viên để sinh viên có nhìn nhận, đánh giá, có những phương pháp học tập tốt để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.

1.2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng học tập của sinh viên

Chất lượng học tập – chất lượng giáo dục đào tạo có mối quan hệ biện chứng với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Muốn quá trình giáo dục đạt kết quả cao trước hết cần phải nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, đào tạo ra những con người có đức và có tài đáp ứng mục tiêu đào tạo, yêu cầu xã hội trước những biến đổi lớn của xu thế toàn cầu hoá, nền kinh tế tri thức. Để có thể đạt được mục tiêu trên đòi hỏi quan trọng từ phía sinh viên. Chủ thể quá trình học tập, với tư cách là chủ thể nhận thức, tự lập và sáng tạo. Bên cạnh vai trò chủ thể của quá trình học tập thì cần phải có những điều kiện bên ngoài tham gia vào quá trình đó, tác động vào quá trình đó giúp chủ thể có thể nâng cao năng lực trình độ, tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Xét từ góc độ là chủ thể của quá trình học tập và nhân tố khác thì đề tài xin được khái quát thông qua hai yếu tố cơ bản tác động đến nâng cao chất lượng học tập của sinh viên là:

* Những yếu tố khách quan

Mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình và chuẩn hoá của giáo trình

Mục tiêu của giáo dục đào tạo cơ bản của bậc đại học là đào tạo những người công dân tốt, những người lao động tốt, có lý tưởng cách mạng, có khả năng học tập nghiên cứu vận dụng sáng tạo tri thức lí luận, khoa học vào thực tiễn. Không những vậy còn là người trí thức giỏi về trình độ chuyên môn được đào tạo, có tinh thần ham học hỏi đào sâu nghiên cứu khoa học. Đào tạo nhân lực, trong đó nhân tài là nhân lực có năng lực đặc biệt, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Là lực lượng quan trọng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cho nên với mục tiêu đào tạo như vậy sẽ định hướng học tập trước mắt và lâu dài cho sinh viên. Giúp sinh viên có chiến lược cụ thể trong quá trình học tập nhằm đáp ứng chương trình đạo và mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Để quá trình học tập của sinh viên đạt kết quả cao thì việc hoàn thiện, hoàn chỉnh về một hệ thống giáo trình chuẩn về nội dung và hình thức là một

trong những nhiệm vụ quan trọng giáo dục đại học. Hệ thống giáo trình đó phải đạt được mục tiêu là trang bị cho sinh viên những tri thức khoa học cơ sở của từng chuyên ngành và những kiến thức chuyên sâu có tính chuyên biệt nhưng không có nghĩa là hoàn toàn độc lập với các môn khoa học khác. Việc tự biên soạn ra một hệ thống giáo trình chuẩn không những là chủ động trong quá trình giảng dạy và học tập ở bậc đại học, mà hơn thế nữa sẽ sát với đặc thù của từng chuyên ngành đào tạo trong trường. Đúng với mục tiêu và nhiệm vụ chức năng của từng chuyên ngành khác nhau. Hệ thống giáo trình có thể tóm tắt qua hai khối tri thức sau đây;

Tri thức cơ bản: là hệ thống tri thức thuộc về cơ sở, cơ bản để là nền tảng đi vào tri thức chuyên ngành của từng chuyên ngành đào tạo của trường, được xây dựng và thiết kế một khung chương trình đào tạo chuẩn của Bộ đại học theo một hệ thống logic chặt chẽ và khoa học, đồng thời phải kết hợp với logic sư phạm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Bao gồm những môn khoa học Mác – Lênin như triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, logic học, mỹ học, đạo đức học…và những môn khoa học cơ bản của khoa học xã hội nhân văn như xã hội học, tâm lý học, tiếng việt thực hành, chính trị học, cơ sở văn hoá việt nam…với đặc thù những môn này là những môn có hàm lượng tri thức lớn và cơ bản cho nên việc học tập, nghiên cứu môn này cũng là một nhân tố quyết định đến chất lượng học tập của sinh viên.

Tri thức chuyên ngành; là những tri thức chuyên sâu của một ngành đào tạo, bổ sung những kiến thức cơ bản. Là những kỹ năng bổ sung, hoàn thiện cho chuyên ngành đào tạo. Hai khối kiến thức trên tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo ra sự liên thông trong từng môn học như một thể thống nhất. Cho nên việc biên soạn hệ thống giáo trình cho sinh viên học phải là sự nhất quán về nội dung và hình thức. Đảm bảo tạo mọi điều kiện cho sinh viên nắm và hiểu bài vững chắc nhất. Là cơ sở quan trọng cho sinh trả thi và đảm bảo thống nhất tri thức nghề nghiệp cho sinh viên được tốt. Nếu hệ thống giáo trình mà không đảm bảo được nội dung trên là việc khó khăn

cho sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức, trả thi. Đặc biệt ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của sinh viên.

* Đội ngũ giảng viên và hệ thống phương pháp

Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng học tập, nghiên cứu– chất lượng giáo dục là trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên. Nhân dân ta thường có câu “không thầy đố mày làm nên”. Người thầy không chỉ đóng vai trị là người định hướng và truyền đạt cho sinh viên những kiến thức và tri thức của từng môn học. Đặc biệt trong trường đại học việc học tập là quá trình tự học và tự nghiên cứu thì giáo viên là người định hướng và dậy cho sinh viên cách làm khoa học, phương pháp luận để học tập. Thông qua quá trình dạy chữ, kiến thức thì giáo viên lại là người dạy làm người. Hai quá trình này diễn ra song song với nhau. Không thể nói là chỉ có dạy chữ mà quan trọng là dạy cách làm người, định hướng những chuẩn mực giá trị cho sinh viên.

Trong một trường đại học trình độ năng lực đội ngũ giảng viên chính là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng đào tạo, học tập của sinh viên. Trình độ của giảng viên không chỉ căn cứ vào học hàm, học vị mà còn căn cứ vào khả năng sư phạm của mỗi người. Là công cụ truyền tải tri thức khoa học vốn trừu tượng, khó cho sinh viên hiểu và vận dụng tốt vào thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống phương pháp của quá trình dạy và học chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên. Chính vì vậy, Người giảng viên phải sử dụng một loạt các phương pháp để có thể bồi dưỡng năng lực, định hướng hoạt động khoa học đời sống cho sinh viên. Đồng thời có thể giúp cho sinh viên phát triển tư duy trừu tượng và tư duy lý luận vì lượng kiến thức khi học ở đại học là rất lớn. Trong đó lại hiếm tới 1/3 kiến thức là những khái niệm, phạm trù cho nên phương pháp chính cho sinh viên là rèn luyện tư duy lý luận, trừu tượng, rèn luyện ngôn ngữ, tự nghiên cứu để sinh viên có thể nắm được những thuật ngữ mới, sử dụng, diễn đạt làm bài kiểm tra bài thi chuẩn xác và logic, nâng cao kết quả học tập của mình. Mặt khác, các phương pháp mà giảng viên sử dụng còn phải hướng cho sinh viên

tự rốn luyện năng lực vận dụng các tri thức và giải pháp hoạt động trí tuệ để nắm được đối tượng, quá trình mới. Bồi dưỡng năng lực dự báo khoa học. Đây là một năng lực cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Từ những tri thức cơ bản và chuyên ngành đã có, sinh viên có thể dự báo những tiến bộ trong tương lai và ứng dụng nó vào đời sống xã hội, bồi dưỡng năng lực tổ chức lao động một cách khoa học. Trong quá trình học tập thường xuyên tổ chức những hoạt động độc lập cho sinh viên chủ động trong nghiên

Một phần của tài liệu Tri thức khoa học Mác – Lênin với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (Trang 29)