cao chất lượng học tập của sinh viên
Quá trình học tập của sinh viên là quá trình phát triển biện chứng và có mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhân tố tham gia vào quá trình ấy nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng học tập của sinh viên. Đó không chỉ có sự tương tác qua lại giữa người dạy (giảng viên) và người học (sinh viên) mà còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn của các nhân tố khác như hệ thống thông tin - thư viện, ban quản lý đào tạo, quản lý sinh viên, ban, các tổ chức khác trong nhà trường…bên cạnh vai trò của người dạy và người học thì hệ thống tri thức khoa học đóng vai trị hết sức quan trọng - là đối tượng cho sinh viên nhận thức, tìm hiểu và khám phá trong quá trình học tập của mình.
Trong giáo dục đại học hiện nay, các môn lý luận chính trị trong đó có môn khoa học Mác – Lênin là giữ vai trò hết sức quan trọng nhằm xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ thì còn có vai trò hình thành cho sinh viên những phẩm chất đạo đức của công dân, người lao động tốt trong thời kỳ đổi mới, đội ngũ trí thức vừa hồng vừa chuyên, vừa có đức vừa có tài.
Tuy nhiên do phạm vi đề tài là làm rõ vai trò tri thức khoa học Mác – Lênin hình thành cho sinh viên thế giới quan khoa học, nhận thức đúng đắn và phương pháp luận cách mạng để cho sinh viên có được phương pháp học tập hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Cho nên đề tài chủ yếu đi làm rõ vai trò tri thức khoa học Mác – Lênin với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho sinh viên.
1.2.2.1. Tri thức khoa học Mác – Lênin góp phần quyết định hình thành thế giới quan – nhận thức luận đúng đắn và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa
Thế giới quan là toàn bộ nguyên tắc quan điểm, niềm tin quy định hướng hành động và quan hệ của từng người, của một tập đoàn xã hội, của
một giai cấp hay một xã hội nói chung đối với thực tại. Nói một cách ngắn gọn thế giới quan là toàn bộ hệ thống tri thức, những quan niệm của con người về thế giới và vị trí của chính mình trong thế giới đó. Là một hệ thống tri thức nhưng thế giới quan được hiểu là kết quả của quá trình nhận thức đặc thù của con người chứ không phải là một phép cộng cơ học tổng số các tri thức khoa học cụ thể.
Nó được thể hiện dưới hai hình thức cụ thể:
Một là, thế giới quan là nhân tố sống động của ý thức cá nhân, giữ vai trò chỉ dẫn cách thức hoạt động và tư duy cá nhân gọi là thế giới quan cá nhân.
Hai là, thế giới quan là sự thể hiện lý luận và khái quát hoá các quan điểm và hoạt động của một nhóm xã hội lớn, một giai cấp hay của toàn xã hội gọi là thế giới quan xã hội.[30]
Tri thức khoa học Mác – Lênin là hệ thống những quy luật, phạm trù, nguyên lý…về tự nhiên, xó hội và tuy duy. Được khái quát hoá, trừu tượng hoá trong bộ môn khoa học Mác – Lênin, cụ thể hoá ở nội dung đào tạo nhà trường. Cụ thể là ba môn triết học Mác – Lênin, kinh tế chính trị học Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học và một số môn khoa học khác từ khoa học Mác – Lênin như đạo đức học, logic học, mỹ học… nhằm cung cấp cho người học những kiến thức về kinh tế, chính trị - xã hội có tính quy luật trong quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người. Về cơ bản những tri thức ấy giúp cho người học có được thế giới quan khoa học, phương pháp luận cách mạng, nhận thức đúng đắn, thế giới quan duy vật khi nhìn nhận về thế giới, đánh giá về thế giới.
Trước tiên cần hiểu việc hình thành thế giới quan thông qua môn khoa học Mác – Lênin là quá trình trang bị cho sinh viên thế giới quan khoa học, là quá trình tập rượt cho sinh viên khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp. Chính khả năng này là công cụ hữu ích trong cả quá trình học tập, cũng như công tác sau này. Sinh viên biết từ những sự kiện rút ra những cái chung chi phối các
sự kiện đó, đồng thời từ các tri thức khoa học cụ thể người học biết phát hiện ra những mối liên hệ giữa các khoa học đó. Thực tiễn khoa học đã chứng minh những chân lý khoa học quan trọng nhất vẫn đang ẩn náu ở chỗ tiếp giáp các khoa học. Điều đó đã được đề cập đến trong tác phẩm “biện chứng của tự nhiên”. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của các nhà khoa học tương lai, vì khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá giúp họ nhanh chóng nhận ra bản chất của các sự vật, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong công tác sau này. Như vậy, cú được thế giới quan khoa học đúng đắn là cơ sở nền tảng giúp sinh viên tiếp thu những quy luật và những nguyên lý khác.
Việc xác định rõ khung chương trình, nội dung tri thức khoa học Mác – Lênin để truyền tải cho sinh viên là một trong những yếu tố đặc biệt là quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thế giới quan khoa học – thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên học viện. Bởi vì các môn khoa học Mác – Lênin nghiên cứu, đặc biệt triết học Mác – Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Cung cấp cho sinh viên một cách nhìn khoa nhất đối với hiện thực khách quan và khẳng định vị trí, vai trò của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới. Từ đó có thái độ đúng đắn, khoa học với hiện thực khách quan, có phương hướng chính trị vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích các vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần thế giới quan Mác – Lênin
Với tư cách là một hệ thống lý luận, một học thuyết, triết học Mác – Lênin đã lý giải một cách khoa học nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Như vậy, triết học Mác – Lênin đóng vai trị là cơ sở lý luận là “hạt nhân” của thế giới quan. Gọi là “hạt nhân” của thế giới quan bởi vì ngoài triết học Mác – Lênin, thế giới quan Mác – Lênin còn có các quan điểm về chính trị, kinh tế, đạo đức, luật pháp, thẩm mỹ…song tất cả các quan điểm trên được được xây dựng trên nền tảng khoa học Mác – Lênin. Quan điểm và niềm tin của triết học Mác – Lênin đã tạo nên nền tảng thế giới quan Mác –
Lênin. Thế giới quan khoa học là tổng thể những nhận thức chung về thế giới trên cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản triết học.
Nội dung này trước hết xây dựng cho sinh viên quan điểm về khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể. Những quan điểm này giúp cho sinh viên trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ hiện thực khách quan, phản ánh sự vật trung thành như nó vốn có, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan, không lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, chân lý. Không lấy ý chí áp đặt cho thực tế, tôn trọng sự thật tránh thái độ chủ quan, nóng vội, phiến diện, định kiến, không trung thực. Quan điểm khách quan tạo tiền đề sáng tạo của người trí thức. Bởi vì, muốn sáng tạo người trí thức phải hiểu về hiện thực khách quan. Quan điểm khách quan làm nền tảng của quan điểm khác, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội quan điểm này rất quan trọng vì trong xã hội là tổng thể những cá thể có ý thức, có lợi ích riêng, những cá thể đó lại tự đặt ra mục đích, phương pháp để thực hiện mục đích đó nên dễ rơi vào chủ nghĩa chủ quan. Quan điểm đúng đắn về thế giới quan khoa học còn giúp cho sinh viên phát huy tính năng động chủ quan của con người, quan điểm này giúp cho người sinh viên - nhà khoa học tương lai phản ánh thế giới hiện thực có định hướng, chọn lọc nhằm hình thành những quan niệm, tư tưởng mới có tác dụng định hướng tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Do vậy, nó thể hiện là thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của hiện thực khách quan.
Tóm lại, khoa học Mác – Lênin hay chính triết học đã lý giải về mặt lý luận toàn bộ các dữ kiện của hiện thực khách quan và hoạt động thực tiễn của con người một cách lịch sử - cụ thể và khoa học nhất. Và vấn đề cơ bản của triết học, như Ăng-ghen đã nói, vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào? Con người có nhận thức được thế giới hay không cũng là vấn đề chính của thế giới quan. Thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà linh hồn của nó chính là thế giới quan
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống lý luận khoa học và cách mạng nhất. Thế giới quan này đã và đang sẽ là một công cụ tư duy quan trọng nhất định hướng cho toàn đảng toàn dân trên con đường đổi mới, thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là sinh viên những người chủ nhân tương lai của đất nước, những người đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung của dân tộc bằng những hoạt động nhận thức và thực tiễn học tập của mình. Vỡ vậy có thể khẳng định rằng: hình thành một thế giới quan khoa học là nền tảng vững chắc cho sinh viên… Bên cạnh việc hình thành và phát triển ý thức cá nhân, đạo đức, nhân cách thì nó còn giúp cho sinh viên có hướng đi, tầm nhìn đúng đắn trong hoạt động nhận thức của mình. Đồng thời nó cũng chính là cơ sở ban đầu để cho sinh viên có thể chọn lọc và tiếp thu những tri thức khoa học khác phục vụ đắc lực và nhiệm vụ học tập của mình. Không ngừng nâng cao thành tích học tập, tìm tòi và nghiên cứu khoa học… nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của mình.
Tuy nhiên thế giới quan không hình thành một cách tự động, tức là cứ trang bị đến đâu thì có thế giới quan đến đó. Mà để có thế giới quan phải là quá trình chuyển tri thức thành niềm tin khoa học trong mỗi sinh viên. Cơ sở để hình thành thế giới quan là những nhận thức về tự nhiên và xã hội, là kết quả của quá trình giáo dục và những kinh nghiệm được tích luỹ trong thực tiễn của sinh viên. Đó chính là quá trình hình thành và phát triển các quan điểm, quan niệm, niềm tin về vai trò khả năng của con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Tri thức, niềm tin, lý tưởng và tình cảm là yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên thế giới quan. Trong đó tri thức tự nó chưa thể trở thành thế giới quan được. Nỉ chỉ có gia nhập khi có niềm tin của con người. Nhờ có niềm tin mà tri thức mới trở thành cơ sở cho mọi nhận thức và hành động tiếp theo của con người. Khi biến thành niềm tin, tri thức biến thành động cơ, động lực tinh thần cho hoạt động tinh thần của mỗi người. Nỉ lại càng kích thích tính tích cực quá tình tìm tòi, khám phá những cái mới, xây
dựng được một lý tưởng lành mạnh hơn, chính chắn hơn. Khi có tri thức và niềm tin đóng vai trị động cơ, động lực thì mỗi sinh viên thể hiện trình độ sâu sắc trong nhận thức và tri thức, hình thành thế giới quan và khi đó thế giới quan trở thành nhân tố định hướng quan trọng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn – hoạt động học tập
Tri thức khoa học Mác – Lênin giúp cho sinh viên hình thành thế giới quan khoa học mà nó còn giúp sinh viên có cách nhận thức luận đúng đắn. Quá trình nhận thức và tư duy của con người không phải là một cái gì đó cứng nhắc, bất biến và thụ động mà nó luôn tuân theo một mạch logic của tư duy. Thông qua các thao tác của tư duy như so sánh, phân tích, trừu tượng hoá, khái quát hoá, lập luận, diễn giải…nhằm biến những sự vật hiện tượng dưới dạng tồn tại của chính nó thành sản phẩm của tư duy, thành “cái của mình” dưới một hình thức mới có thể kiểm nghiệm tính đúng đắn của tri thức. Do là cái của mình cho nên nó được biểu hiện một dạng mới sống động, mang dấu ấn riêng của chủ thể - cái chủ quan về cái khách quan. Đó chính là vai trò của nhận thức luận trên cơ sở nền tảng thế giới quan khoa học.
Khoa học Mác – Lênin khẳng định quá trình nhận thức của con người luôn là những cái cụ thể đến cái trừu tượng, chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ quá trình nhận thức “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn. Đó chính là con đường biện chứng nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”[54, tr.179]. Biết rằng quá trình nhận thức của sinh viên ngồi trên ghế nhà trường là quá trình nhận thức lại chân lý, kinh nghiệm, tri thức mà đã được nhân loại khái quát đúc rút, thông qua quá trình xử lý sư phạm mà trở thành tri thức, khung chương trình đào tạo mà mỗi sinh viên phải hoàn thiện trong quá trình học tập. Quá trình nhận thức đó không chỉ là trang bị cho mình thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mà còn giúp cho mỗi sinh viên nắm bắt được những phạm trù, khái niệm, những quy luật kinh tế có tính đặc thù, quan hệ kinh tế…tri
thức có tính ứng dụng thực tiễn hết sức cao trong quan hệ xã hội, kinh tế. Chính vì vậy lại càng kích thích tính tích cực của tư duy giúp cho sinh viên có hướng đào sâu kiến thức, mở rộng vấn đề thực tế, liên hệ đạt yêu cầu cả về chiều rộng và chiều sâu hoàn thiện hơn nữa nội dung bài học. Biết gắn tất cả những môn học với nhau, nó có liên quan gì? Để có cách học hợp lí, trả thi có kết quả cao. Đáp ứng yêu cầu của giảng viên và mục tiêu của từng chuyên ngành đào tạo.
Dựa trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận khoa học là những tiền đề, công cụ để mỗi sinh viên đi vào nhận thức thế giới. Nhưng cũng thông qua đó tri thức khoa học Mác – Lênin cũn trang bị cho sinh viên một cách logic, hệ thống những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật,
hình thành ở mỗi sinh viên khả năng biểu đạt, lĩnh hội hay chiếm lĩnh những tri thức mới một cách có hệ thống và khoa học nhất. Dựa trên những quan điểm khách quan và lịch sử cụ thể mỗi sinh viên đã tự biết mình lựa chọn những tri thức nào có mối liên hệ qua lại, logic biện chứng với nhau, biết gắn những vấn đề lí luận với những hoạt động thực tiễn khoa học, bằng những hoạt động thực nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của những tri thức mà mình vừa chiếm được. Bằng những thao tác của tư duy, hoạt động của hệ thần kinh có tổ chức cao để khái quát hoá, cụ thể hoá những kiến thức mà mình thu lượm được. Từ đó, góp phần làm phong phú “vốn riêng” của mình mà hơn thế tư duy được mài sắc hơn, nhanh nhậy hơn, sáng tạo hơn khi đi nhận thức vấn đề và giải quyết một vấn đề thực tiễn đặt ra. Mỗi sinh viên trong mình mang ý chí sắt đá lý tưởng, con đường cách mạng. Đồng