khoa học Mác – Lênin
Chuẩn hoá nội dung và khung chương trình học tập là việc quan trọng của mỗi chuyên ngành đào tạo. Việc đó giúp cho sinh viên mỗi chuyên ngành có thể có những cơ hội phát huy những thế mạnh, niềm đam mê với chuyên ngành mà mình theo đuổi. Như vậy, việc chuẩn về một khung chương trình nhằm đảm bảo tính logic với đặc điểm nhận thức của sinh viên. Mỗi môn khoa học có một đối tượng nghiên cứu khác nhau, phương pháp nghiên cứu khác nhau cho nên việc sắp xếp khoa học chính là cơ sở giúp sinh viên có thể khái quát tổng quan về tri thức khoa học Mác. Ví dụ như giảng dạy bộ môn triết học đầu tiên giúp cho sinh viên có được những nền tảng thế giới quan và phương pháp luận khi đi nghiên cứu kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học và những môn khoa học khác. Rất nhiều trường hợp sinh viên được hỏi về tri thức khoa học Mác mà họ không biết trả lời như thế nào, họ không hiểu gì. Nguyên nhân sảy ra tình trạng ấy đều bắt nguồn từ hai phía. Nhưng để khẳng định có được một khung chương trình chuẩn nó không chỉ tạo thuận lợi cho logic nhận thức của sinh viên đảm bảo chất lượng của môn học mà còn chất lượng chung của sinh viên.
Cần phải xây dựng những tiêu chí đặc thù cho từng chuyên ngành Mác – Lânin trong quá trình đào tạo tại Học viện. Đối với khối nghiệp vụ thì nội dung tri thức khoa học Mác – Lênin là nhẹ hơn so với khối lý luận. Những nội dung bài học đối với khối này giáo viên thường trình bày những kiến thức cơ bản, sau đó cho sinh viên về nhà tự tìm hiểu và giáo viên có thể bổ sung vào tiết học lần sau. Còn đối với những sinh viên chuyên ngành Mác – Lênin cần có những biện pháp cụ thể như bên cạnh nội dung giảng dạy trên lớp thì còn
phải có những cuộc hội thảo, chuyên đề cụ thể giúp sinh viên tăng cường kiến thức thực tế và giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức khoa học Mác có những cơ sở niềm tin.
Để đảm bảo cho tính thống nhất giữa nội dung chương trình và hệ thống giáo trình thì cần tránh những nội dung quá cao xa khó hiểu mà giáo trình cần phải cụ thể hoá những nội dung tri thức khoa học ấy. Nhiệm vụ ấy giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong quá trình tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu, là những cơ sở giúp cho sinh viên có thể lĩnh hội những kiến thức trên lớp dễ dàng và có hiệu quả. Theo điều tra của nhóm thì việc học môn khoa học Mác có khó khăn gì không có 40% sinh viên cho rằng là tri thức trừu tượng khó hiểu. Đó cũng là do những giáo trình của Học viện chưa cụ thể hoá những nội dung ấy mà chỉ diễn giải vấn đề ở tầm vĩ mô, khái quát cao. Khiến cho quá trình học tập của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn.
Chuẩn hoá giáo trình còn được thể hiện là lược bỏ những nội dung bị trùng lặp thay vào đó là những nội dung mang tính thời sự cao. Nhằm đảm bảo hợp lý nội dung dạy học và tiến độ dạy học. Cần có những điểm nhấn điểm lướt trong trong từng nội dung của từng môn khoa học, tránh sự nhàm chán cho người học.
Không ngừng bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin cho phù hợp với thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở khoa học tăng cường tính cách mạng và khoa học cho những tri thức khoa học này. Quan trọng hơn chính là giúp cho quá trình nghiên cứu và học tập có niềm tin và hiệu quả cao nhất. Như chúng ta đã biết sự thống nhất thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng là một thuộc tính đặc thù, là linh hồn của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn luôn vận động và biến đổi cho nên việc bổ sung tri thức khoa học Mác là một việc vô cùng cấp thiết để học, nghiên cứu và vận dụng có tính thuyết phục cao và tạo nên hứng thú cho người học. Trong quá trình đó phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa cái mới và cái cũ. Tránh sự lặp lại giản đơn mà phải có sự kế thừa những nội dung trước. Tránh sự lãng phí và trái với logic của quá trình học tập. Sự bổ sung những kiến thức ấy chính là cơ sở
kích thích tính tích cực học tập, tiếp nhận tri thức khoa học Mác. Mỗi một môn khoa học Mác có những đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng biệt nhưng trong quá trình ấy phải chỉ ra sự liên quan từng môn khoa học, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát nhất, tránh hiện tượng học trước quân sau, học môn này mà không thấy được sự liên quan với môn khác, bề nổi mà không chỉ ra được bản chất của khoa học Mác – Lênin. Thực tế một số sinh viên chuyên ngành Mác – Lênin và khối không chuyên vẫn chưa hiểu được những môn khoa học này dẫn đến có những tư tưởng sai lầm, phản khoa học, thiếu niềm tin. Học và thi các môn khoa học này chỉ như một con vẹt. Dẫn đến chất lượng học tập của một số sinh viên không cao.
Đảm bảo nội dung có sự thống nhất tính đảng và tính khoa học. Nội dung cơ bản nhất của môn khoa học này chính là sự thống nhất với tính tư tưởng và thực tiễn. Nếu mất đi một trong những tính này thì vô hình chung nó sẽ hết giá trị khoa học. Không những vậy còn giúp cho quá trình học tập và nhận thức của sinh viên không có hiệu quả. Sự thống nhất của bộ ba khoa học Mác và những môn logic, mỹ học, đạo đức học tạo nên một thể thống nhất giúp cho sinh viên hiểu đúng và đủ về tri thức khoa học Mác đồng thời thấy rõ tính chiến đấu của những tri thức khoa học đó. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thì việc đổi mới hình thức cũng là một yêu cầu nhưng cần quán triệt lệch nội dung.
Đảm bảo thống nhất nguyên tắc gắn lý luận và thực tiễn. Tính lý luận ở đây tránh trừu tượng quá sâu mà không giảng giải, giải thích tạo nên sự mơ hồ cho người học. Thực tiễn chính là cơ sở niềm tin khẳng định tính đúng đắn của nhưng tri thức đó, tạo nên niềm tin, hứng thú cho người học. Nếu không đảm bảo gắn hai tính này thì đã làm giảm sức thuyết phục của khoa học Mác – Lênin.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu để bổ sung lí luận chủ nghĩa Mác phù hợp với điều kiện thực tiễn, làm rõ hiệu quả đối với nhận thức người học, từ đó có thể đưa ra những tích cực và hạn chế. Cụ thể:
Một là: Học thuyết Mác là một hệ thống mở không phải là hệ thống khép kín cho nên việc nghiên cứu, bổ sung tri thức khoa học Mác để tránh những sai
lầm, dập khuôn, giáo điều trong quá trình nghiên cứu và vận dụng tri thức khoa học ấy. Lý luận chủ nghĩa Mác không phải là một cái gì đó đã xong xuôi, bất biến mà luôn là quá trình vận động biến đổi cùng với thực tiễn, soi rọi cho thực tiễn. Trân thực tế nhiều nội dung vận dụng cứng nhắc, khô khan thậm trí là sai lầm khiến cho sinh viên cảm thấy chán nản, mất niềm tin vào nó.
Hai là: Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế giúp cho sinh viên tiếp nhận rất nhiều luồng thông tin khác nhau. Đó cũng chính là cơ hội cho bọn phản động thực hiện âm mưu “diễn biến hồ bình” chống phá Đảng, nói xấu chủ nghĩa Mác. Đó là một trở ngại lớn cần khắc phục khi học chủ nghĩa Mác. Do vậy thường xuyên bổ sung tri thức chủ nghĩa Mác bằng:
Bổ sung thành tựu khoa học kĩ thuật đó chính là cơ sở khẳng định tính đúng đắn của thế giới quan duy vật – phương pháp biện chứng. Phương pháp giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin cũng phải phù hợp với điều kiện khoa học – công nghệ hiện nay. Nếu không thống nhất khoa học tự nhiên và phương pháp biện chứng thì vô hình chung làm cho phép biện chứng khô cứng, nghèo nàn, mất đi linh hồn của chủ nghĩa Mác. Cơ sở khoa học tư nhiên, những phát minh khoa học tự nhiên chính là tạo cơ sở niềm tin, củng cố thêm tri thức khoa học Mác nhằm mục đích:
Phát triển một cách toàn diện con người, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Sự phát triển của người này chính là động lực cho sự phát triển của người khác. Từ đó vươn lên một xã hội hài hồ, một xã hội không có đấu tranh thương vong mà chỉ còn sự đấu tranh vì sự phát triển, vì sự tiến bộ công bằng của xã hội mà thôi. Trên cơ sở những giá trị đó thì nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chỉ có thể bảo vệ chủ nghĩa Mác khi chúng ta dựa trên chính những cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác thì đó cũng chính là yếu tố đầu tiên thúc đẩy sự hứng thú của người học, tạo nên hiệu quả cao được.
Như vậy, chuẩn hoá nội dung khoa học Mác – Lênin là một việc hết sức cần thiết bởi nó chính là đối tượng nhân thức của sinh viên. Nội dung đó có đem
lại hứng thú cho người học hay không chính là phụ thuộc vào bản chất của tri thức khoa học ấy và sự bổ sung có chọn lọc. Đem lại những cơ sở niềm tin cho người học vào những tri thức khoa học ấy. Nhưng để những tri thức sống động, phong phú trở thành đối tượng nhận thức cho sinh viên thì còn phải phụ thuộc rất nhiều vào trình độ năng lực và phương pháp của giảng viên.