giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin nhằm phát huy cao độ vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực của sinh viên trong quá trình học tập
Để có một chất lượng học tập đạt yêu cầu đặt ra thì cần phải có rất nhiều những điều kiện và những nhân tố cùng tham gia vào quá trình đó. Trong đó trình độ và phương pháp của giảng viên đóng vai trị to lớn trong việc truyền thụ và khơi gợi niềm đam mê ở sinh viên. Nhưng thầy phải giỏi thì trị mới giỏi được, đó cũng là một nguyên lý bất di bất dịch trong dạy học. Thông qua người thầy thì chúng ta cũng có thể đánh giá đôi phần về trị được. Do vậy, để nâng cao chất lượng học tập của sinh viên học viện thì việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giảng viên là một việc đáng làm. Trước hết một giảng viên có trình độ chuyên môn cao có thể truyền đạt cho sinh viên của mình một nền tảng vũng chắc về kiến thức, chuẩn khoa học. Hai là giảng viên phải có tâm với nghề, phải coi sự nghiệp trồng người là sự nghiệp vô cùng cao cả.
Một giảng viên có được một phương pháp truyền thụ khoa học, dễ hiểu coi như nội dung của bài học gần như được sáng tỏ. Chính từ những phương pháp khoa học ấy là yếu tố quan trọng khơi gợi ở sinh viên niềm đam mê, hứng thú trong học tập, kích thích sinh viên tò mò và tìm hiểu sâu vấn đề. Chính điều đó là đã phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên. Với tư cách là chủ thể của quá trình học tập. Đối với giảng viên khoa học Mác – Lênin thì yêu cầu đặt ra càng cao hơn. Bởi lượng kiến thức mà giảng viên truyền đạt cho sinh viên là những kiến thức trừu tượng, khó hiểu đỏi hỏi giảng viên phải là người biết sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp. Nếu không;
Hai là: thủ tiêu đi tính chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên với vai trò là chủ thể của quá trình học tập.
Trên thực tế khi điều tra học tập của sinh viên học viện Báo Chí và Tuyên Truyền về những khó khăn khi học tập những môn khoa học Mác - Lênin thì có trên 40% phần trăm sinh viên cho rằng phương pháp của giảng viên còn khó hiểu khi truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Như vậy, phương pháp có vai trò to lớn dẫn tới thành công của bài học, lôi cuốn và phù hợp với đối tượng, khả năng nhận thức của sinh viên. Đồng thời nó còn củng cố niềm tin cho sinh viên vào tri thức khoa học ấy, bởi sinh viên có hiểu thì mới có thể tin tưởng vào tính đúng đắn của nó.
Như chúng ta thường biết đến phương pháp truyền thống giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin là phương pháp thuyết trình. Do đặc thù của khoa học này là giảng dậy những kiến thức chung chung, trừu tượng mà lượng kiến thức lại quá nhiều cho nên sử dụng phương pháp này là rất hợp lý. Thế nhưng thực tế phương pháp này lại gây nên sự nhàm chán cho người học, không khơi gợi tính chủ động của sinh viên. Cho nên vấn đề đặt ra làm thế nào sử dụng phương pháp vừa đảm bảo truyền đạt tốt lượng kiến thức nhiều ấy mà vừa phát huy ở người học tính chủ động biến quá trình học tập của sinh viên thành tự học. Cho nên phương pháp của giảng viên có giỏi hay không là biết đánh thức niềm đam mê ở người, xuất phát từ đặc điểm của sinh viên mà giảng dạy phù hợp với đặc điểm đó. để có phương pháp giảng dạy hợp lý khoa học nhóm đề tài xin đóng góp một số ý kiến sau:
Một là: đổi mới logic giảng dạy bằng việc hướng dẫn đọc trước nội dung - dạy trên lớp - chuyên đề - thảo luận - kiểm tra đánh giá. Thay cho hình thức cũ là không có nội dung đọc trước. Như thế chính là làm cho sinh viên thụ động trong nội dung bài mới.
Hai là: phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề và hỏi đáp. Mỗi phương pháp có những ưu khuyết điểm riêng cho nên chỉ có kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp này mới có thể đảm bảo hoàn thiện từng nội dung và giúp cho sinh viên hiểu bài sâu hơn, không gò bó
cứng nhắc. Sự kết hợp liên tục này chính là “đặt sinh viên vào vị trí trung tâm” là một trong những hướng tác động của phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, tích cực. Như vậy theo quan điểm này chính là trong quá trình dạy học không chỉ có giảng viên biết mục tiêu, mục đích của đào tạo mà sinh viên cũng nắm rõ những mục tiêu ấy. Nhưng để đặt sinh viên vào vị trí trung tâm này thì cần phải cung cấp cho sinh viên hệ thống những phương pháp để họ có khả năng tự học, chủ động và sáng tạo. Đó chính là nét mới so với trước đây mà giảng viên chỉ sử dụng một phương pháp thuyết trình. Cho nên có một phương pháp tích cực chính là kết hợp tất cả những phương pháp để khai thác ưu thế của từng phương pháp riêng biệt.
Ba là: Phải ứng dụng công nghệ dạy học vào nội dung bài học. Hiện nay đã có rất nhiều giảng viên đi tiên phong trong việc thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực sử dụng các giáo án điện tử, Power Point…để dạy học với những ưu điểm trực quan, giáo viên chủ động trong bài giảng, đáp ứng yêu cầu xã hội hoá thông tin hiện nay. Thông qua phương pháp này sinh viên có thể nắm được nhiều kiến thức, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. như vậy, vô hình chung chúng ta thấy vai trò của giáo viên trở thành người hướng dẫn còn sinh viên là nhân vật chính. Người thầy đóng vai trị thẩm định kiến thức cho người học.
Bốn là: Cần phải có những phương pháp đặc thù trong giảng dạy tri thức khoa học Mác – Lênin trong học viện. Chẳng hạn đối với sinh viên thuộc những lớp nghiệp vụ nên kết hợp chủ yếu là những phương pháp trực quan, tổ chức thảo luận nhóm thì hiệu quả hơn phương pháp thuyết trình và nêu vấn đề. Vì với những sinh viên này họ thường được học những môn thực tế, sôi nổi…còn đối với sinh viên thuộc khối lý luận thì kết hợp phương pháp thuyết trình dẫn dắt vấn đề, giáo án điện và hỏi đáp, đa dạng các sân chơi nhằm tăng cường hiểu biết như Olympic triết học, hay những cuộc thi nghiên cứu khoa học trong khoa là một trường tốt giúp sinh viên vui chơi và học hỏi tri thức khoa học Mác.
Giảng viên cần phải có những hướng dẫn cụ thể và cơ bản giúp sinh viên có thể ôn luyện, viết bài thi, làm tiểu luận, vấn đáp, nghiên cứu khoa học… và trả thi tốt nhất. Đặc biệt là phương pháp kiểm tra đánh giá cần phải có những thay đổi thay như hình thức thi vấn đáp, trắc nghiệm, luận vấn đề nhằm phát huy tối đa năng lực người học, đánh giá chính xác năng lực người học.