Khái quát về Học viện Báo chí và Tuyên truyền và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Một phần của tài liệu Tri thức khoa học Mác – Lênin với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (Trang 54 - 57)

2.1. Thực trạng phát huy vai trò tri thức khoa học Mác – Lênin vớiviệc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2.1.1. Khái quát về Học viện Báo chí và Tuyên truyền và sinh viênHọc viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16-01-1962 theo nghị quyết 36NQ/TƯ của ban bí thu trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khó III, trên cơ sở hợp nhất của 3 trường trường Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, trường Tuyên Huấn và Đại học Nhân Dân.

Căn cứ quyết định số: 304/ QĐ – HVCTQG Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2006 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện Báo chí – Tuyên truyền của giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Là cơ sở đào tạo cán bộ trong diện quy hoạch giảng viên lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ phóng viên báo chí, biên tập viên xuất bản, cán bộ làm công tác tư tưởng văn hoá và khoa học xã hội nhân văn khác; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, lí luận, báo chí và truyền thông.

Học viện có nhiệm vụ đào tạo trưởng phó phòng trở lên thuộc cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương, ở các bộ, ban ngành đoàn thể trung ương và tỉnh, thành phố, phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ, phó trưởng ban tuyên giáo huyện uỷ quận uỷ, thị uỷ ở trình độ đại học và sau đại học.

- Đào tạo giảng viên lý luận chính trị bậc đại học cho các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường đào tạo cán bộ của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, các trường đại học và cao đẳng.

- Đào tạo bậc đại học và sau đại học các chuyên ngành báo chí, xuất bản và tuyên truyền.

- Bồi dưỡng kiến thức mới, nghiệp vụ công tác chuyên môn, lý luận chính trị và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc các đối tượng nêu trên.

Như vậy, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền vừa là trường Đảng vừa là trường đại học có mục tiêu đào tạo là cán bộ chính trị, tư tưởng – văn hoá, có khả năng làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị các cấp, giáo viên chính trị các trường đại học cao đẳng, trung cấp, nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí…nghĩa là sau khi ra trường họ là những người trực tiếp giáo dục – đào tạo và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy việc giáo dục, giảng dạy trong nhà trường, trang bị cho sinh viên những tri thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Bởi để đáp ứng yêu cầu đào tạo thì việc xác định nội dung chương trình và điều kiện khác cũng là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng học tập của sinh viên nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung đào tạo được chia theo cụ thể theo từng ngành và khối đào tạo. trong đó: khối nghiệp vụ trên cơ sở nền tảng lý luận của khoa học lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn khác thì họ còn được đào tạo những kiến thức chuyên ngành của những nhà báo, xuất bản, truyền thông…còn khối lý luận được đào tạo bài bản về lý luận chính trị và chuyên ngành của khoa học lý luận chính trị. Tóm lại, nhìn một cách tổng thể thì nội dung lý luận chính trị (những tri thức khoa học Mác – Lênin ) là những môn khoa học cơ

bản, nền tảng cung cấp cho người học tri thức khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và chuyên ngành của khoa học ấy cho từng ngành học, cấp học đáp ứng yêu cầu đào tạo của từng chuyên ngành riêng biệt. Với mục tiêu hình thành ở người học những giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và cơ bản nhất là trở thành những người công dân tốt, những người lao động tốt.

Với 50 năm xây dựng và trưởng thành, cho đến nay học viện Báo chí và Tuyên truyền đã được mở rộng với 31 khoa, đào tạo nhiều ngành nghề phong phú và đa dạng, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của xã hội và sự nghiệp xây dựng đổi mới đất nước hiện nay. Tuy nhiên về cơ bản vẫn chia thành hai khối: nghiệp vụ và lí luận. Khối lý luận như: triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng đảng…; khối nghiệp vụ: báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, quan hệ quốc tế …Trong những năm gần đây, sinh viên Học viện cũng là những đối tượng được tuyển chọn qua các kỳ thi đại học của cả nước, đảm bảo yêu cầu về chất lượng đầu vào của các ngành học cụ thể. Với nền tảng đó cùng với tính chủ động, sáng tạo, tích cực của tuổi trẻ lại được học tập rèn luyện trong môi trường năng động nhưng rất nề nếp nên ngoài những đặc điểm sinh viên nói chung thì sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng có những đặc điểm riêng. Sinh viên Học viện Báo chí không chỉ chủ động trong học tập mà các bạn còn chủ động trong các hoạt động rèn luyện. Các phong trào thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, ủng hộ giúp đồng bào bị bão lũ…được mọi người tham gia rất nhiệt tình. Các bạn sinh viên bên cạnh việc chính là học thì các bạn còn tham gia vào xã hội như một cá thể trưởng thành với những công việc làm thêm.

Như vậy sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là những cá thể riêng biệt có đời sống tình cảm phong phú bên cạnh đó là những người có khả năng nhận thức tốt, linh hoạt, chủ động trong việc tìm tòi những tri thức mới và có tinh thần tự giác cao độ. Đó là những nhân tố chủ quan thuận lợi giúp

sinh viên có thể lĩnh hội và nâng cao chất lượng học tập của mình. Đáp ứng một cách cao nhất yêu cầu đặt ra cho từng ngành học, bậc học để trở thành những người có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất chính trị vững vàng… đúng như mục tiêu đào tạo mà nhà trường đề ra.

Một phần của tài liệu Tri thức khoa học Mác – Lênin với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (Trang 54 - 57)