học Mác – Lênin với nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
“Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền” Là một trường Đảng, trường Đại học thì việc nâng cao chất lượng học tập – trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực luôn là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết. Để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ, phẩn chất đạo đức thì là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các khâu trong quá trình ấy. Trong đó, việc làm rõ và phát huy vai trò tri thức khoa học Mác – Lênin là cơ sở xây dựng nên nguồn nhân lực có chất lượng mà trước tiên là có chất lượng học tập tốt. Bởi những giá trị khoa học mà khoa học Mác – Lênin đem lại , thông qua việc khảo sát thực tế đề tài đã thu được những thông tin đáng mừng. Tuy nhiên, Cú những vấn đề đang tồn tại cần nhận thấy để đưa ra những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của tri thức khoa học Mác – Lênin để góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên học viện
2.1.3.1. Sự mất cân đối giữa tri thức khoa học Mác – Lênin trừu tượng, khó hiểu với khả năng nhận thức của sinh viên còn hạn chế
Như chúng ta biết, khoa học Mác – Lênin là những tri thức lí luận chung nhất về những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Những tri thức đó không phải hiển nhiên mà các nhà kinh điển sáng tạo ra. Đó là quá trình đúc kết thông qua thực tiễn và đã được thực tiễn cách mạng chứng minh. Cho nên, những tri thức đó vốn là những lí luận hết sức cụ thể nhưng được khái quát lên thành những quy luật, nguyên lý, phạm trù, khái niệm…chung nhất về thực tiễn cách mạng và con đường cách mạng…chính vì thế đó là những kiến thức rất sâu xa, uyên bác. Trong khi đó sinh viên là những người vừa dời ghế nhà trường phổ thông lân đại học với bao nhiêu bỡ ngỡ, tuổi đời còn trẻ, tri thức còn non nớt va chạm xã hội ít. Họ phải tiếp cận với những môn khoa học vốn được mệnh danh là “khô, khó, khổ”. Nhận thức của sinh viên mới
vốn hạn hẹp, thụ động và chưa biết khái quát những vấn đề chung. Cho nên đó cũng là một khó khăn, trở ngại rất lớn làm ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của tri thức khoa học Mác – Lênin đến chất lượng học tập của sinh viên học viện. Bên cạnh đó do xu hướng chung của sinh viên hiện nay là đi nhiều và sâu vào những ngành thực tế cao như tài chính - ngân hàng, kinh doanh, ngoại ngữ tin học…chứ không mấy sinh viên có hứng thú đi nghiên cứu và học tập những ngành khoa học nhân văn, khoa học Mác – Lênin. Cho nên những sinh viên theo học ngành này thường có đầu vào đuối hơn về nhận thức và chưa thực sự hứng thú với những ngành này.
2.1.3.2. Hạn chế về mặt giáo trình và tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu
Tri thức khoa học Mác vốn là những tri thức trừu tượng, khó hiểu trong khi đó hệ thống giáo trình, đề cương bài giảng của những môn khoa học này thì không có tài liệu chính thống cho từng ngành học, cấp học, bậc học. Trong khi đó nội dung giáo trình đôi khi còn không chuẩn xác về tri thức khoa học, sai về thuật ngữ chuyên ngành dẫn đến tình trạng sinh viên càng đọc càng không hiểu. Hơn nữa những tri thức khoa học đó vốn là những quy luật, khái niệm chung chung nhưng khi biên soạn sách thì những cái “chung chung” ấy giường như lại càng chung chung hơn. Đó là trở ngại lớn cho quá trình tiếp nhận tri thức khoa học Mác.
Do quá trừu tượng cho nên thực tiễn ứng dụng và những vận dụng vào thực tế là rất khó thấy để tạo nên hứng thú cho sinh viên tham gia tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu như những ngành khoa học khác. Cho nên lại càng lại càng tạo nên khoảng cách tri thức khoa học này với sinh viên.
2.1.3.3. Một bộ phận sinh viên còn có thái độ thờ ơ, tầm thường hoá, thiếu niềm tin với những tri thức khoa học Mác – Lênin
Tại học viện Báo Chí và Tuyên Truyền tri thức khoa học Mác được chia ra giảng dậy cho khối nghiệp vụ và khối lý luận. Bên cạnh vai trò là những khoa học chuyên ngành cho sinh viên khối lý luận thì đối với sinh viên khối nghiệp vụ những tri thức này đóng vai trị là những môn đại cương. Nên sinh viên khối này thường chán học, ngại học, học chỉ là đối phó, thi cho qua
chứ chưa được học và nghiên cứu một cách nghiêm túc. Hiện tượng này cũng không phải là hiếm đối với một số sinh viên khối lý luận. Cú một số sinh viên thuộc diện ngồi nhầm ngành, học chỉ để đối phó, học không biết học để làm gì? Có vai trò gì?
2.1.3.4. Định hướng và phương pháp giảng dậy của giảng viên còn khó hiểu, chưa lôi cuốn được sinh viên
Qua khảo sát nhóm đề tài thấy một trong những khó khăn khi học các môn khoa học Mác – Lênin chính là phương pháp giảng dậy của giảng viên còn khó hiểu. Dẫn đến một số sinh viên không hiểu được, không lôi cuốn được sinh viên vào nội dung bài học. Bởi:
Một là: phương pháp giảng dậy của giảng viên chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giảng xuông, giảng chay cho nên vốn những tri thức đó đã trừu tượng thì nó lại càng trừu tượng khó hiểu hơn. Cách thức giảng dạy còn thiên về lý luận, chưa tìm ra những phương thức hiệu quả giúp sinh viên chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức và sử dụng những kiến thức lĩnh hội được để luận giải các vấn đề của cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên ít đặt ra yêu cầu cao đối với sinh viên. Việc tổ chức, hướng dẫn phương pháp học tập cho sinh viên chưa được chú trọng đúng mức. Thầy chưa đánh thức được sự đam mê, khả năng tư duy của người học. Lý thuyết khô khan, giáo điều, ít gắn với thực tiễn, chưa soi rọi vào những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Điều đó làm cho sinh viên ít quan tâm đến môn học và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên bên cạnh đó một số giảng viên đi tiên phong trong phương pháp giảng dạy tích cực dựng những phương tiện trực quan là máy chiếu, video… Song do khai thác thiếu khoa học hoặc quá lạm dụngn lại làm cho sinh viên thụ động, mà những lời giảng của giảng viên thường bị rơi vào những “khoảng không, khoảng chết” cho nên hiệu quả bài giảng không cao.
Hai là: Trong quá trình giảng dạy vấn đề hướng nghề nghiệp của giảng viên còn rất hạn chế. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho một số sinh viên giảm sút niềm tin, học không biết để làm gì. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận những tri thức khoa học ấy.
2.1.3.5. Ý thức tự giác, chủ động, tích cực của một bộ phận của sinh viên chưa cao trong việc học tập, nghiên cứu những tri thức khoa học Mác – Lênin
Xác định học đại học là khác hoàn toàn với học phổ thông. Học đại học là lấy người học là chủ đạo. Vai trò chủ đạo này được thể hiện ở trên lớp và ở nhà. Sinh viên là người làm chủ quá trình học tập. Tuy nhiên một số sinh viên chưa thực sự tự giác trong quá trình lĩnh hội tri thức. Cụ thể là:
Một là: một số sinh viên học viện chưa có thái độ tích cực với những môn khoa học Mác – Lênin. Chính vì chưa có thái độ đúng mực với những tri thức ấy cho nên sự chuẩn bị cho nội dung học, bài học, vấn đề liên quan đến bài học là hầu như là không có. Dẫn đến nội dung bài học đơn điệu nhàm chán. Người học không có hứng thú.
Hai là: Ý thức tự học của sinh viên chưa cao vì sinh viên chưa có những phương pháp nghiên cứu, chọn lọc, tổng hợp, phân tích những tri thức khó hiểu trừu tượng đó. Ngay cả những sinh viên chuyên ngành cũng chưa thể có được phương pháp khoa học trong nghiên cứu những chuyên ngành của khoa học Mác – Lênin. Một số sinh viên do không có phương pháp nghiên cứu cho nên đối với họ hình thức trả thi chủ yếu là đến khi thi mới học. Với 65% sinh viên khối nghiệp vụ cho rằng khi nào thi họ mới học. Chính vì lẽ đó kết quả học tập những môn khoa học Mác – Lênin cũng như toàn bộ kết quả chung của họ cũng không được cao.