Đánh giá việc phát huy vai trò tri thức khoa học Mác – Lênin với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và

Một phần của tài liệu Tri thức khoa học Mác – Lênin với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (Trang 57 - 91)

với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Ở nội dung phần trước đề tài đã trình bày và chỉ ra việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên cần có rất nhiều những điều kiện khách quan, những nhân tố chủ quan chi phối đến chất lượng học tập của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong đó nội dung chương trình, tri thức khoa học Mác – Lênin cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của sinh viên học viện. Học các môn khoa học Mác – Lênin không chỉ là học tri thức mà quan trọng hơn cả là trang bị cho sinh viên thế giới quan khoa học, phương pháp luận cách mạng, nhận thức luận đúng đắn và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa là một trong những mục tiêu gần và mục tiêu xa trong chiến lược đào tạo của nhà trường. Do vậy để hiểu rõ thực tế vai trò của các môn khoa học Mác – Lênin với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên học viện Báo Chí và Tuyên Truyền. Nhóm nghiên cứu đề tài đã tiến hành điều tra và làm rõ nội dung này với 9 khoa đào tạo, 14 lớp đại học chính quy hệ 4 năm- tập trung là sinh viên năm thứ 2 và sinh viên năm thứ 4 thuộc hai khối lý luận và nghiệp vụ, phát 300 mẫu điều tra và đã thu được kết quả đánh giá cụ thể như sau:

2.1.2.1 Đánh giỏ việc phát huy vai trò của tri thức khoa học Mác - Lênin với việc hình thành thế giới quan khoa học, nhận thức luận cho sinh viên Học Viện Báo chí và Tuyên truyền

* Về thế giới quan

Việc hình thành thế giới quan khoa học, nhận thức luận đúng đắn, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa là một trong những mục tiêu cơ bản của việc

đào tạo ở bậc đại học. Học Viện Báo chí và Tuyên truyền không phải là một ngoại lệ, trường vừa là một trường Đại học, lại vừa là một trường Đảng cho nên việc hình thành cho sinh viên thế giới quan đúng đắn, lập trường cách mạng vững vàng, tin và trung thành dưới ngọn cờ của Đảng, Nhà nước, theo lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những mục tiêu của nhà trường. Để hiện thực hoá được mục tiêu ấy thì nhiệm vụ cơ bản là phải nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của sinh viên, chất lượng đào tạo của nhà trường. Chính vì lẽ đó, cho nên hệ thống tri thức khoa học Mác – Lênin là một trong những nội dung đào tạo cơ bản và quan trọng nhất. Thông qua học tập, nghiên cứu những khái niệm, phạm trù, những quy luật của cả tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành cho sinh viên thế giới quan khoa học, đó chính là cái gốc để nhìn nhận và đánh giá những nguyên lý, quy luật khác. Giúp cho sinh viên của trường có một cách nhìn khoa học đối với hiện thực khách quan, xuất phát từ những quan điểm khách quan. Từ đó, giúp sinh viên có thái độ đúng đắn, khoa học với hiện thực, có phương hướng chính trị vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích một cách khách quan, toàn diện và khoa học những hiện tượng chính trị - xã hội đang xảy ra hiện nay trên tinh thần thế giới quan khoa học Mác – Lênin.

Với vai trò trang bị cho sinh viên thế giới quan khoa học, phẩm chất chính trị…đề tài đã tiến hành khảo sát những biểu hiện cụ thể của đời sống hàng ngày, những suy nghĩ của sinh viên. Thông qua đó chúng tôi có những cơ sở để so sánh, đánh giá thế giới quan của sinh viên sau khi học các môn khoa học Mác – Lênin.

Như chúng ta đã biết để có một cơ sở thế giới quan vững chắc thì phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức, niềm tin và tình cảm là yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên thế giới quan. Và nó càng sâu sắc hơn khi tri thức, niềm tin trở thành động cơ và động lực. Khi được hỏi về

Theo bạn tri thức khoa học Mác – Lênin hình thành cho bạn những gì”?

Đơn vị: %

Như vậy, nhìn vào bảng số liệu điều tra chúng ta thấy rõ ràng hiệu quả học tập các môn khoa học Mác – Lênin đối với sinh viên ở hai khối lý luận và nghiệp vụ. Trong đó với những lớp lý luận và nghiệp vụ có tỉ lệ % số sinh viên lựa chọn các phương án khác nhau, chứng tỏ tầm ảnh hưởng cũng như là vai trò của những môn này tác động đến hai khối là khác nhau, độ nông sâu về phát huy vai trò cũng là khác nhau. Nhưng về cơ bản thì đa số sinh viên cũng đã hiểu được học các môn khoa học này giúp sinh viên tin tưởng vào chế độ, con đường cách mạng Việt Nam và có quan điểm sống tích cực.

Sở dĩ có những sự khác nhau, chênh lệch trên là do đặc thù chuyên ngành đào tạo của khối nghiệp vụ và lý luận là khác nhau. Cho nên mức độ am hiểu, tiếp nhận tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin của khối nghiệp vụ khác khối lí luận. Với những chuyên ngành đào tạo đặc thù lí luận như triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, giáo dục chính trị…thì khác hẳn với những chuyên nghành báo chí, quan hệ công chúng, truyền hình…là do

thời lượng sinh viên được học nhiều, sâu hơn về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng so với khối nghiệp vụ.

Một lý do khác do sự nhận thức cũng khác nhau giữa những sinh viên năm thứ 2 và sinh viên năm thứ 4. Sinh viên năm thứ 2 đa số cũng chỉ mới được học một số môn khoa học Mác – Lênin đại cương như triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học…chứ chưa đi sâu, có định hướng vào nghiên cứu như những sinh viên chuyên ngành năm thứ 4. Cho nên sự hiểu biết về con đường cách mạng, niềm tin là có phần hạn chế hơn.

Đến khi được hỏi “Bạn có tin vào mơ hình chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng sẽ trở thành hiện thực hay không”? (xem hình 2)

Đơn vị: %

Khi được hỏi về niềm tin về con đường cách mạng Việt Nam đã cho chúng ta thấy những thông tin trái chiều nhau giữa hai khối lý luận và nghiệp vụ giữa k28 và k30. Biểu đồ trên cho thấy sinh viên k28 là những sinh viên sắp ra trường, nhận bằng cử nhân cao cấp lý luận chính trị mà khi được hỏi về niềm tin vào con đường cách mạng thì chỉ có 47,19% sinh viên hoàn toàn tin,

đối với khối nghiệp vụ 28 thì tỉ lệ dưới 20% tin. Còn 43% của khối lý luận và 68,65% ở khối nghiệp vụ không tin lắm, dao dộng, mơ hồ. Đó cũng là một điều dễ hiểu. Bởi đó là những sinh viên cũn chưa thật xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ học tập, hay chính cuộc sống sinh viên thiếu thốn, họ phải lao vào cuộc sống tiền bạc, mưu sinh, họ phải tiếp xúc với nhiều mặt trái của nền kinh tế thị trường cho nên tư tưởng của họ còn chưa rõ ràng và đạt độ chín.

Còn những sinh viên không tin vào con đường cách mạng nước ta theo những đánh giá ở nội dung bảng hỏi thì đa phần những sinh viên đó là những sinh viên không xác định được một chút gì về nội dung học tập, chuyên ngành đào tạo. Biểu hiện qua kết quả học tập của những sinh viên này thường là trung bình và yếu, hiện tượng nợ môn rất nhiều. Chính vì thế đối với họ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với họ thật xa vời, khó hiểu và viển vông. Khi thực hiện và thu về kết quả của khối điều tra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra một điều rất lý thú ở câu hỏi này đó là: Cũng là sinh viên khối lý luận nhưng khi được hỏi có tin vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hay không thì ở sinh viên k30 hoàn toàn tin chiếm đến 51,38%, còn sinh viên k28 là 47,19%. Như vậy có gì mâu thuẫn không khi sinh viên năm thứ 2 lại có niềm tin nhiều hơn năm thứ 4. Thực ra điều này không mâu thuẫn vì sinh viên năm thứ 4 mặc dù được nghiên cứu học tập các môn khoa học Mác nhiều hơn năm thứ 2 nhưng họ cũng là những đối tượng được tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn, và chạm với xã hội nhiều hơn, kể cả qua cuộc sống thực tiễn cũng như kênh thông tin khác nhau của xã hội. Đặc biệt, họ đang mang tâm lý của những người đang phải lo toan, bươn trải cho cuộc sống của cá nhân mình nên quan điểm và suy nghĩ của họ cũng thể hiện tính thực tế rất rõ.

Thế giới quan khoa học là sự kết hợp nhuần nhuyễn tri thức, niềm tin, lý tưởng và tình cảm là yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên thế giới quan. Trong đó tri thức tự nó chưa thể trở thành thế giới quan được. Nỉ chỉ có gia nhập khi

có niềm tin của con người. Nhờ có niềm tin mà tri thức mới trở thành cơ sở cho mọi nhận thức và hành động tiếp theo của con người. Khi biến thành niềm tin, tri thức biến thành động cơ, động lực tinh thần cho hoạt động tinh thần của mỗi người, nó lại càng kích thích tính tích cực quá tình tìm tòi, khám phá những cái mới, xây dựng được một lý tưởng lành mạnh hơn, chính chắn hơn. Khi có tri thức và niềm tin đóng vai trị động cơ, động lực thì mỗi sinh viên thể hiện trình độ sâu sắc trong nhận thức về tri thức, hình thành thế giới quan và khi đó thế giới quan trở thành nhân tố định hướng quan trọng trong hoạt động nhận thức và thực tiễn – hoạt động học tập. Tuy nhiên, trong việc hỏi thực tế dường như ở mỗi sinh viên yếu tố niềm tin là không rõ ràng mà họ thường rơi vào chủ nghĩa duy tâm, không nhất quán.

Cụ thể khi hỏi “Bạn có tin vào số phận hay là may rủi không?” Đơn vị: %

Phương án trả lời

K 28 K30

Lý luận Nghiệpvụ luậnLý Nghiệpvụ

A: không tin B: đôi khi tin C: tin D: rất tin 15,3 65,88 12,94 5,88 10,16 60,1 22,03 6,77 13,15 68,42 14,47 3,94 0 8,75 6,25 6,25

Tri thức khoa học Mác – Lênin trong nhà trường là những tri thức không chỉ hình thành cho người học những hiểu biết lý luận về con đường cách mạng, lí luận về giai cấp, nhà nước…mà cơ bản nhất là hình thành cho sinh viên thế giới quan, quan điểm sống, lối suy nghĩ khoa học, duy vật biện chứng. Tuy nhiên do những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cho nên hình thành cho mỗi sinh viên một lối suy nghĩ, cách sống đúng đắn, niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Tuy nhiên, qua khảo sát vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục còn nhiều điểm cần khắc phục.

Cụ thể đối với sinh viên k28, k30 thì đa phần có trên 65% sinh viên đang trong trạng thái mơ hồ, chưa rõ ràng về cuộc sống, đa số sinh viên đôi khi tin vào may rủi, vào số phận. Đó cũng là vì cuộc sống hiện nay của kinh tế thị trường có nhiều tiêu cực, nhiều mặt trái. Cùng với đó là khoa học kỹ thuật, trình độ của con người hiện nay vẫn còn hạn chế, còn quá nhiều những hiện tượng trong tự nhiên trong xã hội mà khoa học, con người chưa giải thích được. Trong khi đó sinh viên lại là phần lớn là những người chưa có kinh nghiệm sống nhiều, rất hăng hái tìm tòi khám phá cái mới, cái lạ nhưng lại cũng lại dễ bị tổn thương và bất mãn khi gặp khó khăn thất bại. Có một số câu hỏi ngoài lề, rằng bạn nghĩ cuộc sống của bạn sau này sẽ như thế nào? thì đa phần họ trả lời là giàu sang, nghèo khổ là có số, không phải suy nghĩ nhiều. Cũng có ý kiến trái chiều cho rằng cuộc sống của mình như thế nào là do đôi bàn tay và ý chí của mình như thế nào mà thôi.

Như vậy, thông qua các môn khoa học Mác – Lênin trong học viện giúp cho sinh viên hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, có cách nhìn nhận đánh giá những hiện tượng chính trị - xã hội và vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Nhưng cơ bản là giúp sinh viên có cách sống, cách suy nghĩ khoa học, quan điểm sống tích cực trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Tuy nhiên do nhiều yếu tố quy định, ảnh hưởng cho nên việc học tập, lĩnh hội những tri thức này trong nhà trường còn gặp một số vấn đề như sinh viên còn lơ là, chưa chịu đào sâu kiến thức, tìm hiểu kiến thức. Từ đó một số sinh viên còn mơ hồ, chưa rõ ràng về quan điểm sống, thái độ chính trị.

* Về nhận thức luận

Như chúng ta đã biết, tri thức khoa học Mác- Lênin chiếm một vị trí không thể thiếu trong hình thành thế giới quan, phương pháp luận và đặc biệt là nhận thức luận cho sinh viên. Vì quá trình học tập của sinh viên là quá trình nhận thức không những về những tri thức loài người mà hơn thế nữa là nhận thức về cuộc sống. Thông qua tri thức khoa học Mác – Lênin giúp cho mỗi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sinh viên có thể nắm bắt, có cách tiếp cận được những kiến thức, những tri thức khác để vận dụng vào trong cuộc sống của họ, trước tiên là giúp cho người học nhận thức về học tập và những nhiệm vụ của mình trong quá trình đó. Điều đó đã kích thích tính tích cực, chủ động trong tư duy giúp cho sinh viên có hướng đào sâu kiến thức, mở rộng vấn đề thực tế, liên hệ đạt yêu cầu cả về chiều rộng và chiều sâu hoàn thiện hơn nữa nội dung bài học. Nhận thức của sinh viên là một vấn đề đặc biệt quan trọng, bởi để có kết quả tốt mỗi sinh viên cần phải có nhận thức đúng đắn về tự học.

Để có một kết quả học tập tốt, chất lượng cao trước tiên mỗi sinh viên cần nhận thức được rằng học tập các môn khoa học trong trường đại học cần phải có phương pháp gì? Mục đích là gì? Cũng như trong quá trình học tập các môn khoa học đó sinh viên gặp phải những khó khăn gì? Từ đó có những nhận thức như thế nào trong cuộc sống của mỗi sinh viên. Để thấy rõ được thực tế các sinh viên của học viện có được những nhận thức đúng đắn về học tập, cuộc sống…nhóm nghiên cứu đề tài chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi trong bảng điều tra xã hội học để làm rõ vấn đề trên.

Với câu hỏi: Theo bạn việc đọc trước tài liệu ở nhà có đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập ở trên lớp không?Chúng tôi đã thu được kết quả

Đơn vị: %

Phương án trả lời

K 28 K30

Lý luận Nghiệpvụ luậnLý Nghiệpvụ

A: Không đem lại hiệu quả B. Bình thường C. Nhiều D. Rất nhiều 9,8 21,42 58,16 19,38 4,83 41,93 40,32 12,9 4,41 17,64 60,29 17,64 10 20 70

Từ những con số này ta thấy rõ giữa hai khối lý luận và nghiệp vụ có sự chênh lệch khá lớn, đặc biệt là sự chênh lệch của sinh viên năm thứ hai và năm thứ tư. Tình trạng này diễn ra do chính bản thân mỗi sinh viên, đối với sinh viên năm thứ tư việc nhận thức vấn đề này có phần được nới lỏng, có thể do lúc này tâm lý chủ quan trong những sinh viên cho rằng mình đã đủ kinh

nghiệm để trả thi rồi cùng với những bận rộn trong cuộc sống riêng tư cũng ảnh hưởng đến câu trả lời của họ.

Đây là một thực trạng đáng báo động của sinh viên, bởi vì đọc trước tài liệu ở nhà sẽ giúp sinh viên chủ động trong việc nắm bắt tri thức mà các thầy cô truyền thụ ở trên lớp, từ đó sẽ hình thành niềm yêu thích đối với môn học, góp phần trong việc nâng cao trình độ nhận thức của sinh viên nói chung và

Một phần của tài liệu Tri thức khoa học Mác – Lênin với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (Trang 57 - 91)