Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 68)

10. Nội dung và cấu trúc của luận văn

3.2. Một số giải pháp

3.2.1. Đổi mới cơ chế đề xuất và xét duyệt các ĐT/DA KH&CN theo hình thức chủ động.

Với cách đề xuất nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2004-2008, căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN của Bộ KH&CN cho các tỉnh, thành phố; Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, của HĐND, UBND tỉnh đặt ra nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội; Sở KH&CN xác định nhiệm vụ KH&CN nhằm vào những nhiệm vụ trọng

tâm, trọng điểm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sở KH&CN tổng hợp, báo cáo lên HĐ KH&CN tỉnh thẩm duyệt. Trên cơ sở danh mục ĐT/DA KH&CN được HĐ KH&CN tỉnh thẩm duyệt, Sở KH&CN trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các chương trình, ĐT/DA KH&CN trọng điểm của tỉnh.

Từ quy trình đề xuất nhiệm vụ KH&CN như hiện nay, tác giả đã đưa ra nhận xét về những ưu, nhược điểm của quy trình này trong chương 2. Với mong muốn hạn chế được những nhược điểm của quy trình này, cần thay đổi cơ chế đề xuất và tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN hàng năm theo nguyên tắc “đặt hàng từ trên xuống” tức là “đề bài” được đặt ra trước, sau đó lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện ĐT/DA.

Để có được “đề bài” tốt, cần có sự tham gia tích cực và phối hợp của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. UBND tỉnh phải có được sự định hướng và giao nhiệm vụ cho các sở ngành phối hợp với sở KH&CN đề xuất nhiệm vụ KH&CN đúng theo định hướng phát triển KT-XH của tỉnh. Mặc dù hiện nay quy trình đề xuất nhiệm vụ KH&CN tỉnh Thái Bình cũng đã dần được vận hành theo nguyên tắc này, nhưng vẫn thiếu đi sự chỉ đạo từ UBND tỉnh và sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành trong quá trình đề xuất nhiệm vụ KH&CN. Do vậy, các bước đề xuất cụ thể như sau:

+ Bước 1: Tuyển chọn đề xuất nhiệm vụ KH&CN. Trên cơ sở: kế hoạch,

chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh; đề xuất của các tổ chức, cá nhân. UBND tỉnh chỉ đạo các sở ngành phối hợp với sở KH&CN đề xuất nhiệm vụ cho năm kế hoạch. Sở KH&CN tổng hợp, thông qua HĐ KH&CN tỉnh thẩm duyệt để lựa chọn và trình lên UBND tỉnh phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN năm kế hoạch.

+ Bước 2: Tuyển chọn tổ chức. cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA KH&CN.

Bước 2 được thực hiện giống với quy trình hiện nay tỉnh đang làm, tức là sau khi đã có danh mục các ĐT/DA KH&CN được UBND tỉnh phê duyệt (trong danh mục có ghi rõ đề tài nào là tuyển chọn, đề tài nào là xét chọn hay là giao trực tiếp), Sở KH&CN tiến hành tuyển chọn các chủ nhiệm ĐT/DA như sau:

- Với các đề tài tuyển chọn (áp dụng đối với các nhiệm vụ KH&CN có nhiều tổ chức, cá nhân đủ năng lực thực hiện) thì sở KH&CN tiến hành thông báo rộng rãi, công khai đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đăng ký, tham gia, tổng hợp và tổ chức HĐ KH&CN chuyên ngành để tuyển chọn theo quy định.

- Với các đề tài xét chọn (áp dụng đối với các nhiệm vụ KH&CN có yêu cầu đặc biệt, có nội dung nghiên cứu, ứng dụng có liên quan đến bí mật quốc gia, giải quyết một số nhiệm vụ cấp bách hoặc chỉ có một tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện) thì các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng thuyết minh và sở KH&CN tổ chức HĐ xét duyệt theo quy định. Quy trình này được thể hiện theo mô hình ở sơ đồ 3.1 dưới đây.

Quy trình mới này sẽ khắc phục được những điểm sau:

- Có sự chỉ đạo, định hướng, giao nhiệm vụ cụ thể của UBND tỉnh cho các sở, ngành ngay từ khâu đề xuất nhiệm vụ nên trách nhiệm của các sở, ngành được rõ ràng và có sự phối hợp của các sở, ngành này.

- Lựa chọn được những nhiệm vụ nghiên cứu liên ngành, liên vùng vì có sự phối hợp của các sở, ban, ngành trong đề xuất nhiệm vụ, có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, trường đại học và các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài tỉnh.; những nhiệm vụ nghiên cứu có tính chiến lược trong định hướng phát triển của tỉnh.

- Khắc phục được tình trạng nhiệm vụ nghiên cứu không gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; không tập trung vào nghiên cứu, giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra.

- Công khai minh bạch các quá trình đề xuất, tuyển chọn nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN hàng năm của tỉnh.

Sơ đồ 3.1: Quy trình đề xuất và lựa chọn nhiệm vụ KH&CN; tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài

UBND tỉnh

(Định hướng, phê duyệt

Sở KH&CN phối hợp với các Sở, ngành (đề xuất nhiệm vụ) Các tổ chức, cá nhân (đề xuất Sở KH&CN (tham mưu, tổng hợp, tổ chức HĐ tuyển chọn HĐ KHCN tỉnh Loại bỏ Chưa phê Trình phê duyệt TC, cá nhân chủ trì ĐT, DA Trình phê duyệt danh mục Đã phê duyệt Sở KH&CN (Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì ĐT/DA) Giao trực tiếp Tuyển chọn Thông báo công khai, rộng rãi Tổ chức, cá nhân (XD thuyết Tổ chức, cá Các Viện, TC chuyên ngành TW (đề xuất nhiệm vụ)

Do có sự chỉ đạo, định hướng của UBND tỉnh và sự phối hợp giữa các Sở, Ngành với Sở KH&CN trong việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN đã khắc phục được

những hạn chế từ quy trình cũ như nhận xét của cán bộ lãnh đạo tỉnh: “ Nên có sự định hướng, chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp giữa các cơ quan trong tỉnh trong xây dựng kế hoạch KH&CN hàng năm. Nếu làm được điều này các ĐT/DA KH&CN được thể chế hóa thành chủ trương của địa phương, gắn kết được với mục tiêu thực tiễn phát triển KT-XH của địa phương.”

3.2.2. Cần có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đề xuất nhiệm vụ KH&CN nhiều hơn nữa. xuất nhiệm vụ KH&CN nhiều hơn nữa.

Số liệu từ bảng 2.5 của chương 2 cho thấy số lượng các ĐT/DA do các doanh nghiệp đề xuất còn tương đối ít. Do vậy, tỉnh cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đề xuất nhiệm vụ KH&CN. Các chính sách khuyến khích phải tập trung vào việc tăng cường năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp. Hiện nay, các đơn vị sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Bình rất đa dạng, gồm: Doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nhà nước; doanh nghiệp tập thể, tư nhân; doanh nghiệp có vốn nước ngoài;… Hình thái tổ chức các hoạt động KH&CN trong các đơn vị sản xuất – kinh doanh cũng đa dạng. Có doanh nghiệp thực hiện hoạt động NC&PT trong phòng kỹ thuật, có đơn vị đặt hàng hoặc phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện hoạt động này. Đối tượng tham gia nghiên cứu cùng với các doanh nghiệp là các trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung ương, các doanh nghiệp hoặc tổ chức KH&CN khác ở trong và ngoài nước. Số các doanh nghiệp có tổ chức các phòng nghiên cứu riêng biệt để tiến hành các hoạt động NC&PT, đổi mới công nghệ chiếm tỉ lệ rất thấp. Kết quả từ một cuộc điều tra 56 doanh nghiệp và tìm hiểu tình hình cho thấy các doanh nghiệp của Thái Bình hầu như không thành

lập các tổ chức, đơn vị chuyên làm hoạt động NC&PT. Phần lớn các hoạt động NC&PT của doanh nghiệp thường tiến hành hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu của Trung ương.

Từ một kết quả khảo sát về nhân lực KH&CN của 56 doanh nghiệp (thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp) được điều tra được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Nhân lực KH&CN của 56 doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn Thái Bình Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trên đại học 9 0,058 Đại học 799 5,107 Cao đẳng 733 4,685 Khác 14.104 90,150 Tổng cộng 15.645 100

Nhân lực trong phòng NC&PT, phòng công nghệ, phòng kỹ thuật

499 3,190

Nguồn: [34, tr. 44]

Từ bảng trên cho thấy, số nhân lực KH&CN của các doanh nghiệp có trình độ cao đẳng trở lên chiếm khoảng 10% tổng số nhân lực; nhân lực làm việc tại các phòng, đơn vị nghiên cứu của doanh nghiệp là khoảng 3,2% tổng số nhân lực, đây là con số không nhỏ so với các tỉnh bạn. Nói cách khác các doanh nghiệp của tỉnh đã có chú ý tới việc nghiên cứu, đổi mới công nghệ và đã dành nhân lực và cơ sở vật chất nhất định cho việc tổ chức các đơn vị nghiên cứu trong các doanh nghiệp. Xu thế này cần được phát triển và cần có sự hỗ trợ từ phía tỉnh để xu thế này phát triển mạnh mẽ hơn. Qua đây cũng có thể nhận thấy rằng nhân lực KH&CN của các doanh nghiệp cũng cần được tỉnh có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để có đủ năng lực tiếp thu công nghệ và tự mình có thể tiến hành các nghiên cứu cải tiến, tạo ra công nghệ thích hợp với điều kiện của doanh nghiệp, tiến tới tạo ra được công nghệ của doanh nghiệp.

Đánh giá của các doanh nghiệp về năng lực công nghệ của doanh nghiệp cho thấy, nguồn nhân lực công nghệ trong các doanh nghiệp hiện nay mới chỉ đạt từ khá đến tốt ở khâu vận hành công nghệ và tiếp thu, làm chủ công nghệ. Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ và đổi mới công nghệ hiện nay mới ở mức trung bình đến khá. Có nghĩa, trong các giai đoạn của phát triển công nghệ, hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở giai đoạn tiếp thu công nghệ một cách thụ động thông qua nhập khẩu máy móc và thiết bị. Dưới đây là bảng số liệu liên quan đến năng lực công nghệ của đội ngũ cán bộ công nhân trong các doanh nghiệp:

Bảng 3.3: Năng lực công nghệ của nhân lực trong các doanh nghiệp

Phân loại năng lực Điểm số

Năng lực vận hành công nghệ 3,22

Năng lực tiếp thu công nghệ 3,17

Năng lực cải tiến công nghệ 2,80

Năng lực đổi mới công nghệ 2,63

Ghi chú: Điểm số 1 tương ứng với kém; 2 tương ứng với trung bình; 3 tương ứng với khá; 4 tương ứng với tốt; và 5 tương ứng với rất tốt.

Nguồn: [34, tr. 47]

Về trình độ công nghệ, đa số các doanh nghiệp hiện nay có trình độ công nghệ ở mức trung bình, số doanh nghiệp có trình độ công nghệ đạt mức đồng bộ cao chiếm tỷ lệ thấp, còn lại là ở trình độ thấp. Kinh phí đầu tư cho trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học ở các doanh nghiệp còn hạn chế.

“Chính các doanh nghiệp chúng tôi cũng rất quan tâm đến nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù cũng đã nhận được một số chương trình hỗ trợ của Nhà nước nhưng vẫn còn ít và đôi khi là không hiệu quả. Do vậy, chúng tôi vẫn muốn được tỉnh quan tâm hơn nữa, có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp thiết thực, hiệu quả hơn.”

Tỉnh cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức để giúp các doanh nghiệp nhận thức sâu sắc rằng trong thời đại KH&CN phát triển nhanh như hiện nay, các yếu tố năng suất tổng hợp có vai trò quyết định đến chất lượng hiệu quả và sức mạnh. Trong quá trình này, Nhà nước, địa phương có trách nhiệm tạo môi trường và điều kiện, cộng đồng doanh nghiệp phải là lực lượng quyết định, còn các nhà khoa học thực hiện việc hỗ trợ đưa KH&CN vào các doanh nghiệp. Thái Bình phải có chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.

Cần phải phân định rõ ràng vai trò của nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp trong toàn bộ hoạt động KH&CN. Trong đó, việc khuyến khích ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ, chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là nhiệm vụ của lãnh đạo các cấp, ngành. Việc đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp là trách nhiệm của doanh nghiệp. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển công nghệ, ứng dụng, chuyển giao các công nghệ thích hợp là trách nhiệm của các tổ chức KH&CN trong tỉnh. Chính sách KH&CN, chính sách đổi mới công nghệ của tỉnh phải đặt việc thúc đẩy đổi mới công nghệ của doanh nghiệp lên hàng đầu.

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh phải đi tiên phong, chủ động trong việc đổi mới công nghệ; làm chủ, thích nghi, cải tiến công nghệ; phát triển nhân lực chất lượng cao; phát triển kỹ năng quản lý hiện đại. Ngày 18/9/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN. Theo nghị định này, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật Việt Nam được hưởng một số chính sách và cơ chế khuyến khích về: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; những ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; những ưu đãi về thuế nhập khẩu, về tín dụng. Doanh nghiệp khi sử dụng công nghệ là kết quả của đề tài nghiên cứu KH&CN do Ngân sách nhà nước đầu tư kinh phí (trừ các công nghệ thuộc bí mật về an ninh, quốc phòng và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ)

chỉ phải trả tiền thù lao cho tác giả đã nghiên cứu ra công nghệ đó. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề Nhà nước ưu tiên, khuyến khích do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước được trích 50% thu nhập tăng thêm sau thuế do áp dụng công nghệ mới để đầu tư lại cho hoạt động KH&CN và thưởng cho cá nhân, tập thể trong và ngoài doanh nghiệp có công trong việc nghiên cứu, tạo ra và tổ chức áp dụng công nghệ mới đó. Tỷ lệ giữa mức thưởng và đầu tư lại cho hoạt động KH&CN do Giám đốc quyết định, nhưng mức thưởng không quá 60% số tiền được trích. Thời hạn tối đa không quá 03 năm kể từ khi có thu nhập tăng thêm. Chính sách và cơ chế khuyến khích được thể hiện trong Nghị định này là những công cụ hiệu quả trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN.

Cần phải đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực cho KH&CN phát triển gắn với sản xuất – kinh doanh. Từng bước chuyển cơ chế đầu tư trực tiếp cho các ĐT/DA KH&CN do Tỉnh đặt ra rồi sau đó tìm cách ứng dụng vào sản xuất, đời sống sang đầu tư thông qua Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh để đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp và cho xã hội và có địa chỉ ứng dụng ngay từ đầu. Doanh nghiệp bỏ kinh phí đầu tư cho nghiên cứu của mình sẽ đảm bảo tính ứng dụng cao của kết quả nghiên cứu và đảm bảo tính cam kết sử dụng kết quả nghiên cứu tạo ra từ phía doanh nghiêp. Quỹ cũng là nơi thực hiện tốt cơ chế cho vay với các mức ưu đãi lãi suất khác nhau cho việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp.

Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các thành phần kinh tế của Tỉnh tích cực đầu tư cho hoạt động NC&PT, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng, đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ để sản xuất sản phẩm mới; đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KH&CN của doanh nghiệp. Hiện nay, tỉnh cũng đã có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo kết quả phỏng vấn sâu cán bộ Sở

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)