10. Nội dung và cấu trúc của luận văn
2.2.1. Quy trình xét duyệt ĐT/DA của Bắc Giang và Hải Dương
+ Quy trình xét duyệt ĐT/ DA KHCN tỉnh Bắc Giang
Hàng năm, căn cứ vào thông báo kế hoạch của Bộ KH&CN, kế hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh, Sở KH&CN gửi văn bản hướng dẫn định hướng nghiên cứu - ứng dụng KH&CN đến các Sở, Ban, ngành, huyện, thành phố và các cơ quan nghiên cứu - ứng dụng chuyển giao KH&CN trong tỉnh. Trên cơ sở đó các tổ chức, cá nhân đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu - ứng dụng gửi Sở KH&CN tổng hợp, báo cáo HĐ KH&CN tỉnh phê duyệt danh mục nghiên cứu-ứng dụng KH&CN. Sau khi có Quyết định phê duyệt danh mục, Sở KH&CN thông báo cho các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu - ứng dụng KH&CN xây dựng thuyết minh chi tiết. Đồng thời tổ chức các HĐ KH&CN xét duyệt đề cương chi tiết đối với từng ĐT/DA.
Sơ đồ 2.3: Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Bắc Giang
Nguồn:[16, tr.32]
HĐ khoa học xét duyệt thuyết minh có sự tham dự của các chuyên gia có chuyên ngành phù hợp với nội dung nghiên cứu triển khai của ĐT/DA, lãnh đạo và chuyên viên quản lý của Sở KH&CN, nhóm nghiên cứu, đại diện cơ
Cá nhân, đơn vị đề xuất nhiệm vụ
KH&CN
HĐxác định nhiệm vụ KH&CN
Chủ tịch HĐKH&CN tỉnh phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN
HĐKH xét duyệt thuyết minh ĐT/ DA
Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thực hiện ĐT/DA
quan thực hiện ĐT/DA. HĐ khoa học có nhiệm vụ xác định nội dung, phương pháp nghiên cứu, các kết quả cần đạt được của ĐT/DA trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt ĐT/DA, Sở KH&CN tiến hành ký hợp đồng KH&CN giữa Sở KH&CN với cơ quan chủ trì ĐT/DA cho triển khai thực hiện.
+ Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Hải Dương
Nhiệm vụ KH&CN chủ yếu được xây dựng cho từng năm. Trên cơ sở định hướng phát triển KH&CN và hướng dẫn của Sở KH&CN về xây dựng nhiệm vụ KH&CN của năm kế hoạch, các đơn vị đề xuất các nhiệm vụ của ngành mình, cấp mình, đơn vị mình. Sở KH&CN tổng hợp, báo cáo HĐtư vấn thẩm định. Những nhiệm vụ KH&CN đạt được từ 50% số phiếu trở lên của thành viên HĐ thẩm định được đưa vào danh mục nhiệm vụ KH&CN để trình HĐ KH&CN tỉnh xem xét, cho ý kiến. Nhiệm vụ KH&CN đạt được từ 50% số phiếu trở lên của thành viên HĐ KH&CN tỉnh được đưa vào dự thảo kế hoạch KH&CN năm trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi UBND tỉnh có quyết định phê duyệt Sở KH&CN tổ chức triển khai
Sơ đồ 2.4: Quy trình đề xuất nhiệm vụ và tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN tỉnh Hải Dương
Nguồn: [2, tr.64]
. Đánh giá để tuyển chọn là HĐ KH&CN của tỉnh (do Sở KH&CN được UBND tỉnh ủy quyền thành lập), các thành viên HĐ là các Sở, ngành quản lý Nhà nước và một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên môn.
UBND tỉnh
Phê duyệt
Sở KH&CN
Thông báo nội dung KH&CN ưu tiên hàng
năm của tỉnh
Các sở, ngành, tổ chức KH&CN và đào tạo
(triển khai)
Các tổ chức KH&CN, đào tạo và cá nhân
(đề xuất nhiệm vụ) HD. Tuyển chọn HĐ KHCN tỉnh Loại bỏ
2.2.2. Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Thái Bình
Từ sơ đồ thể hiện quy trình đề xuất và tuyển chọn ĐT/DA KH&CN cấp tỉnh được trình bày trong mục 1.1.5 chương 1 chúng ta có thể hiểu quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN của tỉnh Thái Bình được thực hiện qua hai bước sau:
Bước 1: Tuyển chọn đề xuất nhiệm vụ KH&CN (ra đề bài). Căn cứ vào
hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN của Bộ KH&CN cho các Tỉnh, thành phố; Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, của HĐND, UBND tỉnh đặt ra nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội; Sở KH&CN xác định nhiệm vụ KH&CN nhằm vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sở KH&CN tổng hợp, báo cáo lên HĐ KH&CN tỉnh thẩm duyệt. Trên cơ sở danh mục ĐT/DA KH&CN được HĐ KH&CN tỉnh thẩm duyệt, Sở KH&CN trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục các chương trình, ĐT/DA KH&CN trọng điểm của Tỉnh.
Bước 2: Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài dưới 2 hình
thức tuyển chọn (đấu thầu) hay xét chọn. Sở KH&CN thành lập HĐ KH&CN chuyên ngành thẩm định các ĐT/DA thông qua bản thuyết minh ĐT/DA KH&CN.
Hai bước của quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN được nêu ở trên có thể được thể hiện ở ba giai đoạn sau: giai đoạn đề xuất nhiệm vụ, tư vấn lựa chọn do HĐ KH&CN Tỉnh đảm nhiệm và giai đoạn xét duyệt đề cương của HĐ KH&CN chuyên ngành (do Sở KH&CN thành lập).
+ Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm:
Mục đích của việc đề xuất, xác định danh mục chương trình, ĐT/DA là khâu mở đầu cho quá trình hoạt động nghiên cứu-ứng dụng KH&CN vào thực tiễn.
Xác định, đề xuất đúng danh mục các chương trình, ĐT/DA KH&CN trọng điểm giúp cho hoạt động nghiên cứu - ứng dụng KH&CN sát hợp với yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh.
Quá trình này nhằm mục đích thống nhất và chuẩn hóa cách thức thực hiện trong quá trình xác định danh mục chương trình, ĐT/DA KH&CN.
Trên cơ sở thu thập được các số liệu về danh mục các chương trình, ĐT/DA do các tổ chức, cá nhân đăng ký, đề xuất và thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong 5 năm từ 2004 đến 2008, tác giả luận văn đã phân tích, tổng hợp theo từng nhóm ĐT/DA, đó là: ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh; ĐT/DA cấp ngành và các ĐT/DA thuộc chính sách khuyến khích, kết quả được thể hiện ở bảng 2.5.
Từ bảng số liệu 2.5 cho thấy trong những năm qua việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN đều có sự tham gia của các Sở, ban, ngành; các nhà khoa học; một số doanh nghiệp và từ các đơn đặt hàng của lãnh đạo tỉnh (các đơn đặt hàng của lãnh đạo tỉnh đều do các tổ chức KH&CN ngoài tỉnh thực hiện, ví dụ: Viện nghiên cứu Hải sản, Bộ tư lệnh hóa học, Viện nghiên cứu rau quả, Viện KH&CN Việt Nam,…
Số lượng các ĐT/DA được đề xuất từ các Sở, ban, ngành luôn chiếm tỷ lệ cao giai đoạn 2004-2008 (chiếm 45,3% tổng số ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh, và 57,33% tổng số ĐT/DA cấp ngành). Hàng năm, sau khi có công văn thông báo hướng dẫn của Sở KH&CN về xây dựng nhiệm vụ KH&CN cho năm kế hoạch (thông báo nội dung KH&CN ưu tiên hàng năm của tỉnh) gửi tới các Ban ngành trong tỉnh. Trên cơ sở đó lãnh đạo của các Ban ngành soạn thảo công văn hướng dẫn phù hợp với ngành của mình và giao cho một bộ phận trong cơ quan phụ trách việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN. Trước khi đăng ký đề xuất lên Sở KH&CN, lãnh đạo của các Ban ngành có xem xét qua những nhiệm vụ KH&CN của đơn vị mình đề xuất.
Một số doanh nghiệp và các Hội (hội nông dân, liên hiệp các hội KH&KT tỉnh,…) cũng tham gia đề xuất nhiệm vụ KH&CN. Tuy nhiên, số lượng các ĐT/DA tham gia còn khiêm tốn, đối với các ĐT/DA do doanh nghiệp thực hiện chiếm 23,5% trong tổng số ĐT/DA cấp tỉnh và 8,67% trong tổng số ĐT/DA cấp ngành. Với ĐT/DA KH&CN do các Hội thực hiện chiếm 5,13% tổng số ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh và 10% ĐT/DA cấp ngành.
ĐT/DA thuộc chính sách khuyến khích (CSKK) còn ít, chỉ có 14 ĐT/DA trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. Các ĐT/DA này đều do các doanh nghiệp tự đề xuất và tiến hành thực hiện. Năm 2004 và 2005 không có ĐT/DA thuộc diện này.
Bảng 2.5: Nhiệm vụ KH&CN (các ĐT/DA xét chọn) giai đoạn 2004-2008
xuất và thực hiện nhiệm vụ KHCN ĐT/DA Sở, ban, ngành 34 43 (51,81%) 11 9 9 106 (46,58%) (40,74%) (34,62%) (36%) (45,3%) Trọng
Điểm Trung tâm
9 10 (12,05%) 6 5 (19,23%) 5 35 (12,33) (22,22%) (20%) (14,96%) cấp tỉnh Doanh nghiệp 18 15 (18,08%) 7 (25,93%) 9 (34,62%) 6 55 (24,67%) (24%) (23,5%) Bệnh viện, Trường 6 6 1 1 (3,85%) 0 14 (8,21%) (7,22%) (3,7%) 0% (5,98%) Hội 6 5 0 (0%) 0 (0%) 1 (4%) 12 (5,13%) (8,21%) (6,02%) Tổ chức KH&CN ngoài tỉnh 0 4 2 2 (7,69%) 4 12 0% (4.82%) (7,41%) (16%) (5,13%) ĐT/DA ngành Sở, ban, ngành 0 16 (59,26%) 23 (57,5%) 24 (55,81%) 23 (57,5%) 86 (57,33%) Trung tâm 0 1 3 2 (4,65%) 1 (2,5%) 7 (3.70%) (7,5%) (4,67%) Doanh nghiệp 0 0 (0%) 2 (5%) 2 (4,65%) 9 (22,5%) 13 (8,67%) Bệnh viện, Trường 0 5 (18,52%) 8 (20%) 10 (23,26%) 6 (15%) 29 (19,33%) 0 5 4 5 1 15 Hội (0%) (18,52%) (10%) (11,63%) (2,5%) (10%) Tổ chức KH&CN ngoài tỉnh 0 0 0 0 0 0 0% 0% 0% 0% 0% ĐTthuộc CSKK Doanh nghiệp 0 0 5 3 6 14 Nguồn: [26, tr.25]
Khi tìm hiểu về những đề xuất của UBND tỉnh hay định hướng của Sở KH&CN cho thấy: trong những năm qua, UBND tỉnh chưa có đề xuất, định hướng cụ thể nào về lĩnh vực KH&CN mà cũng giống như Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, của HĐND đặt ra nhiệm vụ về chính trị, KT-XH của tỉnh. UBND tỉnh chưa có sự
chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các sở ngành phối hợp với sở KH&CN đề xuất nhiệm vụ KH&CN.
Thái Bình là tỉnh mà kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp. Do đó, qua các năm trong định hướng đề xuất nhiệm vụ KH&CN cho năm kế hoạch của Sở KH&CN luôn chú trọng vào nghiên cứu các ĐT/DA phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Hiện thực hóa định hướng này là một loạt các ĐT/DA nghiên cứu, ứng dụng, tuyển chọn các loại giống trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thú y, thủy sản,... Các loại ĐT/DA loại này chiếm đa số trong tổng số ĐT/DA được khảo sát giai đoạn 2004-2008. Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN của Bộ KH&CN cho các tỉnh, thành phố, Nghị quyết của HĐND, UBND đặt ra nhiệm vụ chính trị, KT-XH; Sở KH&CN xã định nhiệm vụ KH&CN nhằm vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tư vấn lựa chọn ĐT/DA KH&CN
Sau khi các tổ chức, cá nhân đề xuất nhiệm vụ KH&CN, Sở KH&CN tổng hợp danh mục các ĐT/DA trình lên HĐ KH&CN tỉnh thẩm duyệt. HĐ KH&CN tỉnh thẩm định Danh mục các chương trình, ĐT/DA KHCN trọng điểm cấp tỉnh để trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Thành phần của HĐ KH&CN tỉnh
Thành phần của HĐ KH&CN tỉnh Thái Bình có 15 thành viên gồm: Phó chủ tịch UBND tỉnh giữ chức chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch thường trực HĐ là Giám đốc sở KH&CN. Các ủy viên là: giám đốc sở Tài chính, giám đốc sở Y tế, giám đốc sở Giáo dục – Đào tạo, giám đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, chủ tịch Liên hiệp các hội KHKT tỉnh, phó giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, phó giám đốc sở Công thương, phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phó giám đốc sở Thông tin và Truyền thông, phó giám đốc sở Xây dựng, phó trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, phó trưởng phòng Công nghiệp- xây dựng cơ bản, trưởng phòng kế hoạch KH&CN.
HĐ họp định kỳ 6 tháng 1 lần. Khi cần thiết, HĐ có thể họp bất thường. Thời gian làm việc của HĐ theo thời gian làm việc hành chính của cơ quan hành chính nhà nước.
Cơ quan thường trực HĐ có trách nhiệm chuẩn bị và gửi tài liệu tới các thành viên HĐ trước kỳ hợp từ 05 đến 07 ngày. Các đơn vị trong Tỉnh có liên quan đến những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận ở HĐ có trách nhiệm cung cấp tài liệu nếu HĐ có yêu cầu.
Các phiên họp thường kỳ của HĐ, yêu cầu phải có 2/3 tổng số thành viên tham dự trở lên.
Phương thức làm việc của HĐ là nêu vấn đề, thảo luận, biểu quyết công khai. Kết quả của việc biểu quyết (dưới hình thức dơ tay) được công nhận khi có ít nhất 2/3 số thành viên của HĐ nhất trí. Biên bản và kiến nghị của các kỳ họp HĐ phải có chữ ký của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐ và Thư ký Hội đồng.
- Chức năng tư vấn lựa chọn của HĐ KH&CN tỉnh:
Để lựa chọn ĐT/DA KH&CN, các thành viên HĐ căn cứ vào hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN của Bộ KH&CN cho các Tỉnh, thành phố; Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ, của HĐND, UBND tỉnh đặt ra nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội cho năm hiện tại.
Trên cơ sở các văn bản định hướng trên, kết hợp với bản tổng hợp danh mục các ĐT/DA KH&CN do Sở KH&CN thực hiện, các thành viên của HĐ tiến hành đánh giá từng ĐT/DA. Bản tổng hợp danh mục các ĐT/DA KH&CN trình bày một số nội dung chủ yếu: tên đề tài, tính cấp thiết; mục tiêu, nội dung chủ yếu; dự kiến sản phẩm của ĐT/DA; khả năng và địa chỉ áp dụng; dự kiến kinh phí.
+ Hoạt động xét duyệt đề cương ĐT/ DA KH&CN
Hoạt động xét duyệt đề cương có thể được coi là khâu cuối cùng trong quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN. Hoạt động này do HĐ KH&CN chuyên ngành đảm nhiệm. HĐ KH&CN chuyên ngành do Sở KH&CN thành lập trên cơ sở đề xuất của các Phòng chuyên ngành.
Căn cứ vào bản thuyết minh ĐT/DA KH&CN, các thành viên HĐ KH&CN chuyên ngành tư vấn về: tên ĐT/DA; kết cấu; nội dung; phương pháp nghiên cứu; tiến độ thực hiện,…
Tư vấn về kết cấu của đề cương chi tiết ĐT/DA KH&CN: HĐ tư vấn cho tác
giả thực hiện ĐT/DA về các mục cần phải có và cách bố trí, chia phần các mục trong bản thuyết minh đề cương chi tiết.
HĐ còn tư vấn về tên ĐT/DA để từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu cho đúng vì mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp cho kết quả nghiên cứu của đề tài không trình bày lan man, dàn trải mà tập trung trả lời cho câu hỏi “làm cái gì?”, từ đó làm cho quá trình nghiên cứu được rõ ràng, sáng tỏ hơn.
Tư vấn về phương pháp nghiên cứu: HĐ nhận xét về các kỹ thuật được sử
dụng mà tác giả thực hiện ĐT/DA đã đưa ra trong bản thuyết minh, đánh giá xem kỹ thuật này có phù hợp không? Đồng thời HĐ góp ý cho tác giả sửa đổi, bổ sung một số phương pháp, kỹ thuật cần thiết để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt chất lượng, độ tin cậy cao,… Ngoài ra HĐ còn tư vấn về tính đầy đủ, phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đối với nội dung nghiên cứu chính để đạt được mục tiêu đề ra.
Tư vấn về khả năng ứng dụng của sản phẩm: Trên cơ sở xem xét, đánh giá
đề cương chi tiết, HĐ cũng đã tư vấn về khả năng thị trường của sản phẩm (dự báo về nhu cầu của thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại,…). HĐ tư vấn về hiệu quả KT-XH dự kiến của sản phẩm, công nghệ được tạo ra.
HĐ xem xét, đánh giá và tư vấn cho tác giả thực hiện ĐT/DA căn cứ vào từng chỉ tiêu trong bảng tiêu chí đánh giá, cho điểm ĐT/DA.
- Về thành phần HĐ KH&CN chuyên ngành:
Các thành phần chính tham dự phiên họp của HĐ gồm: Các thành viên của HĐ (gồm 07 thành viên); đại diện Sở Khoa học và Công nghệ (thường là phó giám đốc Sở KH&CN) và một số ngành có liên quan với tư cách là khách mời; đại diện tổ chức, cá nhân đại diện bên thực hiện ĐT/DA.
HĐ KH&CN chuyên ngành có 07 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên phản biện và các ủy viên. Bốn ủy viên còn lại, trong đó có 01 ủy viên thuộc phòng quản lý KH&CN kiêm thư ký, 01 ủy viên thuộc Sở Tài chính. Trong tổng số 07 thành viên HĐ có: 2/3 là các chuyên gia có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ, chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu chuyên ngành khoa học được giao tư vấn, 1/3 là đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị kinh