Cải thiện chất lượng HĐlựa chọn nhiệm vụ KH&CN

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 79)

10. Nội dung và cấu trúc của luận văn

3.2.4.Cải thiện chất lượng HĐlựa chọn nhiệm vụ KH&CN

Theo kết quả ở chương 2, qua khảo sát về tên nhiệm vụ, về mục tiêu, nội dung của một số ĐT/DA cho thấy chức năng tư vấn lựa chọn nhiệm vụ KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả

nghiên cứu cũng như việc áp dụng, nhân rộng sau khi được nghiệm thu. Do vậy, để khắc phục được những hạn chế này, tác giả đề xuất:

- Các thành viên HĐ phải đúng, đủ thành phần và có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu được đánh giá.

Giai đoạn vừa qua, đối với HĐ xác định nhiệm vụ, chưa HĐ nào có thành phần là đại diện cho các cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh – đơn vị sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu. Mặt khác, trong những năm qua, các thành viên tham gia HĐ chỉ xoay quanh các cán bộ ở các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; chưa có HĐ nào mời chuyên gia của tỉnh ngoài hoặc ở trung ương. Chương 2 cũng đã chỉ ra rằng, thành viên HĐ KH&CN chuyên ngành với tư cách là ủy viên đại diện cho Sở tài chính luôn vắng mặt, ủy viên này được cho vào HĐ chỉ mang tính hình thức.

Do vậy, muốn lựa chọn được nhiệm vụ KH&CN có chất lượng cần phải có thành phần HĐ gồm những chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm, có tâm huyết và có trách nhiệm với hoạt động nghiên cứu khoa học; đặc biệt là các vị trí Chủ tịch HĐ và các ủy viên phản biện nhất định phải là người am hiểu chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu của ĐT/DA. Những nhiệm vụ KH&CN mà các chuyên gia của địa phương yếu và thiếu thì mời các chuyên gia của tỉnh ngoài hoặc ở trung ương tham gia. Nên bỏ thành viên HĐ đại diện cho Sở tài chính và thay vào đó là đại diện cho đơn vị sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu.

- Các thành viên HĐ cần có sự hiểu biết về phương pháp luận NCKH

Để thực hiện tốt chức năng tư vấn lựa chọn (bao gồm cả tư vấn lựa chọn nhiệm vụ KH&CN và tư vấn lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện ĐT/DA KH&CN), các thành viên HĐ cần phải nắm chắc kiến thức về phương pháp luận NCKH. Do vậy, theo tác giả, trong thời gian tới, địa phương (cụ thể là Sở KH&CN) cần tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp luận NCKH cho: HĐ KH&CN tỉnh; HĐ KH&CN chuyên ngành; các cán bộ theo dõi, quản lý về KH&CN; thành viên các HĐ đánh giá; chủ nhiệm và cơ quan chủ trì ĐT/DA.

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 79)