Về hoạt động xét duyệt đề cương

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 63)

10. Nội dung và cấu trúc của luận văn

2.3.3. Về hoạt động xét duyệt đề cương

- Phương thức hoạt động của HĐ KH&CN chuyên ngành được trình bày ở trên cho biết: HĐ giải tán sau khi hoạt động xét duyệt đề cương chi tiết hoàn thành. Một vấn đề đặt ra đó là, khi HĐ đánh giá bản thuyết minh ĐT/DA của các tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài, đã có rất nhiều những đóng góp, tư vấn bổ ích, quý báu của thành viên HĐ. Những đóng góp này đã được thư ký HĐ ghi chép lại để các tổ chức thực hiện ĐT/DA sửa đổi theo tinh thần của những ý kiến tư vấn đó. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải sửa đổi, bổ sung theo tư vấn của HĐ. Hơn nữa, HĐ xét duyệt và HĐ nghiệm thu không phải là một nên rất khó kiểm tra, giám sát và đánh giá đúng kết quả thực hiện ĐT/DA.

 Cần có một cơ chế giám sát việc thực hiện các đề tài, dự án và nên chọn ai là

người đứng ra giám sát cho phù hợp nhất?

- Hiện nay, HĐ đánh giá để tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì ĐT/DA mới chỉ căn cứ vào bản thuyết minh ĐT/DA và có không ít những bản thuyết minh đôi khi được trình bày sơ sài, không theo đúng mẫu quy định, không có nhận xét, đánh giá của cơ sở thực hiện đề tài, không có đánh giá của các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý chuyên ngành. Do vậy, HĐ làm việc gặp rất nhiều khó khăn.

- Về thành phần tham gia HĐ bao gồm chuyên gia có chuyên môn phù hợp, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và có 1 khách mời là phó giám đốc Sở KH&CN. Như vậy, thành phần tham gia HĐ không hề có đại diện cho đơn vị sẽ áp

dụng kết quả nghiên cứu. Trong khi người đại diện cho đơn vị sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng, vì họ chính là những người am hiểu nhất về điều kiện sinh hoạt, tập tục, thói quen, thị hiếu,… cũng như những thuận lợi, khó

khăn của địa bàn, của đơn vị sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu của ĐT/DA. Do đó, cần bổ sung thành phần tham gia HĐ cho phù hợp để những ĐT/ DA sau khi được

nghiệm thu có thể nhanh chóng, dễ dàng được áp dụng vào thực tiễn.

- Về cách tính điểm: hiện nay tất cả các thành viên trong HĐ đều có vai trò như nhau, trọng số của từng thành viên trong HĐ là H=1. Vai trò của các thành viên trong HĐ như nhau phù hợp với nguyên tắc HĐ. Bình đẳng và dân chủ của các thành viên HĐ là nguyên tắc rất cơ bản, người phản biện cũng chỉ là thành viên HĐ, chủ tịch HĐ điều khiển phiên họp HĐ cũng không phải cấp trên của HĐ. Do vậy

trọng số H=1 cho từng thành viên HĐ như hiện nay là hợp lý.

- Về tiêu chí đánh giá theo thuyết minh chương trình, ĐT/DA: Căn cứ vào bảng các tiêu chí đánh giá đối với các Chương trình, ĐT/DA thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng KH&CN; Dự án xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ được đưa ra ở trên.Trong mục “III. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng” được tính điểm tối đa là 15. Mục này chia nhỏ thành 3 chỉ tiêu

nhỏ hơn. Mỗi chỉ tiêu có điểm tối đa là 5 điểm. Các chỉ tiêu đó là:  Tính khoa học, độc đáo của cách tiếp cận nghiên cứu

 Tính đầy đủ, phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đối với các nội dung nghiên cứu chính để đạt được mục tiêu đề ra

 Tính phù hợp của kỹ thuật sử dụng

Qua phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách quản lý KH&CN của Sở KH&CN đã từng tham gia nhiều HĐ KH&CN chuyên ngành với tư cách là ủy viên kiêm thư ký. Khi hỏi về những điểm còn bất hợp lý trong cách cho điểm cho từng tiêu chí trong

bảng tiêu chí đánh giá, cán bộ này trả lời : “Tất cả các tiêu chí được đưa ra đều quan trọng nhưng duy nhất tiêu chí cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng cho điểm tối đa 15 là chưa hợp lý. Vì phần lớn các ĐT/DA cấp Tỉnh là các ĐT/DA mang tính ứng dụng cao nên mức điểm tối đa ở mục này cao, chỉ phù

hợp với các đề tài nghiên cứu cơ bản, cần giảm điểm tối đa ở mục này xuống”. Cán

bộ này cho rằng đây không chỉ là ý kiến của riêng mình, mà khi tham gia các HĐ cũng có khá nhiều người có cùng quan điểm như vậy.

- Về xét duyệt tài chính cho các ĐT/DA: Mô tả ở trên cho thấy ngân sách Nhà nước đầu tư cho các ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh lớn hơn nhiều so với các ĐT/ DA cấp ngành. Điều này chứng tỏ sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng của tỉnh cho các định hướng phát triển KT-XH trọng điểm.

Bảng 2.8 và 2.9 chỉ ra rằng, các khoản kinh phí bị thu hồi đều thuộc về các ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh; không có ĐT/DA cấp ngành nào bị thu hồi kinh phí. Trong số các ĐT/DA trọng điểm cấp tỉnh, khối doanh nghiệp bị thu hồi nhiều nhất, ít nhất là khối các tổ chức KH&CN ngoài tỉnh và tiếp đến là khối các Sở, ban, ngành. Vậy câu hỏi đặt ra: Cùng năng lực Hội đồng, vậy tại sao khả năng dự trù kinh phí theo bảng tiến độ thực hiện cho các ĐT/DA lại có sự phân biệt, khác nhau như vậy? Câu trả lời rất đơn giản là HĐ KH&CN chuyên ngành không có chức năng xét duyệt về tài chính, quyết định thành lập HĐ chỉ mang tính hình thức vì trong Quyết định này có 01 thành viên của HĐ là cán bộ của Sở tài chính, nhưng chưa bao giờ thành viên này tham gia, luôn vắng mặt và với lý do đến muộn, thực

ra là không đến. “ Từ trước tới nay khi được mời tham gia phản biện cho các ĐT/DA KH&CN, tôi chưa thấy sự có mặt của thành viên Sở tài chính với tư cách là ủy viên của Hội đồng.”

Qua phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý KH&CN của Sở, khi được hỏi về vai trò xét duyệt tài chính của HĐ KH&CN chuyên ngành, cán bộ này trả lời

“Hiện nay hầu như không nhắc đến việc xét duyệt tài chính trong HĐ này.”

Nguồn ngân sách Nhà nước phân bổ, hỗ trợ cho các ĐT/DA dựa trên cơ sở cân đối ngân sách mà không dựa vào việc xem xét, đánh giá bảng dự trù kinh phí thực hiện ĐT/DA và giải trình các khoản chi.

* Kết luận chương 2.

Qua nghiên cứu về hoạt động NCKH và hiện trạng về quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tỉnh Thái Bình, nhận thấy:

+ Công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN đã tập trung chủ yếu vào phục vụ các chương trình phát triển KT-XH trọng điểm của tỉnh. Nhiều chương trình, ĐT/DA KH&CN đã được ứng dụng vào sản xuất, đời sống và có hiệu quả rõ rệt thể hiện trên các lĩnh vực: sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ, trong KHXH&NV, trong chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường.

+ Quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN được thể hiện ở các giai đoạn sau: - Về đề xuất nhiệm vụ: đã có sự tham gia đầy đủ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đề xuất và thực hiện các ĐT/DA KH&CN, bao gồm: các Sở, ban, ngành; các nhà khoa học; doanh nghiệp/công ty, từ đặt hàng của lãnh đạo tỉnh. Trong đó, số lượng các ĐT/DA KH&CN của các Sở, ban, ngành chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Số lượng các ĐT/DA KH&CN của các thành phần khác còn tương đối thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp.

- Về tư vấn lựa chọn: HĐ KH&CN tỉnh đã thực hiện tốt chức năng tư vấn lựa chọn của mình. Tuy nhiên cơ cấu của HĐ còn chưa hợp lý, HĐ ra “đề bài” còn chưa đạt yêu cầu thể hiện ở tên nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung và sản phẩm.

- Về hoạt động xét duyệt đề cương: thành phần tham gia HĐ KH&CN chuyên ngành thể hiện đúng tinh thần trong quy định về tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện chương trình, ĐT/DA KH&CN cấp tỉnh. Tuy nhiên còn nhiều bất cập về quy chế: về phương thức làm việc; về tiêu chí xét duyệt, đánh giá, về xét duyệt tài chính.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NHU CẦU

Trong Chương này, chúng tôi đưa ra một số giải pháp đổi mới quy trình xét duyệt đề tài NCKH theo định hướng nhu cầu thể hiện đúng tinh thần hướng hoạt động KH&CN theo mô hình thị trường kéo, nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn.

Đây chính là thể hiện mục tiêu lớn nhất của luận văn, đó là: đề xuất và tuyển chọn được những nhiệm vụ KH&CN thực sự thiết thực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)