10. Nội dung và cấu trúc của luận văn
3.1. Cơ sở cho việc xác định giải pháp
Từ thực tế hoạt động nghiên cứu-ứng dụng của tỉnh đã được phản ánh ở chương 2, chúng ta thấy khâu xác định đầu vào của quá trình nghiên cứu-ứng dụng chưa “đúng” và “trúng” với yêu cầu của thực tiễn phát triển KT-XH của địa phương là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ĐT/DA khoa học thực hiện xong không được ứng dụng, nhân rộng vào sản xuất và đời sống. Đúng và trúng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội,…phải đáp ứng được sự mong đợi của người sử dụng kết quả đó và yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Bởi lẽ, không thể có một quá trình nào mà đầu vào không tốt lại cho ra được một kết quả tốt. Đây là hệ quả tất yếu khi cơ chế quản lý về KH&CN ở Việt Nam chưa thực sự chuyển hẳn được sang vận hành theo “mô hình thị trường kéo”.
Với những kết quả trình bày ở trên, quan điểm của tác giả đối với quá trình xác định nhiệm vụ nghiên cứu của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2004-2008 chưa theo định hướng nghiên cứu của tỉnh, các sở, ban, ngành quản lý chuyên môn, cộng với một số hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, quản lý,…khiến cho các ĐT/DA vẫn liên tục được đề xuất và thực hiện hàng năm mà không được nhìn nhận và đánh giá hiệu quả của nó mang lại.
Đối với hoạt động nghiên cứu - ứng dụng KH&CN ở các địa phương, cần phải dựa trên những điều kiện thực tế, sự phát triển KT-XH từng giai đoạn. Trong công tác quản lý cần phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH của địa phương. Để làm được điều này, ngay từ khâu đầu tiên- xét duyệt ĐT/DA khoa học, cần phải theo định hướng nhu cầu.
Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài NCKH theo định hướng nhu cầu phụ
KH&CN. Do vậy, yếu tố con người là tiên quyết vì liên quan đến mọi vấn đề trong quá trình quản lý như: tham mưu, đề xuất các văn bản quản lý, các chính sách về KH&CN, tham gia quá trình tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu - ứng dụng.
Từ những hiện trạng về quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN của tỉnh Thái Bình và tham khảo một số địa phương khác, cho thấy nguyên nhân quan trọng khiến cho NCKH chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn là do ngay từ khâu đầu vào của quá trình đề xuất, xét duyệt các nhiệm vụ KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của tỉnh. Xuất phát từ quan điểm đó, trong nghiên cứu này tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể trong khâu xác định nhiệm vụ nghiên cứu và xét duyệt các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các ĐT/DA KH&CN tỉnh Thái Bình để kết quả nghiên cứu đó là một sản phẩm thực sự thiết thực với sản xuất và đời sống của địa phương. Đó là:
- Đổi mới cơ chế đề xuất và xét duyệt các ĐT/DA KH&CN theo hình thức chủ động.
- Cần có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đề xuất nhiệm vụ KH&CN nhiều hơn nữa.
- Trao cho HĐ KH&CN chuyên ngành chức năng giám sát việc thực hiện các ĐT/DA KH&CN.
- Cải thiện chất lượng HĐlựa chọn nhiệm vụ KH&CN; sửa đổi, bổ sung thành phần tham gia Hội đồng.
- Thay đổi cách tính điểm cho các tiêu chí xét duyệt ĐT/DA KH&CN theo định hướng nhu cầu.