Mô hình thị trường kéo

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 31)

10. Nội dung và cấu trúc của luận văn

1.2.2.Mô hình thị trường kéo

Sơ đồ 1.5: Mô hình thị trường kéo

Nguồn: [27, tr. 15]

Ở mô hình thị trường kéo, động lực tiến hành cơ bản xuất phát từ yêu cầu KT- XH, do đó mô hình này sẽ khắc phục được nhược điểm của mô hình công nghệ đẩy. Theo xu thế hiện nay, khi tính thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN được đề cao, chúng ta cần đi theo “mô hình thị trường kéo”.

Theo quan điểm hệ thống, để hoàn thiện dần theo mô hình thị trường kéo thì ngay từ khâu đầu vào của hoạt động NCKH cũng cần phải xuất phát từ yêu cầu KT- XH. Có nghĩa là ngay từ quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN cũng phải trên cơ sở nhu cầu của xã hội có nghĩa là theo định hướng nhu cầu.

YÊU CẦU KINH TẾ – XÃ HỘI

SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ

TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

 Tác giả luận văn cho rằng, hoạt động KH&CN hiện nay cần phải đi theo mô hình thị trường kéo và mô hình này sẽ được tác giả vận dụng trong suốt quá trình đi tìm kiếm luận cứ để chứng minh cho giả thuyết đã được đưa ra.

* Kết luận chương 1:

Trên đây chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận của nghiên cứu, gồm khái niệm: hoạt động KH&CN; nghiên cứu khoa học; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; quy trình xét duyệt, tuyển chọn ĐT/DA KH&CN cấp tỉnh; Mô hình côn nghệ đẩy; Mô hình thị trường kéo; Chức năng nhiệm vụ của Cơ quan quản lý về KH&CN cấp tỉnh. Những khái niệm này liên quan đến những nội dung sau:

+ Khi nghiên cứu về quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN trong hoạt động KH&CN cần phải nhìn nhận theo quan điểm hệ thống. Chúng ta không thể có được một kết quả đầu ra tốt nếu như đầu vào và các yếu tố tác động từ môi trường ngoài không tốt. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần làm cho đầu vào tốt đó là quy trình xét duyệt nhiệm vụ KH&CN, tuyển chọn ĐT/DA tốt.

+ Hoạt động KH&CN phải được nhận thức lại theo hướng “thị trường kéo” không thể vận hành mãi theo mô hình “công nghệ đẩy”. Mô hình “thị trường kéo” sẽ góp phần gắn kết chặt hơn giữa người nghiên cứu với nhu cầu của thực tiễn, từ đó sẽ nâng cao được khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Để làm được điều này, ngay từ khâu xét duyệt, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN, ĐT/DA KH&CN cần quan tâm tới định hướng nhu cầu của đề tài.

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUY TRÌNH XÉT DUYỆT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 31)