Thay đổi các tiêu chí xét duyệt ĐT/DA KH&CN theo định hướng nhu

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 81)

10. Nội dung và cấu trúc của luận văn

3.2.5. Thay đổi các tiêu chí xét duyệt ĐT/DA KH&CN theo định hướng nhu

cầu.

Trong phần nhận xét về cách tính điểm cho đề cương thuyết minh ĐT/DA nghiên cứu - ứng dụng KH&CN, dự án xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ được trình bày ở mục 2.3.3 của chương 2, tác giả có nêu cách tính điểm

tối đa cho mục “III. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng” còn

chưa hợp lý. Từ cuộc phỏng vấn sâu cán bộ phụ trách KH&CN của Sở KH&CN, đồng thời cũng đã nhiều lần là thành viên của nhiều hội dồng KH&CN chuyên ngành, cho thấy hiện nay mức điểm tối đa chấm cho mục này là 15 điểm chưa hợp

lý. “ Vai trò của KH&CN địa phương gắn với sản xuất, phục vụ sản xuất, do vậy tính ứng dụng cao. Do đó, khi lựa chọn đề tài nên đặt tiêu chí khả năng ứng dụng của đề tài lên trên đối với các đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ”.Vì các ĐT/DA KH&CN ở địa phương mang tính ứng dụng cao, chứ

không phải là nghiên cứu cơ bản, nên cần giảm mức điểm tối đa ở mục này xuống đề cộng thêm điểm cho các mục khác. Qua nghiên cứu, tác giả luận văn cũng đồng tình với quan điểm này và mức điểm tối đa chấm cho từng tiêu chí nên được thay đổi như thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.4: Khung các tiêu chí đánh giá đã được sửa đổi

Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

I. Đánh giá chung về mục tiêu của Chương trình, Đề tài, dự án 10

21.Mức độ phù hợp, rõ ràng và cụ thể của mục tiêu Chương trình, Đề tài, Dự án so với yêu cầu đặt ra (định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có)

5

22.Mức độ đầy đủ, rõ ràng và hợp lý trong việc đánh giá, phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước để đặt ra mục tiêu Chương trình, ĐT/DA

5

II. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và luận giải về những nội dung nghiên cứu của Chương trình, ĐT/DA cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra

23.Mức độ đầy đủ, rõ ràng và hợp lý trong việc đánh giá, phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; mức độ cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực nghiên cứu

5

24.Tính khoa học, cụ thể, rõ ràng của việc luận giải về sự cần thiết phải nghiên cứu Chương trình, Đề tài, Dự án

5

25.Tính đầy đủ, phù hợp của các nội dung nghiên cứu cần tiến hành trong khuôn khổ của Chương trình, Đề tài, Dự án để đạt được mục tiêu đề ra

5

26.Tính khoa học, đầy đủ và logic trong việc luận giải về các nội dung

nghiên cứu cần tiến hành của Chương trình, Đề tài, Dự án

5

III. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 10

27.Tính khoa học, độc đáo của cách tiếp cận nghiên cứu 3 28.Tính đầy đủ, phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đối với các nội

dung nghiên cứu chính để đạt được mục tiêu đề ra

3

29.Tính phù hợp của kỹ thuật sử dụng 4

IV. Sản phẩm KHCN của Chương trình, Đề tài, dự án 20

30.Mức độ đầy đủ và phù hợp của các sản phẩm Chương trình, Đề tài, Dự án so với yêu cầu theo đặt hàng (nếu có) và so với mục tiêu, nội dung nghiên cứu đặt ra

5

31.Mức độ làm rõ sản phẩm chính của Chương trình, Đề tài, Dự án 5 32. Mức độ tiên tiến về chất lượng và trình độ KH&CN của các sản phẩm

tạo ra so với sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài

5

33. Tính khả thi của sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng; của công trình dự kiến công bố trong nước và nước ngoài và của việc đào tạo trên đại học thông qua việc thực hiện Chương trình, Đề tài, Dự án

5

V. Khả năng ứng dụng các sản phẩm đề tài và tác động của các kết quả nghiên cứu

20

thị trường; khả năng cạnh tranh về giá thành, chất lượng, ... so với sản phẩm, công nghệ cùng loại)

35.Tính hợp lý và khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu và các địa chỉ dự kiến áp dụng

6

36. Tác động và lợi ích dự kiến của kết quả nghiên cứu 5

VI. Tính khả thi của phương án tổ chức thực hiện Chương trình, ĐT/DA 20

37.Tính hợp lý và khả thi của phương án phối hợp với các tổ chức trong nước và hợp tác quốc tế để thực hiện các nội dung nghiên cứu của Chương trình, Đề tài, Dự án

5

38.Tính hợp lý trong bố trí kế hoạch: nội dung, các mốc thời gian phải đạt; khả năng hoàn thành; việc huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để thực hiện Chương trình, Đề tài, Dự án

5

39. Mức độ xác thực của tổng dự toán kinh phí so với nội dung và sản phẩm dự kiến tạo ra của Chương trình, Đề tài; Dự án tính hợp lý trong việc bố trí kinh phí cho các nội dung nghiên cứu

5

40. Đánh giá chung về tính logic, hợp lý, cân đối và khả thi của toàn bộ nội dung của Thuyết minh Chương trình, đề tài, Dự án

5

Tổng số 100

Từ khung chấm điểm ở trên, tác giả đã thay đổi mức điểm tối đa cho hai mục III và V như sau: giảm mức điểm tối đa của mục III xuống còn 10 điểm và tăng mức điểm tối đa cho mục V lên là 20 điểm. Ở mục III, điểm thành phần được bố trí lại như sau:

Tính khoa học, độc đáo của cách tiếp cận nghiên cứu là 3 điểm

 Tính đầy đủ, phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đối với các nội

dung nghiên cứu chính để đạt được mục tiêu đề ra là 3 điểm

Tính phù hợp của kỹ thuật sử dụng là 4 điểm

Ở mục V về “Khả năng ứng dụng các sản phẩm đề tài và tác động của các kết quả nghiên cứu”, mức điểm thành phần tối đa được chia như sau:

Khả năng về thị trường của sản phẩm, công nghệ tạo ra là 9 điểm

 Tính hợp lý và khả thi cảu phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu

và các địa chỉ dự kiến áp dụng là 6 điểm

Tác động và lợi ích dự kiến của kết quả nghiên cứu là 5 điểm

Hiện nay, Sở KH&CN tỉnh Thái Bình đã có trang web riêng được coi là cổng giao dịch điện tử về công nghệ. Cổng giao dịch này tạo điều kiện thuận lợi giúp HĐ đánh giá thuyết minh ĐT/DA KH&CN theo xu hướng đề cao vai trò của “tính định hướng nhu cầu” hay thúc đẩy cơ chế quản lý KH&CN vận hành theo “mô hình thị trường kéo”. Những thông tin ở cổng giao dịch điện tử này làm cơ sở cho việc chấm

điểm trong mục V “khả năng ứng dụng các sản phẩm đề tài và tác động của kết quả nghiên cứu”. Cổng giao dịch điện tử về công nghệ được xem là một trong những

giải pháp cần thiết để tạo môi trường gắn kết nhà khoa học (viện, trường, trung tâm nghiên cứu - triển khai), nhà quản lý (cán bộ, sở, ban, ngành các cấp) với nhà kinh doanh, sản xuất, trong đó cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo lập và thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ. Đây là một công cụ tích cực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn thông tin công nghệ, với các tổ chức KH&CN. Cổng giao dịch điện tử về công nghệ đã trình bày được những nội dung cơ bản sau:

+ Công bố các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm của địa phương + Công bố kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án khoa học của địa phương + Phổ biến các tiến bộ kỹ thuật mới; kinh nghiệm, quy trình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, nuôi trồng,…

Tuy nhiên, hiện nay chất lượng của kênh thông tin hỗ trợ cho việc xác lập nhu cầu công nghệ còn hạn chế về cả nội dung và hình thức, chưa thu hút được sự tham gia, chú ý của mọi người bởi nội dung thì nghèo nàn, ít cập nhật những thông tin mới, lại chưa có diễn đàn trao đổi thông tin KH&CN. Mặc dù Sở KH&CN đã có

website riêng nhưng do không thường xuyên cập nhật thông tin mới nên “một số đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh còn thiếu thông tin về thị trường.” Do

vậy cần cải thiện, nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức, liên tục cập nhật những thông tin mới nhất để cổng giao dịch điện tử về công nghệ thực sự là một

kênh thông tin hỗ trợ cho xác lập nhu cầu công nghệ và giám sát xã hội trong hoạt động quản lý KH&CN hiệu quả, đồng thời giúp cho việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN, cho việc tuyển chọn ĐT/DA khoa học cấp tỉnh hàng năm gắn kết được với yêu cầu của thực tiễn hơn.

* Kết luận chương 3.

Trên đây tác giả đã trình bày 5 giải pháp cơ bản về đổi mới quy trình xét duyệt đề tài NCKH nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình, với một số nội dung tóm lược sau:

- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành của tỉnh trong việc xác định nhiệm vụ nghiên cứu đã tăng tính chủ động, định hướng và hiệu quả. - Đề xuất được những nhiệm vụ có tính liên vùng, liên ngành và những nhiệm vụ mang tính chiến lược trong định hướng phát triển KT-XH của tỉnh.

- Cải thiện được chất lượng HĐ, góp phần tích cực vào công tác lựa chọn nhiệm vụ KH&CN phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Đồng thời tuyển chọn được những tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài/dự án một cách xứng đáng.

- Các nhiệm vụ KH&CN gắn kết được với mục tiêu phát triển KT-XH thông qua một loạt các giải pháp: thay đổi cách tính điểm cho một số tiêu chí đánh giá ĐT/DA; trao cho HĐ chức năng giám sát việc thực hiện ĐT/DA; giải pháp về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đề xuất nhiệm vụ KH&CN; thay đổi, bổ sung thành phần tham gia HĐ.

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu trên rút ra một số kết luận như sau: Các ĐT/DA KH&CN cấp địa phương đều là các đề tài nghiên cứu-ứng dụng, thể hiện vai trò của KH&CN địa phương phải gắn với sản xuất, phục vụ sản xuất phát triển. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các đề tài nghiên cứu không áp dụng được vào thực tiễn đó là đề tài chưa thực sự xuất phát từ thực tiễn. Do vậy, các đề tài nghiên cứu cần đề cao tính “định hướng nhu cầu”. Trên cơ sở định hướng chính xác nhu cầu của địa phương giúp đề xuất được những đề tài nghiên cứu đúng và trúng với yêu cầu của thực tiễn.

Khả năng ứng dụng của các kết quả NCKH phụ thuộc nhiều vào định hướng cho các đề tài (tức là ra đề bài). Điều đó có nghĩa là muốn nâng cao khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu từ các ĐT/DA KH&CN vào thực tiễn, muốn gắn kết giữa nghiên cứu với thực tiễn thì phải có đề bài tốt, đây được coi là điều kiện cần. Muốn có đề bài tốt thì cần phải có một quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN tốt bao gồm từ khâu đề xuất nhiệm; tư vấn lựa chọn ĐT/DA; tư vấn lựa chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài. Hiện nay, quy trình xét duyệt này còn một số hạn chế, do đó cần phải đổi mới theo định hướng nhu cầu, nhằm dần dần hoàn thiện cơ chế quản lý KH&CN vận hành theo mô hình “thị trường kéo”.

Luận văn đã chỉ ra 5 giải pháp cơ bản liên quan đến đổi mới quy trình xét duyệt ĐT/DA KH&CN theo định hướng nhu cầu đó là: Đổi mới cơ chế đề xuất và xét duyệt ĐT/DA KH&CN theo hình thức chủ động; về cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đề xuất nhiệm vụ KH&CN nhiều hơn; trao cho HĐ KH&CN chuyên ngành chức năng giám sát việc thực hiện các ĐT/DA KH&CN; cải thiện chất lượng và số lượng thành phần của HĐ; thay đổi cách tính điểm cho các tiêu chí xét duyệt ĐT/DA KH&CN.

1. Cần trao cho HĐ tư vấn chức năng giám sát, để HĐ vừa thực hiện chức

năng tư vấn vừa tham gia giám sát. Không nhất thiết phải trao cho tất cả các thành viên của HĐ thêm chức năng này, nhưng nhất thiết phải có thành viên là chủ tịch HĐ hoặc ủy viên phản biện tham gia giám sát việc thực hiện các ĐT/DA KH&CN.

2. Sở KH&CN phải là cơ quan tổ chức giám sát việc thực hiện các ĐT/DA KH&CN vì Sở chính là nơi quản lý các ĐT/DA này. Sở cần phải trích ra một khoản

kinh phí từ ngân sách Nhà nước để tổ chức việc giám sát quá trình thực hiện các ĐT/DA KH&CN.

3. Cần có định hướng, đặt hàng của Nhà nước (UBND tỉnh). UBND tỉnh cần

chỉ đạo các Sở, ngành phối hợp với Sở KH&CN đề xuất nhiệm vụ KH&CN.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh cần có chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp tham gia đề xuất nhiệm vụ KH&CN hàng năm.

5. Cơ quan quản lý KH&CN cần nâng cao chất lượng của cổng giao dịch điện tử cả về nội dung lẫn hình thức nhằm hỗ trợ cho việc xác lập nhu cầu công

nghệ, tạo điều kiện cho công tác đề xuất nhiệm vụ bám sát với yêu cầu của xã hội hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Khoa giáo trung ương (1996), Những nhân tố mới về hoạt động khoa học và công nghệ, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

2. Phạm Văn Bình (2007), Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong việc áp dụng các

kết quả nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương), luận văn thạc sỹ khoa học

3. Bộ Chính trị khóa VIII (2001), Chỉ thị số 63/CT-TW về đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KH&CN phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

4. Bộ KHCN&MT (2001), Quy định tạm thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005

5. Bộ Khoa học và công nghệ (2005), về việc sửa đổi, bổ sung các Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 11 và Điều 13 của Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ- BKHCN

6. Bộ Khoa học và công nghệ (2003), Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN về việc ban hành Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước

7. Bộ Khoa học và công nghệ (2006), Công văn số 3185/BKHCN-KHTC về việc hướng dẫn tổ chức xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp thực hiện trong kế hoạch năm 2008

8. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001- 2005

9. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Quyết định số 06/2006/QĐ-BKHCN ngày 26/01/2006 về Quy định về phương thức làm việc của HĐ khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn, xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước

10.Bộ Khoa học và công nghệ (2006), Quyết định số 24/2006/QĐ-BKHCN về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010

11. Bộ Khoa học và công nghệ (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN về việc quy định xét chọn, tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước

12. Bộ Tài chính và Bộ KHCN&MT (2000), Thông tư liên tịch số

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)