Trao cho HĐ KH&CN chuyên ngành chức năng giám sát việc thực

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 78)

10. Nội dung và cấu trúc của luận văn

3.2.3. Trao cho HĐ KH&CN chuyên ngành chức năng giám sát việc thực

hiện các ĐT/DA KH&CN.

Trong phần nhận xét về quy trình xét duyệt đề tài NCKH đã chỉ ra mặt hạn chế trong phương thức hoạt động của HĐ KH&CN chuyên ngành đó là:

 HĐ giải tán sau khi hoạt động xét duyệt đề cương chi tiết hoàn thành;  Hiện nay, tỉnh lại chưa có quy định cụ thể yêu cầu các tổ chức, cá nhân đại diện cho bên thực hiện ĐT/DA khoa học phải sửa đổi, bổ sung theo những nội dung đã được HĐ tư vấn;

 HĐ xét duyệt và HĐ nghiệm thu không phải là một nên khó kiểm tra, giám sát và đánh giá đúng kết quả ĐT/DA KH&CN.

Từ những hạn chế trên, theo quan điểm của tác giả, cần có quy định cụ thể về việc yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện ĐT/DA sửa đổi theo tư vấn của HĐ và trao cho HĐ thêm chức năng giám sát để HĐ thực hiện cả hai chức năng: tư vấn và giám sát. Cơ sở cho việc hình thành quan điểm này của tác giả là:

Thứ nhất, thành phần tham gia HĐ có đến 2/3 là các chuyên gia giỏi,

có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của ĐT/DA. Một số

nhà khoa học cũng đồng tình với điều này “Sở KH&CN nên mời một số người trong HĐ tư vấn lựa chọn tham gia giám sát thực hiện ĐT/DA vì họ đều là những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực nghiên của đề tài”.

Thứ hai, khi được mời là thành viên của HĐ, các thành viên của HĐ

đã phải nghiên cứu kỹ về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đồng thời họ đưa ra những ý tưởng để tư vấn cho tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài. Do vậy, nên mời thành viên của HĐ chịu trách nhiệm giám sát việc sửa đổi, bổ sung vào bản đề cương thuyết minh ĐT/DA cũng như giám sát quá trình thực hiện. Vì chính họ mới là những người hiểu rõ

nhất về những ý tưởng tư vấn của mình. “Khi được tham gia phản biện cho một số đề tài, tôi thấy sau khi nhận được sự tư vấn của các thành viên trong hội đồng, cơ quan chủ trì thực hiện đề tài sửa đổi, bổ

sung theo những tư vấn đó. Có nhiều lý do của thực trạng này, có thể là khách quan hay chủ quan. Do vậy, cần tổ chức giám sát hiệu quả”.

Thứ ba, với các ĐT/DA KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước thì cơ

quan chủ quản của các ĐT/DA cấp tỉnh là Sở KH&CN Thái Bình. Mỗi năm, Sở KH&CN là cơ quan chủ quản của nhiều ĐT/DA, do vậy Sở không đủ năng lực và thời gian để giám sát được tất cả các ĐT/DA

của tỉnh. “Với tư cách là cán bộ chuyên môn về quản lý KH&CN, tôi thấy các ĐT/DA KH&CN cần phải được giám sát quá trình thực hiện nhằm nâng cao độ tin cậy, tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Nên có một số chuyên gia đứng ra giám sát, tốt nhất là mời một số thành viên của HĐ KH&CN, và Sở KH&CN là đơn vị tổ chức giám sát.” + Về nội dung giám sát: Cũng như HĐ cấp nhà nước, HĐ KH&CN chuyên

ngành chỉ xem xét về nội dung khoa học, tuy có cho điểm về dự toán kinh phí nhưng chỉ là hình thức. Do đó, HĐ KH&CN chuyên ngành cũng chỉ nên giám sát về nội dung khoa học và báo cáo lên cơ quan chủ quản và làm cơ sở giúp cho HĐ đánh giá, nghiệm thu ĐT/DA đạt hiệu quả.

+ Kinh phí thực hiện giám sát: Để tiến hành giám sát việc thực hiện các

ĐT/DA KH&CN, cần phải có kinh phí thực hiện. Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động cho các thành viên giám sát bao gồm khoản lương trả cho các thành phần giám sát và khoản kinh phí phục vụ cho công tác giám sát. Nguồn kinh phí này được trích ra từ ngân sách nhà nước.

+ Thành phần tham gia giám sát: trong thành phần tham gia giám sát có thể

là một số ủy viên HĐ, không nhất thiết là tất cả các ủy viên của HĐ, nhưng cần có ủy viên phản biện và chủ tịch HĐ tham gia. Cơ quan tổ chức giám sát phải là Sở KH&CN nơi quản lý ĐT/DA KH&CN.

Một phần của tài liệu Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)