0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Lãnh đạo bệnh viện

Một phần của tài liệu THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN (Trang 72 -72 )

6. Kết cấu luận văn

3.2.3.2. Lãnh đạo bệnh viện

Hạn chế của bệnh viện:

Lãnh đạo của bệnh viện đa khoa Nghi Lộc chưa thực sự gần gũi, đi sâu đi sát vào đời sống, công việc của cấp dưới, chưa tạo được lòng tin giữa cán bộ, viên chức,

64

công chức với lãnh đạo và ngược lại, điều nay dẫn tới cán bộ viên chức công chức không dám chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của mình trong công việc và thường có thái độ sở lãnh đạo hơn là nể.

Giải pháp:

Mối quan hệ giữa lãnh đạo và cán bộ, viên chức, công chức trực tiếp dưới quyền rất quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả hoạt động của bệnh viện, người lãnh đạo dám đặt hy vọng vào nhân viên của mình và cách xử sự tôn trọng nhân viên chính là cơ sở tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp và hiệu quả, nếu lãnh đạo bệnh viện không thật sự tin tưởng vào giá trị, năng lực của nhân tài trong công việc của mình thì bệnh viện chỉ có thể đạt được một kết quả nào đó nhất định mà thôi. Lòng tin tưởng của lãnh đạo vào cán bộ, viên chức, công chức là một trong những yếu tố giúp bệnh viện có thể thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao,

Để có thể thu hút và giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng cao các Lãnh đạo bệnh viện cần trau giồi và có những hành động tích cực với cán bộ, viên chức, công chức của mình như:

Tạo quan hệ gần gũi: Lãnh đạo bệnh viện phải giao phó trách nhiệm và tạo quan hệ gần gũi với nhân viên. Thường xuyên đến thăm các khoa phòng điều trị bệnh nhân, khi có sự cố xảy ra phải tìm hiểu nguyên nhân là do đâu không nên kết luận một cách vội vàng. Khi xây dựng kế hoạch phát triển của bệnh viện lãnh đạo bệnh viên nên trưng cầu ý kiến những cán bộ, viên chức, công chức của mình, điều này tránh việc xây dựng kế hoạch trên ý kiến chủ quan, thiếu thực tế, bên cạnh đó nhân viên sẽ cảm thấy được lãnh đạo tôn trọng và có trách nhiệm với hoạt động của bệnh viên cũng như việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Quan tâm đến những sáng kiến: Những cán bộ, viên chức, công chức có nhiều

ý tưởng sáng tạo trong công việc nên được đối xử một cách đặc biệt. Lãnh đạo bệnh viên nên lắng nghe những người giàu ý tưởng vì chính những người giàu ý tưởng sẽ có những sáng kiến được đúc rút ra trong quá trình làm việc, tạo nên những phương pháp mới trong điều trị chính điều này sẽ là tiền đề cho những cải tiến khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của bệnh viện.

Giúp đỡ đồng nghiệp và cấp dưới: Lãnh đạo bệnh viện nên quan tâm tới cán bộ, viên chức, công chức dưới quyền mình, đặc biệt là quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của cấp dưới chứ không chỉ của bản thân mình nên sẵn sàng khen ngợi hay phê bình khi cần thiết điều đó sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp của cán

65

bộ, viên chức, công chức.

Luôn lạc quan: Hòa đồng, lạc quan là thái độ cư xử luôn được cán bộ, viên chức, công chức đánh giá cao. Khi công việc thuận lợi, hiệu quả công việc cao thì tất nhiên sẽ rất dễ hợp tác, tay nắm tay, đưa ra các ý tưởng. Nhưng Ban lãnh đạo bệnh viện sẽ cư xử thế nào khi khi có sự cố xẩy ra tai bệnh viện nếu các lãnh đạo bệnh viện không có thái độ tích cực cho dù có xảy ra điều gì đi nữa thì sẽ truyền ngay cảm giác đó cho cấp dưới của mình, gây hoang mang trong đội ngũ cán bộ, viên chức, công chức, nếu lãnh đạo bệnh viện khuyến khích, động viên, chứ không chỉ đơn thuần là giám sát hay kiểm tra thì cấp dưới luôn tận tâm và hăng say làm việc.

Ngoài ra, Lãnh đạo bệnh viện phải thể hiện sự chân thành, gây dựng uy tín, niềm tin và thật sự quan tâm đến mọi người. Khi đó, mọi người sẽ hiểu lãnh đạo bệnh viện đang hết lòng vì lợi ích của họ. Và khi nhân viên cảm nhận được sự tự tin ở bạn, yên tâm rằng lãnh đạo bệnh viên luôn đứng về phía họ, họ sẽ thật sự muốn làm việc tích cực để đáp lại. Nếu chọn cách làm khác thì việc quản lý có thể sẽ không phù hợp, lãnh đạo bệnh viện có thể tuyển dụng và sa thải, nhưng nếu dựa vào quyền lực hay ám chỉ đến quyền lực, thì kết quả thu được không như mong muốn hay thất bại.

Biết cách lắng nghe người khác: Lãnh đạo bệnh viện cần lắng nghe nỗi lo lắng,

khát vọng của họ với một tình cảm chân thành lúc đó mới thật sự bắt đầu tiếp nhận thông tin từ họ. Từ đó, cấp dưới mới hiểu sự quan tâm của lãnh đạo dành cho họ và họ sẽ sẵn sàng ủng hộ lãnh đạo bệnh viện trong mọi hoàn cảnh.

Thể hiện sự cảm kích: Khen ngợi là cách tạo ra giá trị công việc và niềm vui cho con người dễ dàng nhất vì vậy lãnh đạo bệnh viện không nên kiệm lời khen ngợi cán bộ, viện chức, công chức của mình. Nó sẽ truyền sức mạnh cho cấp dưới, giúp mọi người vượt qua những rào cản và vượt chỉ tiêu mong đợi.

Một phần của tài liệu THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NGHI LỘC TỈNH NGHỆ AN (Trang 72 -72 )

×