Phân biệt "biệt ngữ" và "thuật ngữ"

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay (Trang 25)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.5.3.Phân biệt "biệt ngữ" và "thuật ngữ"

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, thuật ngữ là một bộ phận những từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ, bao gồm các những từ và cụm từ cố định mà tên gọi chính xác của các khái niệm và các đối tƣợng thuộc các lĩnh vực khoa học / chuyên môn của

con ngƣời. Ví dụ, trong ngôn ngữ học có: âm tiết, âm vị, hình vị, phụ tố, tiền tố, hậu tố,… Trong toán học có: vi phân, tích phân, đạo hàm… [16, 270]

Còn theo Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến [10, 219], thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tƣợng đƣợc xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực khoa học hay chuyên môn.

Thuật ngữ gắn liền với hệ thống các khái niệm của một khoa học nhất định. Nội dung của thuật ngữ ít nhiều tƣơng ứng với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng. Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ là mang tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế. Mọi từ trong ngôn ngữ nói chung đều liên hệ với khái niệm, nhƣng các khái niệm đƣợc biểu hiện trong các từ thông thƣờng khác với các khái niệm đƣợc biểu hiện trong thuật ngữ. Các khái niệm đƣợc biểu hiện trong thuật ngữ mang tính chính xác của một khoa học nào đó. Nội dung của khái niệm thuật ngữ thuộc vào lĩnh vực thuần túy trí tuệ và nó không thay đổi trong những ngữ cảnh sử dụng khác nhau cũng nhƣ khi thuật ngữ đó đứng một mình. Thuật ngữ cũng không phụ thuộc vào sự phát triển của bản thân ngành khoa học có dùng thuật ngữ đó. Thuật ngữ chỉ thay đổi khi nào có biểu tƣợng mới, những quan niệm mới và chỉ thay đổi khi cần xác lập lại các khái niệm mà nó diễn đạt.

Mỗi lĩnh vực khoa học đều có một hệ thống các khái niệm chặt chẽ, hữu hạn, đƣợc thể hiện bằng hệ thống các thuật ngữ của mình. Mỗi thuật ngữ đều có một vị trí nhất định trong hệ thống khái niệm và nằm trong một hệ thống thuật ngữ nhất định. Giá trị của mỗi thuật ngữ đƣợc xác định bởi mối quan hệ của nó với các thuật ngữ khác cùng trong hệ thống. Nếu tách nó ra khỏi hệ thống thì nội dung thuật ngữ của nó không còn nữa. Mặt khác, thuật ngữ là một bộ phận từ vựng đặc biệt biểu hiện những khái niệm khoa học chung cho những ngƣời nói các tiếng khác nhau. Vì vậy, sự thống nhất thuật ngữ giữa các ngôn ngữ là cần thiết, cho nên thuật ngữ mang tính quốc tế. Tuy có những đặc trƣng riêng nhƣng thuật ngữ không hoàn toàn

tách biệt với từ ngữ toàn dân. Thuật ngữ vẫn là một bộ phận của hệ thống từ vựng nói chung, có quan hệ với các từ khác trong hệ thống ngôn ngữ. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì một số bộ phận những thuật ngữ trở thành ngôn ngữ toàn dân, ví dụ: âm, tiếng,… vốn là các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học, nhƣng dần dần các từ này đã trở thành ngôn ngữ toàn dân mà mọi ngƣời dùng.

Jargons (biệt ngữ) trong tiếng Anh còn đƣợc dịch là thuật ngữ (có số nhiều) tức là các từ mang tính đặc thù và chuyên môn của lĩnh vực nào đó và những ngƣời không trong ngành đó khó có thể hiểu đƣợc.

Nhƣ vậy giữa thuật ngữ và biệt ngữ có những điểm giống nhau sau:

- Đều là những từ ngữ chuyên dùng cho một bộ phận những ngƣời cùng nhóm hoặc trong một ngành nào đó, khó hiểu đối với ngƣời ngoài tập thể xã hội đó;

- Một số từ ngữ biệt ngữ và thuật ngữ có thể đi vào ngôn ngữ toàn dân;

- Đều chịu sự chi phối của quy luật ngữ âm, cấu tạo từ và ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung.

Tuy nhiên, giữa biệt ngữ và thuật ngữ có những điểm khác biệt rõ rệt:

- Thuật ngữ là những từ ngữ chuyên dùng trong một ngành khoa học, chuyên môn nào đó, còn biệt ngữ là những từ ngữ đặc biệt chuyên dùng cho một bộ phận nào đó trong xã hội. Ví dụ, thuật ngữ: hàm số, tích phân, lũy thừa, tích số, đạo hàm,… trong toán học; biệt ngữ: tín đồ, linh mục, con chiên,… trong đạo Thiên Chúa.

- Đặc điểm của thuật ngữ khác với biệt ngữ: Thuật ngữ vừa có tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế. Đây là những đặc điểm riêng của thuật ngữ mà biệt ngữ không có đƣợc.

- Khi trình độ khoa học của ngƣời dân ngày càng phát triển, một số bộ phận thuật ngữ dễ dàng trở thành ngôn ngữ toàn dân. Thuật ngữ khó mất đi, nó chỉ thay đổi khi xuất hiện đối tƣợng mới, quan niệm mới và đƣợc xác lập lại. Trong khi đó,

những từ ngữ biệt ngữ (loại 2, chồng lấp lên từ toàn dân) khó trở thành ngôn ngữ toàn dân hơn và nó dễ bị mất đi.

Những từ ngữ biệt ngữ đƣợc sử dụng trong giao tiếp của một nhóm ngƣời đã có sự quen biết nhau từ trƣớc và có chung địa vị, trình độ, sở thích.

Còn thuật ngữ là một bộ phận của từ vựng nói chung và có quan hệ với từ khác trong hệ thống ngôn ngữ.

Trong các từ ngữ biệt ngữ, thanh thiếu niên sử dụng nhiều những từ ngữ là thuật ngữ của các ngành: vật lý, toán học, y học, sinh học, công nghệ thông tin,… vào trong lời nói của mình nhằm tạo thêm sự hài hƣớc, dí dỏm cho câu nói.

Ví dụ: - Nếu mà hai con bé trượt học sinh giỏi, thể nào thầy chủ nhiệm cũng cho "uống li cocktail pha giữa tức giận và thất vọng". Cá chắc chắn, lần này "tính

trạng" thể hiện ra bên ngoài sẽ là mắng xả phanh với các vị phụ huynh, trội dị hợp. [MT, 10/01/2012]

"Tính trạng" và "trội dị hợp" là những thuật ngữ dùng trong ngành sinh học nhƣng thanh thiếu niên đã dùng nó trong lời nói giao tiếp của mình để tăng tính biểu cảm cho câu nói và tạo điểm nhấn cho ngƣời nghe.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay (Trang 25)