Sử dụng các yếu tố tình thái

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay (Trang 61)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.6.Sử dụng các yếu tố tình thái

Trong ngôn ngữ hiện nay của mình, thanh thiếu niên đã sử dụng khá nhiều các từ, các âm, các hình thức ngôn ngữ để biểu thị trạng thái tình cảm của mình. Các yếu tố ngôn ngữ này đƣợc giới trẻ sử dụng để truyền tải phong cách nhí nhảnh, trẻ trung, vui nhộn. Chủ thể phát ngôn không cần nêu một cách hiển ngôn tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ của mình, nhƣng ngƣời đọc, ngƣời nghe vẫn cảm nhận đƣợc thái độ, tình cảm ấy. Sự thể hiện các yếu tố tình thái này trong ngôn ngữ của thanh thiếu niên mang tính tự nhiên, số lƣợng từ ngữ thì rất phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Các yếu tố tình thái này thƣờng đứng ở đầu hoặc cuối câu. Ví dụ:

ha ha, hi hi, he he, ke ke ke, tèn tén ten, híc híc, a lê hấp, ặc ặc, ka ka, hí hí,… Hầu nhƣ các yếu tố tình thái này đƣợc dùng riêng biệt không có quan hệ ngữ pháp với các từ khác. Các yếu tố tình thái này nhằm biểu thị sự phản ứng tình cảm, thể hiện tiếng gọi, tiếng đáp, tiếng cƣời reo vui hay tiếng nguyền rủa, than vãn,…

Ví dụ: - Cụ tỉ là cả nhóm quyết định sẽ đặt chân tới một miền đất lạ nào đó coi như một phần quà mình tự thưởng cho mình sau một năm học hành chăm chỉ. Hí

hí. [HHT, 805]

- Ngoài ra bạn Đan Thùy còn bật mí thêm là ở lớp bạn ấy, nếu có chuyện hớ hênh là cả nhóm bạn nữ sẽ cùng nhau vây quanh là lá chắn và hộ tống "nạn nhân" vào nhà vệ sinh. Hi hi! Đoàn kết quá các bạn ha!

[MT, 1020 - 8/12/2011] Các tình thái từ "Hí hí", "Hi hi" nhƣ ở hai ví dụ chúng tôi nêu trên đƣợc dùng nhƣ là các thán từ, không có quan hệ cú pháp với các từ khác. Còn các tình thái từ:

"í ẹ", "a lê hấp",… nhƣ ở các ví dụ dƣới đây lại có chức năng của một thực từ có nghĩa từ vựng nhƣng đƣợc thể hiện dƣới cái vỏ của yếu tố tình thái. Hay nói cách khác, các tình thái từ này có quan hệ ngữ pháp với các từ khác.

Ví dụ: - Nếu nhóm toàn con trai, luôn phải nhờ phụ huynh ở nhà pha chế sẵn các thể loại gia vị hay thậm chí làm trước luôn, vào thi cứ giả đò bằm bằm, nấu nấu, cuối giờ a lê hấp đem "món thật" ra để có điểm. [HHT, 935]

- Tớ đã "olala, olala" mỗi khi một đội toàn nữ diện váy voan trắng muốt, trông như những thiên thần bước lên sân khấu, nhưng các gấu váy đều lấm bẩn.

[HHT, 900]

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay (Trang 61)