6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.2.1. Biện pháp mở rộng thu hẹp nghĩa
- Mở rộng nghĩa
Mở rộng ý nghĩa là một quá trình phát triển nghĩa từ cái riêng đến cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tƣợng. Ý nghĩa đƣợc hình thành nhờ quá trình này gọi là nghĩa rộng. Ví dụ: "xƣơng" để chỉ bộ phận cứng và chắc làm nòng cốt cho cơ thể người và động vật hay vật. Thanh thiếu niên đã mở rộng nghĩa tên gọi này để chỉ
"một yêu cầu khó". Hoặc "cá đuối" chỉ một loài cá biển cùng họ với cá nhám, thân dẹp hình đĩa, vây ngực rộng xòe ra hai bên, đuôi dài, thanh thiếu niên đã mở rộng nghĩa để chỉ người bị chết đuối hay bị học yếu kém môn nào đó. Hay "cày
bừa" chỉ công việc làm ruộng của nhà nông, nhƣng thanh thiếu niên mở rộng thêm nghĩa mới để chỉ việc chịu khó học tập vất vả. "Sạc pin" vốn đƣợc dùng để chỉ một hành động nạp điện vào khí cụ trữ điện năng để sử dụng dần, thanh thiếu niên đã mở rộng nghĩa tên gọi này để chỉ hoạt động học tập có ghi nhận kiến thức. Hoặc "lên huyết áp" vốn có nghĩa là chỉ số huyết áp cao hơn so với bình thƣờng, ở đây thanh thiếu niên đã mở rộng nghĩa với ý là nổi giận,…
- Thu hẹp nghĩa
Thu hẹp nghĩa là quá trình chuyển nghĩa ngƣợc lại với mở rộng ý nghĩa. Phạm vi ý nghĩa của các từ phát triển từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tƣợng đến cái cụ thể.
Ví dụ: "Thƣợng đế" dùng để chỉ đấng sáng tạo ra thế giới loài người làm chủ vạn vật theo quan niệm tôn giáo, thanh thiếu niên đã thu hẹp ý nghĩa từ này để chỉ
khách hàng. "Thấm" dùng để chỉ (chất lỏng) được chuyển động vào bên trong một môi trường và bị thấm khô đi, thanh thiếu niên thu hẹp nghĩa từ này để chỉ hoạt động học hiểu bài sâu sắc và nhớ lâu hơn.
Thực chất của mở rộng và thu hẹp ý nghĩa là quá trình chuyển nghĩa từ khái niệm về loại sang khái niệm về chủng (mở rộng) hoặc từ chủng sang loại (thu hẹp).