6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
4.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ NGÔN NGỮ HỌC CỦA HÀNH VI SỬ
BIỆT NGỮ CỦA THANH THIẾU NIÊN
Theo chúng tôi, việc thanh thiếu niên hiện nay dùng cách viết chữ sai chính tả bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
- Hiện trạng này sở dĩ tồn tại phổ biến có thể xuất phát từ sự bắt chƣớc. Có thể một số em nhiều khi không hiểu hết đƣợc ý nghĩa, cách thức dùng từ, nhƣng vì thấy lạ, hấp dẫn nên nảy sinh tâm lý a dua để khỏi lạc lõng trong cộng đồng của mình. Có thể nói, đây còn là kết quả của quá trình lây lan tâm lý, bất kỳ một hiện tƣợng mới nào dù xấu hay tốt thì giới trẻ bao giờ cũng là những ngƣời tiếp thu sớm nhất và nhanh nhất. Những cái mới, cái lạ khi đã đƣợc định hình trong bộ phận giới trẻ thì thị hiếu đó nhanh chóng tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ.
- Thanh thiếu niên đang ở giai đoạn tuổi mới lớn, các em thƣờng bị lôi cuốn bởi sự mới lạ, và sáng tạo trong ngôn ngữ cũng là cách để các em làm mới chính mình và cuộc sống xung quanh. Mặt khác các em ở lứa tuổi này có xu hƣớng chơi theo nhóm, dễ dàng giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi, nhƣng lại gặp khó khăn trong việc giao tiếp với những ngƣời lớn, do khoảng cách về tuổi tác, về môi trƣờng sống, cách sống, lối sống và lối tƣ duy. Vì thế các em sáng tạo ra một ngôn ngữ riêng để lƣu hành nội bộ trong nhóm lứa tuổi của mình là điều tất nhiên.
- Xã hội ngày càng vận động phát triển tạo nên nhịp sống công nghiệp nhanh và gấp, mà lứa tuổi thanh thiếu niên lại rất năng động, họ là ngƣời làm quen với lối sống này nhanh nhất và hấp thụ mạnh mẽ nhất. Chính lối sống nhanh và gấp ấy đã hình thành nên thói quen của thanh thiếu niên lƣợc bớt từ trong câu nói, thậm chí lƣợc bớt chữ cái trong một từ, khi trò chuyện với nhau cho đỡ tốn thời gian.
- Mặt khác với xu thế hội nhập, mở cửa, xu hƣớng quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì thanh thiếu niên cũng đƣợc làm quen, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung,… đặc biệt là những thanh thiếu niên sống ở các đô thị lớn, song song với tiếng Việt các em còn đọc thông viết thạo một ngôn ngữ nữa. Công nghệ thông tin phát triển, các ấn phẩm: phim ảnh, nhạc, văn học nƣớc ngoài,… xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó, việc thanh thiếu niên sử dụng tiếng nƣớc ngoài trong giao tiếp thông thƣờng là điều rất tự nhiên.
- Do lứa tuổi này ảnh hƣởng bởi ngôn ngữ thứ hai mà các em học đƣợc ở trƣờng nên những từ nhƣ: và, hay, nhưng, hoặc, của,…đƣợc các em viết tốc ký bằng: and, or, but, of,... đôi khi các em học đƣợc những từ mới tiếng Anh nào đó để muốn nhớ lâu hơn nên dùng xen lẫn với tiếng Việt.
- Do bị ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng muốn khác ngƣời, muốn đổi mới nên các em chọn cho mình một cách thể hiện ngôn ngữ khác với từ ngữ hay cách nói chính thống nhƣ một cách thể hiện bản sắc đặc thù hay chứng tỏ sự hồn nhiên tinh nghịch, trẻ trung của lứa tuổi, mặc dù các em đều hiểu nói hay viết nhƣ vậy là sai.
- Do tâm lý xính ngoại ngữ, xính mốt, thích thể hiện sự sáng tạo, thích cái cái mới lạ của thanh thiếu niên.
- Một lý do khác là một số em muốn dùng kiểu chữ sai để cha mẹ đọc không hiểu gì cả nhằm che giấu sự kiểm soát của phụ huynh…