NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CẦN THIẾT TRONG VIỆC GIÁO DỤC VĂN

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay (Trang 85)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

4.5. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CẦN THIẾT TRONG VIỆC GIÁO DỤC VĂN

GIAO TIẾP CHO THANH THIẾU NIÊN HIỆN NAY

Để có một môi trƣờng văn hóa học đƣờng nói riêng và văn hóa xã hội nói chung lành mạnh, chúng ta cần kết hợp giữa: gia đình - nhà trƣờng - xã hội.

Thứ nhất: muốn "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" phải bắt đầu từ chuẩn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên chuẩn hóa không phải là đƣa ra cái khung cứng nhắc mà Nhà nƣớc cần sớm xây dựng và ban hành chính sách về ngôn ngữ.

Thứ hai: trong nhà trƣờng, bên cạnh hoạt động dạy học bộ môn về văn hoá, các thầy cô giáo cũng cần thiết đƣa chủ đề sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp lồng ghép vào các tiết học hay tổ chức các buổi ngoại khóa, các diễn đàn trao đổi, thảo luận nhằm giúp các em có cái nhìn nhận thấu đáo, chỉ cho các em thấy những ảnh hƣởng tiêu cực của việc lạm dụng các từ ngữ biệt ngữ vào bài vở các kỳ thi, kiểm tra,… Từ đó các em sẽ ý thức đƣợc cần sử dụng ngôn từ nhƣ thế nào cho đúng và từ đó đi đến việc làm thay đổi nhận thức không đúng của các em.

Thứ ba: về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần quan tâm, nhắc nhở, động viên, điều chỉnh và định hƣớng cho con cái mình thói quen giao tiếp, ứng xử có văn hóa, dành thời gian uốn nắn sửa chữa cho các em. Cha mẹ cần gần gũi hơn với con cái để hiểu rõ hơn về tâm lý, lối sống, phong cách của con em mình, từ đó có những cách thức, phƣơng thức tác động cho phù hợp, tích cực, mang lại hiệu quả.

Thứ tƣ: bản thân thanh thiếu niên cũng cần xác định đƣợc ý thức đúng đắn trong việc sử dụng biệt ngữ khi giao tiếp. Biệt ngữ chủ yếu đƣợc sử dụng trong khẩu ngữ và trong giao tiếp không chính thức giữa những bạn bè cùng trang lứa, vì nó ngắn gọn, dễ hiểu và thể hiện sự thân mật, dí dỏm. Nhƣng không nên vì thế mà quá lạm dụng các từ ngữ này. Nếu lạm dụng, sử dụng không đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ, đúng đối tƣợng, thì sẽ gây hiểu lầm và khó hiểu cho ngƣời tiếp nhận, có thể phá vỡ, làm đình trệ quá trình giao tiếp. Nhất là nếu đối tƣợng giao

tiếp là ngƣời trên thì việc sử dụng biệt ngữ không chỉ gây khó hiểu, mà còn tạo ra cảm giác sàm sỡ, đùa cợt, thiếu lễ độ đối với ngƣời nghe. Ngay cả khi giao tiếp với các bạn bè cùng trang lứa thì cũng phải tùy thái độ thân mật mà xác định có nên dùng biệt ngữ hay không.

4.6 TIỂU KẾT

Để tìm hiểu đặc điểm tâm lý ngôn ngữ học của hành vi sử dụng các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội. Kết quả điều tra cho thấy, đa số thanh thiếu niên sử dụng các từ ngữ tiếng lóng / biệt ngữ trong giao tiếp hàng ngày, chiếm tỉ lệ cao 69,5%, số ngƣời có sử dụng hình thức biến đổi chệch âm so với hình thức vỏ ngữ âm thông thƣờng là 59%, và số ngƣời có sử dụng các từ ngữ tiếng nƣớc ngoài là 45%. Mục đích chủ yếu của việc sử dụng các từ ngữ biệt ngữ này là để tạo ra không khí vui tƣơi, dí dỏm trong giao tiếp. Và trong số 200 ngƣời đƣợc hỏi thì có 11,5% cho biết là mình có sử dụng các từ ngữ biệt ngữ trong các bài thi, bài kiểm tra bởi vì do có thói quen viết / nói chuyện với bạn bè qua điện thoại hay qua internet.

Ngày nay, các từ ngữ biệt ngữ này ngày càng đƣợc giới trẻ sử dụng phổ biến cho nên đã và đang tồn tại hai khuynh hƣớng chính là đồng tình và không đồng tình với ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá khắt khe với việc sử dụng các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên, đồng thời thanh thiếu niên cũng cần biết cách sử dụng biệt ngữ đúng hoàn cảnh và phong cách giao tiếp nhƣ vậy sẽ tô đậm thêm sắc thái riêng của ngôn ngữ giới trẻ.

Về đặc điểm tâm lý ngôn ngữ học của hành vi sử dụng biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay, có thể nhận thấy đó là xuất phát từ sự bắt chƣớc, tƣ tƣởng muốn khác ngƣời của giới trẻ và đó là kết quả của quá trình lây lan tâm lý. Giới trẻ là những ngƣời dễ bị lôi cuốn bởi cái mới lạ trong đó có ngôn ngữ. Họ tiếp thu sớm nhất và nhanh nhất những cái mới và có tính sáng tạo cao.

Do đó cần có những định hƣớng trong việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho thanh thiếu niên hiện nay. Để giáo dục văn hóa giao tiếp cho các em, cần kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng với xã hội, giúp cho chính bản thanh thiếu niên nhận thức đƣợc cái hay cái dở của việc sử dụng các từ biệt ngữ, từ đó có sự thay đổi nhân thức, có ý thức sử dụng ngôn từ sao cho đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tƣợng giao tiếp, và nhờ vậy sẽ nâng cao đƣợc văn hoá giao tiếp của mình.

1. Cách hiểu "biệt ngữ" đƣợc luận văn xác lập dựa trên các công trình nghiên cứu về biệt ngữ của các nhà ngôn ngữ học, từ vựng học trong và ngoài nƣớc: biệt ngữ là biến thể xã hội của ngôn ngữ, là tên gọi chính thức của các sự vật, hiện tượng thực có trong xã hội. Và biệt ngữ còn là tên gọi chồng lên tên gọi chính thức của các sự vật, hiện tượng. Những từ ngữ biệt ngữ mang tính hài hước, dí dỏm.

Quan niệm nhƣ vậy về biệt ngữ đã chỉ ra những đặc điểm của biệt ngữ nhƣ: - Biệt ngữ là biến thể đặc thù của ngôn ngữ học xã hội

- Biệt ngữ là một trong những nhân tố tạo nên nét đặc trƣng riêng của nhóm xã hội.

2. Biệt ngữ, tiếng lóng, từ nghề nghiệp, thuật ngữ… đều là các phƣơng ngữ xã hội, đƣợc sử dụng trong một phạm vi hẹp ở một nhóm hay một tập đoàn ngƣời nhất định. Luận văn đã tập trung vào phân tích mục đích, phạm vi sử dụng, phong cách và sắc thái của các biến thể này để phân biệt với biệt ngữ.

3. Các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay đƣợc tạo lập bằng nhiều con đƣờng khác nhau: dùng các từ ngữ nƣớc ngoài dƣới các hình thức - nguyên dạng, phiên âm..., biến đổi chệch âm so với vỏ ngữ âm thông thƣờng, rút gọn từ ngữ và sử dụng các yếu tố cổ hiện nay không còn đƣợc dùng nữa, liên tƣởng đồng âm, hiệp vần tạo kết hợp lạ, sử dụng các yếu tố tình thái, sử dụng các yếu tố Hán Việt vốn không đƣợc dùng độc lập thay cho từ thuần Việt.

Thành tố cấu tạo các từ ngữ biệt ngữ trong tiếng Việt chủ yếu là có hai thành tố cấu tạo (chiếm 41,43%); từ ngữ biệt ngữ có một thành tố cấu tạo (32,76%); từ ngữ biệt ngữ có ba thành tố cấu tạo (14,16%); từ ngữ biệt ngữ có bốn thành tố cấu tạo trở lên chiếm (11,65%) trong tổng số các từ ngữ biệt ngữ đã thống kê đƣợc.

Việc khảo sát tổ chức ngữ pháp của các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay rất phức tạp, bởi vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không biến đổi hình thái. Luận văn đã dựa trên quan điểm của ngữ pháp truyền thống để

phân loại tổ chức ngữ pháp của từ ngữ biệt ngữ. Việc phân loại từ loại đã cho kết quả sau: từ ngữ biệt ngữ là động từ và động ngữ chiếm 35,27%; từ ngữ biệt ngữ là danh từ và danh ngữ chiếm 48,27%; từ ngữ biệt ngữ là tính từ và tính ngữ chiếm 14,91%; từ ngữ loại khác (trợ từ, đại từ, tình thái từ) đƣợc chúng tôi coi là một dạng biệt ngữ vì nó cũng mang các đặc điểm chung của biệt ngữ và đƣợc tạo lập bằng hình thức biến đổi chệch âm so với ngữ âm thông thƣờng có tỉ lệ rất nhỏ (1,55%).

4. Khi khảo sát về đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay, chúng tôi rút ra đƣợc những kết quả sau:

- Theo phạm vi ngữ nghĩa: Từ ngữ biệt ngữ sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động giao tiếp vui chơi giải trí, thời trang có tỉ lệ cao (63,58%); từ ngữ biệt ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp nói về tình bạn, tình yêu học trò (chiếm 26,36%); các từ trong hoạt động học tập có tỉ lệ (10,06%). Do có tính chất hài hƣớc, dí dỏm, giàu hình ảnh nên các từ ngữ biệt ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong giới trẻ hiện nay.

- Đặc điểm liên tƣởng của giới trẻ khi tạo các đơn vị từ vựng biệt ngữ là thƣờng đƣợc hình thành trên cơ sở những vật liệu sẵn có và theo phƣơng thức tạo từ vốn có: mở rộng - thu hẹp nghĩa; chuyển nghĩa ẩn dụ; chuyển nghĩa hoán dụ; sử dụng từ đồng nghĩa.

5. Sau những nghiên cứu về phƣơng thức cấu tạo, đặc điểm, phạm vi ngữ nghĩa, đặc điểm liên tƣởng của các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay, luận văn còn đi sâu khảo sát bằng phƣơng pháp điều tra ngôn ngữ học xã hội qua bảng hỏi (anket) để rút ra đặc điểm tâm lý ngôn ngữ học của hành vi sử dụng các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay. Số ngƣời đƣợc điều tra là 200 thanh thiếu niên. Kết quả nhƣ sau:

- Số ngƣời cho biết mình có sử dụng các từ ngữ tiếng nƣớc ngoài trong khi nói và viết chiếm tỉ lệ 45%; có sử dụng các từ ngữ tiếng lóng / biệt ngữ chiếm 69,5%;

sử dụng hình thức biến đổi chệch âm so với ngữ âm thông thƣờng 59%; số ngƣời có sử dụng các từ ngữ biệt ngữ này vào trong bài thi, bài kiểm tra là 11,5%.

- Về đặc điểm tâm lý ngôn ngữ học của hành vi sử dụng các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên hiện nay, có thể nhận thấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: từ sự bắt chƣớc, tâm lý "làm theo đám đông", lứa tuổi thanh thiếu niên dễ bị lôi cuốn bởi cái mới lạ và sáng tạo trong ngôn ngữ cũng là cách để các em làm mới mình; xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống công nghiệp nhanh, lứa tuổi thanh thiếu niên lại rất năng động, họ dễ dàng tiếp thu cái mới nhanh và mạnh mẽ nhất. Tầng lớp thanh thiếu niên cũng dễ tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới nên việc giới trẻ sử dụng nhiều từ ngữ nƣớc ngoài trong giao tiếp là điều tất yếu; một nguyên nhân nữa là tƣ tƣởng muốn khác ngƣời, muốn đổi mới để thể hiện bản sắc đặc thù, chứng tỏ sự hồn nhiên tinh nghịch của lứa tuổi; mặt khác giới trẻ sử dụng nhiều từ ngữ biệt ngữ trong giao tiếp hàng ngày còn nhằm che giấu sự kiểm soát của ngƣời lớn.

6. Hiện nay có hai quan điểm trái ngƣợc nhau đối với vấn đề sử dụng từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên: một quan điểm cho rằng cần loại bỏ các từ ngữ biệt ngữ vì ngôn ngữ giới trẻ hiện nay sử dụng một cách "vô tội vạ", làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt; một quan điểm khác thì cho rằng đây là một trong những cách sáng tạo của thanh thiếu niên, chủ yếu là để tạo sự tƣơi vui, dí dỏm, trẻ trung,… nên cần đƣợc phát huy. Tuy nhiên, dù đồng tình hay không đồng tình thì ngôn ngữ nói chung và biệt ngữ của giới trẻ nói riêng đƣợc hình thành nên từ chính nhu cầu của cuộc sống muôn màu. Xã hội ngày càng phát triển, hiện đại thì càng có nhiều các luồng văn hóa du nhập vào, và các nhóm xã hội cũng ngày càng đa dạng, phức tạp hơn. Khi có các nhóm xã hội thì sẽ có ngôn ngữ của các nhóm xã hội đó. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của lứa tuổi thanh thiếu niên một mặt góp phần vào việc nghiên cứu ngôn ngữ, mặt khác góp phần xây dựng những định hƣớng cần thiết trong việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho giới trẻ hiện nay.

Từ kết quả khảo sát của mình, chúng tôi đƣa ra những định hƣớng cho việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho thanh thiếu niên hiện nay: Nhà nƣớc cần có những chính sách ban hành về ngôn ngữ; gia đình kết hợp cùng nhà trƣờng gần gũi hơn với các em để hiểu đƣợc tâm lý, lối sống, phong cách của con em mình, từ đó có những phƣơng thức uốn nắn kịp thời, giúp cho thanh thiếu niên xác định đƣợc ý thức đúng đắn khi sử dụng biệt ngữ trong giao tiếp, nhờ vậy mà nâng cao văn hoá giao tiếp của chính bản thân mình./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Nguyễn Tài Cẩn (1981), Ngữ pháp tiếng Việt, Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb ĐH & THCN, H.

2. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học sơ thảo, Nxb Giáo dục Việt Nam.

3. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

4. Đỗ Hữu Châu (2009), Giáo trình từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Sƣ phạm.

5. Đỗ Hữu Châu (1973), Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa,

tạp chí Ngôn ngữ, số 4.

6. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb KHXH, H. 7. Đỗ Hữu Châu (1962),Giáo trình Việt ngữ, tập 2 (Từ hội học), Nxb Giáo dục. 8. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học), Nxb KHXH, H

10. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2005), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

11. Hoàng Dũng (1999), Bàn thêm về vấn đề nhận diện từ láy tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

12. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt từ loại, Nxb ĐH và THCN Hà Nội.

13. Đinh Văn Đức (2008), Nghiên cứu các từ loại tiếng Việt từ bình diện chức năng.

14. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (2007), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

15. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

17. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 18. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Mấy suy nghĩ về cách phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

19. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb KHXH, H.

20. Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề từ trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam, H.

21. Phạm Văn Hảo (chủ biên) (2009), Từ điển phương ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.

22. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội.

23. Nguyễn Văn Khang (2001), Tiếng lóng Việt Nam: đặc điểm của tiếng lóng Việt Nam - từ điển từ ngữ tiếng lóng, Nxb Khoa học xã hội.

24. Nguyễn Văn Khang (2000), Những vấn đề đặt ra đối với việc xử lí từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10.

25. Nguyễn Văn Khang (2008), Những vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ và chuẩn hoá tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 12.

26. Nguyễn Văn Khang (2009), Những vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ và chuẩn hoá tiếng Việt , Ngôn ngữ, số 1.

27. Nguyễn Văn Khang (2009), Giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa , Ngôn ngữ & đời sống, số 6.

28. Nguyễn Văn Khang (2008), Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học xã hội với phương ngữ học trong tiếp cận phương ngữ với tư cách là đối tượng nghiên cứu, Ngôn ngữ, số 1.

29. Nguyễn Thúy Khanh (2004), Sự thâm nhập của từ địa phương vào ngôn ngữ toàn dân (dưới cái nhìn của từ điển học), Tạp chí Ngôn ngữ số 7.

30. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Hồ Lê (1999), Những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong tiếng Việt văn học hiện nay có liên quan đến bản sắc dân tộc, Tạp chí ngôn ngữ, số 4.

32. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, H.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)