Sử dụng từ đồng nghĩa

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay (Trang 76)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.3. Sử dụng từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa nhƣng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm. Nhƣ trên chúng tôi đã nêu, các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên đƣợc hình thành trên cơ sở các vật liệu có sẵn và bằng các phƣơng thức tạo từ vốn có để tạo nên những từ ngữ biệt ngữ. Trong các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên thƣờng thấy nhất là những từ ngữ sử dụng ngay các đơn vị vốn có của từ vựng tiếng Việt và cấp cho chúng thêm một nghĩa mới. Dựa vào đặc điểm của từ đồng nghĩa mà thanh thiếu niên tự tạo cho mình những từ ngữ biệt ngữ có kèm tính vui tƣơi, nhí nhảnh, tạo thêm biểu cảm cho câu nói và dựa vào những sự liên tƣởng khác nhau để tạo nên hiện tƣợng đồng nghĩa này.

Trong các từ ngữ biệt ngữ của thanh thiếu niên mà chúng tôi thống kê đƣợc có các loạt đồng nghĩa sau:

- Cảm, cảm nắng, mết, bồ kết, kết, chết, ngấm đòn, rụng tim, mến, đổ, cảm cúm, say nắng,… là những tên gọi / cách diễn đạt thêm chồng lên tên gọi chính thức của một trạng thái tình cảm vốn có tên gọi là "yêu".

- Rủng rẻng, xông xênh, xài thả ga, nặng túi,… chỉ trạng thái có tiền. - Móm, cháy túi, hết đạn, đét, viêm màng túi,… chỉ trạng thái hết tiền.

- Cánh cửa, vùng nhạy cảm, chữ x thứ ba, tam giác giới tính, khu bí mật, tam giác,… để chỉ bộ phận sinh dục nữ.

- Eo bánh mì, nấm lùn, nấm, mũm mĩm, xe lu,… để chỉ ngƣời béo, lùn.

- Bã đậu, mít, leng keng, chập cheng, củ chuối, đơ,… để chỉ ngƣời kém trí thông minh, thần kinh không ổn định.

- Sinh tố bơ, bánh mì bơ, bơ bơ, bơ,… để chỉ ngƣời có vẻ không mảy may quan tâm để ý đến, không có chút cảm xúc nào.

- Buôn dưa, buôn dưa lê, lao, buôn cải bán dưa, hội bà tám, phiên chợ buôn, thừa đủ thứ, đại hội buôn, tám chuyện,… để chỉ những ngƣời hay đƣa chuyện, ngồi lê đôi mách.

3.3 TIỂU KẾT

Xét về phạm vi ngữ nghĩa thì các từ ngữ biệt ngữ đƣợc sử dụng trong hoạt động giao tiếp vui chơi giải trí và thời trang là phổ biến nhất, có tỉ lệ cao nhất (63,58%). Tiếp đến là các từ ngữ biệt ngữ dùng trong phạm vi giao tiếp nói về tình bạn tình yêu học trò, có tỉ lệ (26,36%). Và các từ trong hoạt động học tập có tỉ lệ thấp nhất (10,06%). Do có tính chất hài hƣớc, dí dỏm, giàu hình ảnh nên các từ ngữ biệt ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong giới trẻ hiện nay.

Giới trẻ hiện nay thƣờng dựa vào vốn từ tiếng Việt, sử dụng những phƣơng thức chuyển nghĩa có sẵn nhƣ: mở rộng - thu hẹp nghĩa, chuyển nghĩa theo ẩn dụ, hoán dụ, sử dụng từ đồng nghĩa.

Chƣơng 4

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGÔN NGỮ HỌC CỦA HÀNH VI SỬ DỤNG CÁC TỪ NGỮ BIỆT NGỮ CỦA THANH THIẾU NIÊN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của các từ ngữ biệt ngữ thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)