Kafka – Gạnh nối thời đại hay người đi trước thời đại

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2Kafka – Gạnh nối thời đại hay người đi trước thời đại

Kafka, sinh thời không phải là một nhà văn nổi tiếng. Kể cả khi ông đã qua đời, tên tuổi của ông vẫn chưa vượt qua giới hạn của Prague. Ông luôn giữ mình trong sự cô lập và xa cách với thế giới: “bản chất của tôi là lo âu”. Những sáng tác của ông thường bị cho là kì lạ, hoang đường và khó hiểu. Danh tiếng đến với ông chỉ sau khi ông qua đời khoảng hơn mười năm. Từ năm 1926 trở đi, những tác phẩm của Kafka bắt đầu được xuất hiện bằng tiếng Đức. Sau đó, được dịch sang những ngôn ngữ khác, nên danh tiếng của Kafka dần dần lan khắp toàn cầu. Đến năm 1933, Kafka đã trở thành một tác giả có sức hấp dẫn kì lạ, một nhà văn hiện thực mẫu mực của thế kỉ XX, bởi theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu: “thế giới bắt đầu giống với như thế giới của Kafka”, “thế giới bắt đầu gặp gỡ Kafka” (Micheal Raimound). F. Kafka sau đại chiến thế giới II đã trở thành một hiện tượng văn học. Và chẳng bao lâu, ông trở thành “nhà văn viết bằng tiếng Đức được phổ biến rộng rãi nhất trên thế giới ở thế kỷ XX, đặc biệt ở Anh, Pháp và Mỹ. Đến những thập niên 50, Kafka trở thành “mốt” ở Pháp” [35, tr. 38]. Ông, quả thực đã “viết nên những cuốn sách nằm trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn chương Đức hiện đại. Những cuốn sách thể hiện cuộc chiến đấu của thế hệ hôm nay mà không có bất kì một lời phát biểu định hướng nào. Chúng chân thực, trần trụi và đau thương nên kể cả khi mang tính biểu tượng, chúng vẫn

76

rất tự nhiên. Chúng đầy sự châm biếm lạnh lùng và là cảm quan có tính tiên tri của một người nhìn thế giới một cách rõ ràng đến mức không thể chịu đựng được nó” (Milena Jensenka). Theo một bản thống kê cũ, đến năm 1961, đã có trên 5.000 công trình nghiên cứu về Kafka. Hai cuộc hội thảo quốc tế về ông cũng được tổ chức tại Liblice (Tiệp Khắc) năm 1963, và Tây Berlin (Cộng hòa Liên bang Đức) năm 1966.

Ảnh hưởng của Kafka tới các thế hệ nhà văn trên thế giới là vô cùng to lớn. Những di sản nghệ thuật của ông tiếp tục được kế thừa bởi nhiều văn tài lỗi lạc trên thế giới. Ông được coi là tiền bối trực tiếp của Camus, là người để lại dấu ấn đậm nét trong kịch phi lí của E. Ionesco, S. Beckett, trong các sáng tác của G. Marquez, Cao Hành Kiện và nhiều nhà văn khác. Họ tiếp nhận từ Kafka quan niệm phi lí, thi pháp huyền thoại… và cả cách thể hiện vấn đề quyền lực trong sáng tác văn chương. Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ tiến hành so sánh cách thể hiện vấn đề quyền lực trong

tiểu thuyết của Kafka với cuốn tiểu thuyết Cuộc đời và thời đại của Michael

K của J. M. Coetzee, một trong những người được coi là hậu duệ của thiên tài

nghịch dị này.

J. M. Coetzee là một nhà văn Nam Phi. Ông đã được trao tặng giải Nobel Văn học năm 2003. Ông còn là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học

nổi tiếng thế giới, trong đó của cuốn Vụ án của Kafka. Cuộc đời và thời đại

của Michael K là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Coetzee. Cốt truyện có thể tóm tắt như sau: trong những năm nội chiến ở Nam Phi, có một người làm vườn tầm thường tên là Michael K đã quyết định đưa mẹ mình chạy trốn khỏi họng súng để đi về một miền quê hoang vắng, bắt đầu một cuộc sống mới. Trong cuộc trường chinh đó, dù anh ta đi tới đâu, cuộc chiến tranh theo gót anh ta tới đó. Bị săn đuổi và nhốt từ vì bị kết tội làm tay chân

77

cho quân du kích ở vùng nông thôn, anh ta đã tiến hành tuyệt thực, khiến cho những kẻ bắt anh ta tức giận rồi cuối cùng đâm ra chán nản.

Trong suốt hành trình tìm về mảnh đất Hoàng tử Albert mờ ảo trong tâm trí của mẹ mình, Michael K đã bị những điều phi lí bám sát gót. Cuộc chiến và lệnh thiết quân luật trên bất kì vùng đất nào Michael K đặt chân đến đã biến con người trở thành nạn nhân những thiết chế quyền lực. Ngay từ khi khởi đầu hành trình, hai mẹ con Michael K đã phải chạy khắp nơi để xin giấy thông hành, và lần nào cũng gặp một nữ cảnh sát với cái nhìn uể oải và một thái độ thờ ơ đến phát bực, yêu cầu anh ta chờ đợi một thứ sẽ không bao giờ đến. Thiết chế quan liêu đầy quyền lực đã không hề mảy may chú ý tới tình cảnh đáng thương của Michael K và bà mẹ đau yếu sắp chết của anh ta. Không có một sự động lòng nào. Mọi thứ phải theo trình từ, phải xếp hàng, phải chờ đợi cho dù không rõ phải chờ tới bao giờ: “hai mẹ con đã để thời gian trôi qua một cách lãng phí, ngồi chờ giấy phép. Giấy phép sẽ không bao giờ đến” [7, tr. 39]. Tuy nhiên, nếu như Kafka đặt các thiết chế quyền lực trong những bối cảnh hoàn toàn bình thường thì Coetzee lại chọn một bối cảnh dễ nảy sinh các tình huống phi lí hơn: bối cảnh chiến tranh mà như ông đã mô tả từ đầu truyện: “Chiến tranh là người cha, là ông vua của mọi người. Có một số đã trở thành anh hùng, còn những người khác là những người bình thường. Có một số trở thành nô lệ, còn những người khác lại được tự do” [7, tr. 9].

Dọc hành trình, Michael K thường xuyên vướng phải những cuộc khám xét. Những kẻ không biết từ đâu xuất hiện, liên tiếp giáng cho anh những đòn chí tử, ăn cắp vali, tiền bạc, xe cút cít của anh ta, thậm chí cả hộp tro thi hài của người mẹ cũng thường xuyên bị khám xét. Michael K thậm chí còn đột nhiên bị đẩy vào một nhóm người bị canh giữ, đi sửa một đoạn đường ray bị hỏng mà không biết ai đã bắt giữ mình, tại sao mình phải làm những việc này. Những nhân vật chủ chốt của quyền lực không bao giờ lộ mặt, nhưng quyền

78

lực khủng khiếp của họ thì lại áp đặt lên đời sống của nhân vật từng ngày. Giống như câu trả lời của một nhân vật trong tiểu thuyết: “họ đưa chúng ta đi đâu thì có hệ trọng gì cơ chứ? – Chỉ có hai nơi, hoặc là đi ngược lên trên, hoặc là đi xuôi theo con đường sắt. Đó là bản chất của xe lửa” [7, tr. 79]. Cuộc sống của con người cũng bị quyền lực làm cho máy hóa, chỉ là chuyện đi ngược đi xuôi theo con đường sắt, và việc đột ngột bị bắt, bị ném vào một toán người xa lạ trong một bối cảnh hỗn loạn như vậy, sau cùng, cũng là một chuyện chẳng có gì hệ trọng.

Cách thể hiện vấn đề quyền lực trong cuốn Cuộc đời và thời đại của Michael K có nhiều nét gần gũi với cách thể hiện vấn đề quyền lực trong tiểu thuyết của Kafka, tiêu biểu ở tính vô hình, tính phi lí của quyền lực. Tuy nhiên, về cơ bản, Coetzee không để nhân vật của mình bị tàn phá hoàn toàn trong các thiết chế quyền lực mà đã mở cho anh ta một lối thoát tươi sáng hơn. Michael K được “hoàn trả” một cuộc đời mới, giống như một nhân vật ở cuối tiểu thuyết đã hứa hẹn: “Ngày mai sẽ là một ngày mới. Ngày mai anh sẽ có mọi thứ anh cần để biến anh thành một con người mới” [7, tr. 301].

***

Sinh ra giữa thời đại khủng hoảng lí tính, mang thân phận lạc loài của người Do Thái và là đứa con yếu ớt trong gia đình, Kafka đã liên tục bị những thiết chế quyền lực giáng những đòn mạnh mẽ lên tâm trí. Ông đã không thể thoát khỏi sự bủa vây của các thiết chế mà ở đó ông tồn tại. Những tác phẩm của ông, vì thế, hằn sâu ám ảnh về quyền lực từ chế độ toàn trị gia đình tới chế độ toàn trị xã hội. Nhưng nó đã luôn có một sự vượt thoát, hoặc nói như Sartre, những tác phẩm của Kafka là một sự tổng hợp nhiều tình thế hiện thực (tình thế của người Do Thái, của người Tiệp, của người chồng chưa cưới ương ngạnh, của người mắc bệnh lao…) để tạo ra một hiện thực có tính phổ quát về những thiết chế quyền lực phi nhân. Như Kundera đã nói; “Người ta

79

thường tự hỏi không biết các tiểu thuyết của Kafka có phải là phản ánh những xung đột rất cá nhân và riêng tư của tác giả, hay là sự mô tả guồng máy xã hội khách quan. Chất Kafka không tự giới hạn cả trong lĩnh vực riêng tư lẫn trong lĩnh vực công cộng; nó bao gộp cả hai. Cái công cộng là tấm gương phản chiếu của cái riêng tư, cái riêng tư phản ánh cái công cộng” [17, tr. 114-115].

Kafka – cậu bé khốn khổ, đã mang cả những nỗi ám ảnh ấu thơ vào văn chương, với nỗi sợ hãi quyền uy của người cha: “nhiều năm sau đó con vẫn buồn khi đau đớn nghĩ rằng người đàn ông to đùng là bố mình kia, người bề trên cao nhất của mình lại có thể vô cớ ban đêm bỏ mình ra ngoài ban công để chứng tỏ rằng, dưới mắt người ấy, đứa trẻ kia chẳng đáng giá một xu” [31, tr. 202]. Mỗi sáng tác của ông dường như đều là một tự truyện, một lời tự bạch. Nhật kí của ông là những trang viết xót xa của một tâm hồn bị tổn thương ghê gớm, trong đó hình ảnh người cha, người tình, chốn công sở… về sau sẽ hóa thân thành các hình tượng nghệ thuật với nỗi đau khổ dữ dội ám ảnh các nhân vật. Văn chương của ông với sự biến dạng, phi lí đã được hình thành với những chấn thương tâm lí của một người thiếu quê hương, hòa quyện với lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng. Nói như Lê Thanh Nga: “Thế giới nghệ thuật của ông là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa cảm hứng hướng về cá nhân và sự trải nghiệm chua xót của cá nhân ông hướng ra thời đại. Vì thế bên cạnh hình ảnh của chủ thể trữ tình, ta luôn thấy trong thế giới nghệ thuật của ông những trạng thái xúc cảm, những tình thế phổ biến của thế giới và tâm trạng phổ quát của con người” [37, tr. 73]. Ông xây dựng nên một thế giới phi thực, nhưng lại thực hơn cả cái có thực – nơi mà những quyền uy tối cao ngự trị. Thế giới Kafka mãi mãi là những cánh cửa không chìa khóa, những tòa nhà không có lối vào và những lời phán quyết cho những tội ác tưởng tượng. Đó là một bộ máy quan liêu đến cùng cực, vô tâm đến cùng cực với mục đích duy nhất là đè bẹp cá thể, khơi lên trong họ mặc cảm tội lỗi.

80

KẾT LUẬN

Luận văn của chúng tôi đã phân tích những yếu tố nghệ thuật tạo ra sức ám ảnh của quyền lực. Đồng thời, làm sáng rõ những sắc thái, đặc trưng riêng của quyền lực đối với thân phận con người, đặc biệt là mặt trái của nó: quyền lực vô hình, bất khả tri, đè bẹp tất cả. Những điều phi lý, lạ lùng trở thành bình thường trong thế giới của ông, thể hiện sự tàn phá của một thứ quyền lực sai lạc, được đưa lên như một thứ tôn giáo và được củng cố bằng thói quen, tập quán mà không chú ý đến sự đồng thuận của cá nhân, ràng buộc con người trong những bổn phận và định chế…

Trong cuộc chạm trán với quyền lực tối cao, nhân vật của Kafka và chính ông, đã tiên nghiệm về một sự thất bại thảm hại nhưng không bao giờ ngừng tranh đấu, giống như Miusse từng viết: “Khi một người vô thần nào đó, kéo đồng hồ ra, cho phép Thượng đế trong mười lăm phút dùng sét đánh anh ta, tất nhiên, anh ta đã tạo nên mười lăm phút giận dữ và khoái cảm căng thẳng cho chính bản thân mình. Đó là sự kích động của tuyệt vọng, là sự thách thức đối với tất cả các lực lượng siêu nhiên. Cái tạo vật thảm hại và bé nhỏ dưới gót chân đang đạp lên nó. Đó là tiếng thét vang của nỗi đau. Nhưng

ai biết được, có thể, trong mắt Chúa Trời, đó lại là lời cầu nguyện” (Lời sám

hối của đứa con thế kỉ). Kafka không chỉ là nạn nhân của quyền lực tối cao, mà hơn cả, ông là người phản ứng lại thứ quyền lực phi lý đó, một kiểu Sisypher của thời hiện đại với mong muốn khám phá và giải mã bí ẩn của thời đại mình.

Trong luận văn này, khi tiến hành khảo sát vấn đề quyền lực trong bộ ba tiểu thuyết của Kafka của Franz Kafka qua những biểu hiện đặc trưng, chúng tôi mong muốn một cái nhìn tổng quan về một trong những vấn đề chủ chốt trong sáng tác của Kafka. Đương nhiên, Kafka mãi mãi là “một tiếng nói đa âm” (chữ dùng của PGS. Đặng Anh Đào), thách thức mọi lời giải thích,

81

mọi cách tiếp cận và cũng chính bởi: “Đời sống chống lại những cách giải thích đời sống, đời sống không thể thu gọn vào trong lời giải thích về đời sống” [2, tr. 23]. Một vài ý kiến nhỏ này chỉ là góp thêm một góc nhìn, một sự gợi mở, một sự đối thoại về một thiên tài nghịch dị của văn học nhân loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

82

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

I. Sách – Chuyên luận

1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội.

2. Albérès, R. M. (2003), Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học Âu châu thế

kỷ XX 1900-1959 (Vũ Đình Lưu dịch), Nxb Lao động.

3. Bataille, Georges (2013), Văn học và cái ác (Ngân Xuyên dịch), Nxb

Thế giới, Hà Nội.

4. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

5. Brewster, Dorothy, John Angus Burrell (2003), Tiểu thuyết hiện đại

(Dương Thanh Bình dịch), Nxb Lao động, Hà Nội.

6. Chevalier, Jean, Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa

thế giới. Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du.

7. Coetzee, J. M. (2004), Cuộc đời và thời đại của Micheal K (Mạnh Chương dịch), Nxb Hội nhà văn.

8. Đặng Anh Đào (1997), Văn học phương Tây (phần Franz Kafka), Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

9. Đặng Anh Đào (2007), Việt Nam và phương Tây, tiếp nhận và giao thoa trong văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Deleuze, Gilles & Félix Guattari (2013), Kafka - Vì một nền văn học thiểu số (Nguyễn Thị Từ Huy dịch, Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính), Nxb Tri thức, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Dân (chủ biên) (2003), Văn học phi lý, Nxb Văn hóa thông tin, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

83

12. Fillingham, Lydia Alix, Moshe Süser (2006), Nhập môn Foucault

(Nguyễn Tuệ Đan, Tôn Thất Huy dịch; Bùi Văn Nam Sơn hiệu đính), Nxb Trẻ.

13. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

14. Đỗ Đức Hiểu (1978), Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Kafka, Franz (2003), Franz Kafka tuyển tập (Nguyễn Văn Dân, Đức

Tài, Phùng Văn Tửu… dịch), Nxb Văn hóa thông tin, Trung tâm ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, Hà Nội.

16. Kafka, Franz (2013), Thư gửi bố (Đinh Bá Anh dịch), Phương Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Book & Nxb Hội nhà văn, tp Hồ Chí Minh.

17. Kundera, Milan (2001), Tiểu luận: Nghệ thuật tiểu thuyết, Những di

chúc bị phản bội (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Văn hóa Thông tin.

18. Meletinsky, E. M. (2004), Thi pháp của huyền thoại (Trần Nho Thìn,

Song Mộc dịch). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn (1992), Franz Kafka, Miguel De

Cesvantes, Ernest Hemingway, Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình-bình luận văn học của các nhà văn-nghiên cứu Việt Nam và thế

giới, Nxb Tổng hợp Khánh Hòa.

20. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại,

Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp.

21. Hoàng Ngọc Tuấn (2002), Văn học hiện đại và hậu hiện đại qua thực

tiễn sáng tác và góc nhìn lí thuyết, Nxb. Văn nghệ.

22. Hoàng Trinh (1971), Phương Tây, văn học và con người, tập 1,2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

84

23. Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2007), Lý luận-phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

II. Báo – Tạp chí – Luận văn – Nguồn tƣ liệu từ Internet

24. Đinh Bá Anh, Cái còn lại là tinh thần thế giới, bài phỏng vấn do

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 79)