Tính chất vô hình

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1 Tính chất vô hình

Quyền lực trong tiểu thuyết của Kafka, trước hết, bộc lộ sự mơ hồ hiển nhiên mà nói như Lê Huy Bắc là “tính cụ thể không cụ thể”, “tính mục đích không mục đích” của nó. Sự hữu hình của quyền lực thì mơ hồ, mà sự trừu tượng của quyền lực thì hiện hữu một cách rõ ràng. Nó là điều không thể xác định, không thể nắm bắt và vì thế, không thể truy kích, không thể chạm tới: “Trong tác phẩm, cái quyền lực vô hình và phi lý tồn tại như một bóng ma. Nó mờ mờ ẩn hiện và được vây bọc bởi một “mê cung” không thể vượt qua được” (Nguyễn Văn Dân). Sự pha trộn kì lạ giữa thế giới hiện thực và những tình huống của ác mộng đã khiến những thiết chế quyền lực vô hình siết chặt nhân vật trong sự cô đơn, tuyệt vọng và không lối thoát… Về tính chất vô hình của quyền lực, chúng tôi chủ yếu khai thác ở hai tiểu thuyết Vụ ánLâu đài, và tập trung vào hai ý nhỏ: sự vắng mặt hoàn toàn của các nhân vật là đại diện tối

cao của quyền lực (chẳng hạn như quan tòa trong Vụ án, chủ nhân lâu đài trong

Lâu đài hoặc ở một mức độ nhất định, là người cha trong Nước Mĩ) và sự hiện diện khủng khiếp của quyền lực trong tâm trí của nhân vật.

Trong Nước Mĩ, tính chất vô hình của quyền lực thường được liên hệ với hình ảnh người cha. Karl bị cha đưa sang Mĩ vì làm cho cô hầu gái có bầu. Từ đó, cậu rơi vào một hành trình khốn khổ nơi đất khách quê người, hết lần này đến lần khác bị hãm hại, bị hiểu lầm. Nhân vật người cha chỉ được nhắc đến một cách thoáng qua trong cuốn tiểu thuyết này, qua một vài bức ảnh mà Karl giữ trong vali: “Cậu lấy ra một vài bức ảnh gia đình, trong đó cha cậu đứng rất cao, trong khi mẹ cậu ngồi khép nép trên chiếc ghế bành trước mặt ông. Một tay ông đặt lên phía sau của chiếc ghế, còn tay còn lại nắm chặt, đặt lên cuốn sách ảnh đang được mở trên chiếc bàn trang trí ở bên cạnh. Ngoài ra còn có một tấm ảnh khác mà Karl và cha mẹ chụp cùng nhau, trong bức hình đó, cả cha mẹ đều nhìn trừng trừng vào cậu, trong khi thợ ảnh

38

hướng dẫn cậu nhìn vào máy chụp hình.” [Then he picked up the photograph of his parents, in which his little father stood very tall, while his mother sat shrunken in the armchair in front of him. One of hiss father’s hands was on the back of the armchair, the other, making a fist, rested on an illustrated book which was open on a fragile ornamental table beside him. There was another depicted Karl and his parents together, one in which his father and mother were both glaring at him, while he had been instructed by the photographer to look into the camera.] [45; pg. 69]. Tuy nhiên, cùng với những tấm ảnh, ánh nhìn nghiêm khắc của người cha vẫn được cậu mang suốt cuộc hành trình. Ông là người đầu tiên trừng phạt Karl, “đẩy” cậu vào một chuỗi các sự trừng phạt khác nhưng không thực sự hiện diện. Các nhân vật đầy quyền uy khác trong Nước Mĩ như ông chú Jakob, người quản lí khách sạn, người canh cửa…, đều là những nhân vật nam, sẵn sàng trừng phạt Karl vì một lỗi nhỏ mà cậu phạm phải. Từ góc nhìn phân tâm học, những nhân vật nam có uy quyền này là những biến thể của nhân vật người cha, không ngừng sử dụng quyền lực khủng khiếp của mình để tác động tới số phận của đứa con trai.

Trong Vụ án của Kafka, quan tòa - người có quyền lực tối cao nhất lại

hoàn toàn vắng mặt. Xuyên suốt tác phẩm, ta thấy cả một bộ máy tư pháp với vô số các nhân viên: quan dự thẩm, luật sư, linh mục của tòa, mõ tòa, các viên thanh tra, viên đội… nhưng những viên chức cao cấp thì tuyệt nhiên giấu mặt. Thậm chí, các nhân viên đại diện này của tòa án cũng thừa nhận không thể biết được ai đã ra lệnh bắt K., hoặc ai là người quyết định cuối cùng… Những nhân vật tối cao hiện lên qua lời kể của các nhân vật khác với vẻ mơ hồ nhưng chưa bao giờ thực sự xuất hiện. Chúng hiện lên mờ ảo như một bóng ma bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, chi phối đời sống của nhân vật. Điều này khiến cho người đọc có thể nhận thấy được một thế lực vô hình rất phi nhân…

39

Trong tiểu thuyết Lâu đài, bá tước West West - chủ nhân của Lâu đài

cũng chỉ xuất hiện một cách gián tiếp: đêm đầu tiên ở tại làng, K. bị một gã trẻ tuổi thông báo rằng “cái làng này là của Lâu đài, ai sống hoặc nghỉ đêm ở đây cũng đều như là đang sống hoặc nghỉ đêm trong Lâu đài, phải có sự cho phép của bá tước” [15, tr. 307], trong lá thư của Chánh văn phòng X, K. được xác nhận “chúng tôi đã nhận ngài vào phục vụ bá tước” nhưng sau đó lại bị phủ nhận “trong cái văn phòng lớn như của bá tước, có thể xảy ra việc ban này cần cái này, ban kia cần cái kia, ban này không biết đến chỉ thị của ban kia, cho dù sự kiểm tra của cấp trên là hết sức chính xác nhưng thực chất lại diễn ra quá muộn, cho nên luôn luôn xảy ra một sự lộn xộn nho nhỏ” [15, tr. 370]. Không một ai, kể cả quan chức cao cấp của lâu đài là Klamnn, thừa nhận đã gặp được West West, hoặc có thể mô tả một vài nét về vị chủ nhân này từ hình dáng, lời nói cũng như một hành động nhỏ nào. Ông ta hoàn toàn là một ẩn số, một nhân vật vắng mặt với quyền uy tuyệt đối phủ bóng lên cả lâu đài lẫn ngôi làng, là người mà chỉ cần nhắc tới tên cũng đủ làm dân làng run sợ. Và toàn bộ bộ máy uy quyền do bá tước West West đứng đầu lại được Kafka khéo léo đặt trong một tòa lâu đài với những con đường phủ đầy tuyết chẳng biết từ đâu tới và cũng chẳng biết dẫn tới đâu. Sự không thể tìm gặp của bá tước West West và sự không thể tiếp cận của lâu đài đã bổ trợ cho nhau rất tài tình để tạo ra một quyền lực vô hình đầy bí ẩn, quái đản và hoang đường.

Những nhân vật là đại diện tối cao của quyền lực trong tiểu thuyết của Kafka hầu hết là những nhân vật vắng mặt. Các nhân vật khác chỉ có thể được nghe kể về họ, hồi tưởng hoặc cố hình dung về họ từ những chi tiết rất mập mờ. Họ không được xây dựng một cách cụ thể, và chỉ hiện diện thông qua thái độ, tâm lí và xúc cảm của những nhân vật có liên quan. Những nhân vật cấp cao luôn giấu mặt, chẳng hề tham gia vào các hoạt

40

động thường nhật, nhưng cái tên của họ lại ăn sâu vào đời sống cộng đồng như một ám ảnh một đe dọa. Bởi vậy, cuộc đấu tranh với quyền lực tối cao nhanh chóng trở thành một cuộc tìm kiếm vô vọng. Họ phải chăng là một ảo ảnh đầy hoang tưởng, bén rễ từ những bất ổn về mặt tâm lí? Các nhân vật vắng mặt tồn tại được là nhờ những niềm tin phi lí của các nhân vật khác - một kiểu tâm lí bầy đàn đã nghiền nát con người cá nhân trong những mê lộ phi nhân.

Trong tiểu thuyết của Kafka, không chỉ những nhân vật đại diện cho quyền lực tối cao ưa thích “sự vô hình”. Ngay cả tòa án, một thiết chế quyền lực khủng khiếp, cũng sắm vai một nhân vật vắng mặt: không có địa điểm xác

định, không nguyên tắc với hệ thống nhân viên phân cấp liên tục. Trong Vụ

án, Jôzep K. phải mất hơn một tiếng đồng hồ mới tìm được phòng xử án. Anh

ta cũng giống như người miền quê đứng trước cánh cửa pháp luật, không biết làm thế nào để đi qua, và sớm nhận ra: “lề lối của ngành tư pháp chúng ta đòi hỏi không những người vô tội bị kết án mà họ còn không được biết đến luật pháp”. Pháp luật trở thành một nhân vật phi lý, vô hình và bất khả tri. Quyền lực mà nó đại diện cũng không phải là một dòng chảy thuần nhất từ trên xuống, có phân chia trật tự rõ ràng mà nó có ở mọi nơi, mọi chốn. Nó là tất cả thế giới, là một thiết chế bí ẩn phức tạp không thể tìm gặp, không thể thấy được: “tổ chức tư pháp chìm ngập trong vô vàn những cái tinh vi! Rồi cuối cùng nó sẽ khám phá ra một tội trạng ở chỗ xưa nay chưa từng bao giờ có cả.” [15, tr. 217]… Jôzep K. không bao giờ tiếp xúc được với tòa án tối cao, không biết mình mắc tội gì, tòa án nào xử mình, xử bao giờ và ở đâu. Từ lần bị bắt một cách vô cớ trên giường ngủ của chính mình tới lúc nhận hai nhát dao thọc vào tim, Jôzep K. – nạn nhân đáng thương của quyền lực – vẫn hầu như không biết gì về cái tội lỗi mà mình phạm phải. Giống như gã nhà quê đứng trước cảnh cửa pháp luật, chẳng thể làm gì ngoài chờ đợi, hết ngày này

41

qua ngày khác, chờ đợi cho đến lúc chết… Họ chờ đợi một cuộc gặp gỡ với tòa mà chẳng có hi vọng được gặp. Tòa án giấu mặt vẫn luôn giữ vẻ bí hiểm và không thể nắm bắt được. Thiết chế quyền lực vô hình ấy là một thách thức lớn, vượt quá tầm hiểu biết của con người.

Trong Lâu đài, lâu đài hiện thân như đế chế quyền lực ghê gớm, tác

động sâu rộng tới toàn bộ đời sống của những con người nơi đây, từ những người mới đến như K. tới những người đã quen thuộc với nó như dân làng. Dù vô hình, nhưng thứ quyền lực tối cao mà lâu đài sở hữu lại tác động tới

đời sống của nhân vật một cách vô cùng hiển nhiên. Amália, trong Lâu đài,

chẳng bao giờ bị kết án cả cũng chưa bao giờ bị buộc tội, nhưng ai cũng hiểu tòa án vô hình lấy làm tức tối về cô. Không một phán quyết, cả một tập thể đọc bản án tàn bạo từ đôi mắt của kẻ khác và bắt đầu truy kích kẻ liều lĩnh, bất tuân theo luật lệ: “sau đó chẳng bao lâu người ta bắt đầu vây lấy gia đình em bằng những câu hỏi liên quan tới lá thư; lần lượt bạn bè, kẻ thù, những người quen và người lạ đến, không ai ở lại lâu, những người bạn tốt nhất của gia đình vội vã từ biệt trước tiên” [15, tr. 528]. Họ bị tước đoạt nơi ở, việc làm, khách hàng… thậm chí, cả một tấm bằng cứu hỏa cũng bị tước đoạt nốt… Một gia đình trung lưu với những con người khỏe mạnh vui vẻ, trong biến cố, chẳng lâu sau đã trở thành những con người suy kiệt cả về trí tuệ lẫn tinh thần, luôn đứng khuất trong bóng tối đầy tuyệt vọng… Gia đình Barnabas đã nhận một bản án cho một hành động không phải là tội lỗi. Họ bị hủy hoại trong một cuộc chiến đấu kì lạ chống lại “bộ luật không thành văn của các vị thần”. Một sự trừng phạt có nguyên nhân sâu xa từ Lâu đài nhưng lại không có gì tỏ ra Lâu đài can thiệp vào sự việc: “Người ta chỉ lảng tránh gia đình em, dân ở đây cũng như trên Lâu đài. Có điều là trong khi có thể nhận thấy sự lảng tránh của những người ở đây, thì không thể nhận thấy gì từ Lâu đài cả”

42

[15, tr. 533]. Mê trận quyền lực với liên tiếp những ngã rẽ không thể định trước đã đẩy con người vào tình trạng hoang mang và khốn khổ đến cùng cục. Quyền lực tối cao trong tác phẩm của Kafka không bao giờ lộ diện nhưng chúng có sức mạnh thống trị và khả năng chi phối vô biên. Thiết chế quyền lực vô hình tác động tới cá nhân dần dần, xói mòn bản ngã của họ, bắt họ tin một cách tuyệt đối vào những thứ thực sự không có cơ sở để tin tưởng: sự tồn tại của bá tước West West, những nhân vật tối cao của tòa án… Từ đó, hình thành nên cơ chế tự kết tội, tự phê bình mà không cần một sự hiện hữu thực sự nào của quyền lực cả, giống như gia đình Amália bị trừng phạt mà không hề có một sự phán quyết hay kết tội nào cả. Tất cả mọi người xa lánh gia đình cô bằng một sự hiển nhiên đến phi lý, một sự đồng thuận máy móc cho kẻ dám đi ngược lại với số đông, một kẻ chống lại ý muốn của thiết chế quyền lực. Đó là một bức tranh ấn tượng được thực hiện đầy sáng tạo về sự bất lực của con người đối diện với một quyền lực nặc danh, chế ngự tất cả. Và như vậy, mỗi câu chuyện trong ba tiểu thuyết của Kafka đã trở thành: “Một điển hình về câu chuyện siêu hình được kể lại, mỗi chi tiết nhỏ nhất trong tường thuật và miêu tả đều nói lên cuộc phiêu lưu của con người ở một thế giới sụp đổ, phi lý, xa vắng để tìm một ý nghĩa không thể phá hủy và một quy luật bị che khuất” (Trần Thị Mai Nhi).

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)