Mô típ mê cung mê thất

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2Mô típ mê cung mê thất

Mê cung, mê thất, mê lộ (labyrinthe), về thực chất là “dạng bố trí các lối đi giao nhau nhiều ngả, nhiều đoạn rẽ, có những đoạn không đi tiếp được nữa và do đó, thành ra các ngõ cụt không lối thoát”, “gắn liền với ý niệm giá trị và cảm nhận về giới hạn giá trị của con người” [6, tr. 591]. Đó là khoảng không gian tăm tối, mịt mù, hiểm nguy và bí ẩn. Mê cung trong thần thoại cổ xưa thường gắn liền với nơi ở của các vị thần đầy quyền uy. Mê cung của

24

Hadex nằm sâu dưới lòng đất, không bao giờ có ánh sáng mặt trời. Nơi đó, vang lên những tiếng rên rỉ của những linh hồn lang thang. Nó sẽ giam hãm bất kì ai bước chân vào thế giới sầu thảm này. Đồng thời, khi nhắc tới mê cung, người ta không chỉ hình dung ra những tầng không gian địa lí mà còn liên tưởng tới những tầng không gian của thế giới nội tâm con người: “mê cung dẫn vào nội tâm của bản thân tới một thứ điện thờ ẩn giấu bên trong con người, nơi tọa lạc cái phần huyền bí nhất của nhân tính” [6, tr. 592]… “Mê cung có thể coi là tổ hợp của hai mô típ là đường xoắn ốc và hình bện đuôi sam và biểu hiện một ý muốn rất rõ nhằm thể hiện cái hư vô” [6, tr. 593].

Mê cung chính là một quyền lực giam hãm con người. Nét đặc trưng ở tác phẩm của Kafka, đó là mê cung nằm ở chính cuộc sống thực tại, ở những điều tưởng rất rõ ràng nhưng hóa ra lại quá mơ hồ. Mê cung của Kafka vẫn giữ lại một không gian tăm tối đặc trưng với những bức bối ngột ngạt nhưng nó lại gắn liền với đời sống thường nhật của con người. Trong tác phẩm của ông, mê cung hiện diện ở khắp nơi với một đặc điểm là không thể thấu hiểu, không thể lí giải và không thể thoát ra. Sự hiện hữu của chúng không chỉ là một đặc trưng nghệ thuật thông thường mà còn là sự bộc lộ quan điểm cá nhân. Mô típ mê cung mê thất trong tác phẩm của Kafka đều gợi lên một không khí ngột ngạt, chật chội, bé nhỏ tăm tối đầy bí hiểm và cái chết. Nó không chỉ đơn thuần gợi lên một không gian địa lí mà còn gợi lên trong lòng người đọc cảm quan của nhà văn đối với xã hội và con người ở thời đại Kafka… Ta cảm nhận điều đó qua các mê cung hữu hình lẫn vô hình, chẳng hạn như không gian mê cung, hệ thống mê cung các nhân vật, mê cung bản thể, mê cung lối viết...

Trong Lâu đài, chính quyền địa phương được đặt trong tòa lâu đài hết

sức mờ ám. Từ người dân đến các viên chức, từ bà chủ quán trọ đến viên thư kí đều thấy nó khó tiếp cận, càng nhìn ngắm càng thấy “hình dáng tòa lâu đài

25

bắt đầu chìm trong bóng tối”. Con đường dẫn tới lâu đài cũng là một mê cung mê thất. Người ta không biết nó dẫn đi tới đâu và dường như không hề có đích đến: “con đường chính của làng lại không dẫn lên quả đồi có Lâu đài, mà chỉ dẫn đến gần đó, rồi như cố ý, nó rẽ ngang không bỏ xa Lâu đài mà cũng không dẫn đến gần” [15, tr. 313]. Lâu đài, cùng với con đường dẫn tới nó thật bí hiểm, nó tượng trưng cho một thiết chế quyền lực đầy quan liêu và bí ẩn không thể tiếp cận, không thể tìm gặp. Nó tồn tại không cụ thể nhưng lại có mặt ở khắp nơi.

Đến tác phẩm Vụ án, mô típ mê cung mê thất cũng xuất hiện nhưng theo một kiểu khác. Đó là phòng tư pháp, phòng xử án, phòng lưu trữ hồ sơ, phòng của các luật sư, họa sĩ… Các phòng tư pháp được đặt trên một vị trí rất đặc biệt. Đó là tầng nóc của các ngôi nhà tồi tàn. Những căn phòng tắm trong bầu không khí ngột ngạt nặng nề vì chỉ có một chiếc cửa sổ tròn trên mái nhưng ít khi được mở vì quá nhiều bồ hóng rơi xuống. Căn phòng xử án cũng chật chội và tăm tối không kém: “Căn phòng chỉ có hai cửa sổ, quanh phòng là một ban công gần sát trần nhà, người đứng chen chúc, ai cũng phải khom khom, đầu và lưng đụng vào trần nhà” [15, tr. 111]. Không khí ngột ngạt căng thẳng đã bao trùm lên mọi ngóc ngách. Nó len vào căn phòng của luật sư, họa sĩ và bao trùm lên cả nhà thờ. Căn phòng của luật sư “chỉ được chiếu sáng bằng một ô cửa sổ tò vò bé tí trên mái, cao đến nỗi muốn nhìn ra ngoài, hít khói của cái ống khói bên cạnh và mặt mũi đen nhẻm bồ hóng thì trước hết phải nhờ một ông bạn công kênh mình lên, đã thế từ hơn một năm nay sàn nhà của các căn phòng ấy lại bục ra một lỗ người chui chắc không lọt nhưng cũng đủ rộng rãi để thụt chân xuống hoàn toàn” [15, tr. 186]. Phòng của họa sĩ thì bé tí như một hộp diêm, nhỏ đến nỗi “ngang dọc mỗi chiều không nổi lấy được trên hai bước chân” [15, tr. 212]. Nhà thờ cũng bao trùm một không khí ảm đạm tăm tối. Nó không phải là nơi linh thiêng thờ chúa, nơi che chở

26

cứu giúp các con chiên mà giống như một nhà mồ, lạnh lẽo và u ám… Về không gian mê cung, ngoài việc làm mờ/xóa bỏ các trung tâm, Kafka còn lồng ghép những không gian khác nhau vào làm một để tạo ra cảm giác phi lý cùng cực, chẳng hạn nơi xử án cũng chính là nơi sinh sống, giặt giũ của vợ chồng mõ tòa, căn phòng của ngân hàng bỗng chốc lại thành nơi hai gã thanh tra bị xử phạt…

Mô típ mê cung mê thất còn được thể hiện qua thế giới các nhân vật, đặc biệt là các nhân vật thuộc bộ máy hành chính quan liêu: hệ thống các

nhân viên tòa án trong Vụ án, hoặc hệ thống các quan chức của lâu đài trong

Lâu đài. Hệ thống hành pháp trong Vụ án giăng mắc khắp nơi, ai cũng là người của tòa án, từ bọn trẻ con, một anh sĩ tới ngân viên nhân hàng, linh

mục… Trong Lâu đài, sự phân cấp thế lực các quan chức là một mê lộ. Đi từ

quyền lực tối cao là ngài bá tước West West mà chưa ai từng gặp mặt đến Klamn, viên chức cao cấp, rồi xuống những cấp thấp hơn như những thư kí, quan phòng thành, người đưa thư; quyền lực rẽ nhánh liên tục và ở bất cứ một nhánh nào, nó vẫn giữ được uy quyền khủng khiếp, tước đoạt khả năng tự nhận thức của con người. Nhánh nào cũng có thể đánh bẫy, cũng có thể lừa dối con người, đưa con người tới cái chết. Những mê cung vô hình này khiến bất cứ ai sa vào đó cũng cảm thấy mất phương hướng, cô đơn và lạc lõng. Họ càng tìm hiểu, càng lún sâu vào mê cung phi lí tồn tại vượt quá khả năng nhận thức của con người và dần đánh mất bản sắc cá nhân.

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 27)