7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1 Mô típ biến dạng/hóa thân
Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội (1994) thì:
Hóa thân là một dạng của “biến dị”, nghĩa là “sự thay đổi ít nhiều về hình dạng, cấu tạo, đặc tính sinh học ở cá thể sinh vật do ảnh hưởng của các đột biến di truyền hoặc của môi trường khác nhau”, hóa thân cũng còn là một kiểu của biến hóa “biến đổi thành ra cái khác hoặc sang trạng thái khác, hình
22
thức khác”. Những kiểu hóa thân thường gặp trong văn học truyền thống, có thể được liệt kê ra như sau: Người – Chết – Vật; Vật – Người; Vật – Người – Vật; Người – Vật – Người; Tiên (Thần) – Người – Tiên (Thần). Trong các tiểu thuyết của Kafka, ông vẫn sử dụng mô típ biến dạng/hóa thân nhưng theo một cách khác thường, riêng biệt. Đó có thể là sự biến dạng về hình hài
(trường hợp của Samsa trong Hóa thân), cũng có thể là sự biến dạng về suy
nghĩ cá nhân, biến dạng về nhân tính.
Trong ba cuốn tiểu thuyết của Kafka, sự biến dạng của nhân vật cũng ẩn sau đó sự chi phối của một quyền lực vô hình. Nó thường bắt đầu với sự xóa bỏ các đường viền lịch sử. Hầu hết các nhân vật của Kafka chỉ là một cái tên viết tắt như Jôzep K., K.; có tên không họ, hoặc không rõ là họ hay tên:
Hunt, Leni, Block (Vụ án), Klamm, Olga, Pepi… (Lâu đài). Cái tên chỉ còn là
một kí hiệu, một dạng khuyết thiếu, biến dạng. Từ Nước Mĩ, tới Vụ án, rồi
Lâu đài, tên nhân vật ngày càng được rút gọn: từ cái tên đầy đủ Karl Rossmann -> Jôzep K. -> K. chỉ còn là một kí hiệu… Các yếu tố xác định nhân thân như tuổi tác, quê hương, gia đình, thời đại… hầu như cũng đều được bỏ trống. Chẳng hạn như nhân vật Jôzep K., độc giả chỉ biết anh ta là một nhân viên ngân hàng chẳng may vướng phải một vụ án. Anh ta có một ông chú, một cô em họ và một cô người yêu thi thoảng được nhắc tới. Các nhân vật của Kafka chỉ được phân biệt với nhau bằng chức danh nghề nghiệp như viên mõ tòa, anh sinh viên, người canh cửa… nhưng ngay cả những điều này cũng hết sức mơ hồ. Những nhân vật của ông hầu như chẳng có ai làm công việc của mình: Jôzep K. không hiện ra với tư cách nhân viên ngân hàng, K. không có cơ hội hành nghề đo đạc, luật sư Hun không bào chữa cho bị cáo, họa sĩ Titoreli không vẽ tranh…
Ngoài ra mô típ biến dạng/hóa thân còn xuất hiện trong sự biến đổi về
23
tội mà không biết rõ nguyên nhân hay nói một cách chính xác không ai được biết Jôzep K. mắc tội gì: “Chắc hẳn người ta đã vu oan cho Jôzep K… bởi chẳng làm điều gì nên tội, thế mà một sáng kia anh bị bắt” [15, tr. 75]. Đến lần sinh nhật thứ 31 của mình, anh bị lôi đi rồi bị giết “như một con chó” [15, tr. 300]. Như vậy, Jôzep K. từ một người vô tội đã trở thành kẻ có tội và cuối cùng bị giết (người vô tội – kẻ có tội – tử tội). Sự hóa thân này của anh không có hề có nguyên nhân rõ ràng và bản thân anh ta, tới lúc chết, cũng hề biết
mình mắc tội gì. Trong tác phẩm Lâu đài, K. là nhân viên đạc điền được mời
đến làm việc tại lâu đài của bá tước West West song anh lại không thể vào được nơi đó. Anh trở thành kẻ lang thang “không vào được lâu đài, cũng không được làng chấp nhận… anh buộc phải tự tạo ra một thế giới thứ ba từ chính bản thân mình” (Trương Đăng Dung). K. trở thành một kẻ không được chấp nhận trong xã hội con người. K. đã “biến dạng” từ người được lâu đài mời tới thành kẻ lang thang.
Mô típ biến dạng/hóa thân của Kafka được coi là phương thức nghệ thuật hữu hiệu để nhà văn truyền tải những thông điệp về con người và đời sống xã hội phương Tây ở thế kỷ XX. Nếu như mô típ hóa thân trong văn học cổ xưa tràn đầy tinh thần lạc quan chiến thắng thì mô típ hóa thân trong tác phẩm của Kafka gợi lên một không khí ảm đạm, một nỗi ám ảnh về thân phận bi đát của con người trong xã hội.