Tố cáo chế độ toàn trị

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1Tố cáo chế độ toàn trị

Vụ án, Lâu đài hay Nước Mĩ của Kafka thường được đọc như một sự phê phán chế độ toàn trị, một hình thức của quyền lực mà được đặc trưng bằng sự kiểm soát mọi khía cạnh của đời sống hằng ngày, cũng như việc các cơ quan nhà nước không phải chịu bất kì một trách nhiệm nào và có thể làm mọi thứ nó muốn. Cuốn tiểu thuyết của ông thường là về một cá nhân bị hủy hoại toàn bộ đời sống riêng tư bởi cỗ máy quyền lực phi lí, cỗ máy mà sau này được coi là gần gũi với chế độ phát xít. Trên thực tế, thuật ngữ

31

“kafkaesque” đã trở thành một từ phổ biến để chỉ sự thống trị của một bộ máy quan liêu đến khó tin trong đời sống hằng ngày.

Một buổi sáng đẹp trời hay xấu trời nào đó, nhân vật Jôzep K. trong tác

phẩm Vụ án của Kafka tỉnh dậy và bị kết tội. Và anh ta cứ hoài hơi đi loanh

quanh tìm cho ra tội lỗi của mình như để xác nhận sự thống nhất và hợp lý của thế giới mà anh ta đang sống. Anh thuê luật sư, đến tòa án, diễn thuyết trước cử tọa, tìm cách xin giảm tội nhưng tuyệt nhiên không nghĩ hay tìm cách chứng minh là mình vô tội. Việc phủ nhận tội đó dường như là một cái gì đó vượt ra khỏi khả năng nhận thức của anh ta, vì nó đe dọa tính hợp lý của thế giới mà anh ta đang sống và coi mình là một thành phần ở trong đó. Ở đây, có thể nói là dường như kẻ bị kết tội đồng cảm và đồng loã với tên đao

phủ. Trong tiểu thuyết Lâu đài, người cha nàng Amália van xin Lâu đài hãy

tuyên bố tội lỗi của nàng đi. Tuy ẩn ý của Kafka phức tạp và có thể có nhiều diễn giải trong các môi trường khác nhau, nhưng dường như có nhiều sự tương đồng hơn giữa những Jôzep K., Amália, nhân viên đạc điền K. với thân phận của những người sống trong các xã hội toàn trị, nơi cá nhân không tồn tại, con người chỉ là một cái mắt xích trong một bộ máy khổng lồ và người ta ít xa lạ với những thứ khá quái gở như "tự phê bình", "kiểm điểm". Họ có thể bị buộc tội bất cứ lúc nào, và bị một tòa án vô danh nào đấy xóa bỏ tư cách cá thể của mình. Pháp luật cũng không còn là một cơ quan tư pháp trừng phạt những kẻ vi phạm luật lệ của nhà nước nữa mà đã là một cỗ máy phi nhân, quan liêu đến cùng cực, vô tâm đến cùng cực.

Xã hội toàn trị cũng đã xóa bỏ ranh giới giữa cái công cộng và cái riêng tư. Quyền lực vô hình và vô danh cứ ngày khiến đời sống cá nhân trở nên méo mó, dị dạng đến độ không thể chịu đựng nổi. Nhân viên ngân hàng Jôzep K. bị bắt ngay trên giường ngủ. Từ đó, anh đi đâu cũng gặp người của tòa án, gõ cửa căn phòng nào cũng thấy văn phòng làm việc của tòa. Gã nhân

32

viên đo đạc K. thì trong lúc chưa xác định được thân phận, đã được Lâu đài cấp cho hai gã phụ tá “giống nhau như hai con rắn”, bám theo anh liên tục. Chúng xuất hiện nơi quầy rượu khi K. tình tự với Frida. Chúng trèo lên giường ngủ của anh và từ đó không bao giờ buông tha anh, tước đoạt mọi giây phút riêng tư của anh. Karl Rossmann thì không ngừng bị mọi người quấy rầy. Vali của cậu bị lục lọi, đồ ăn của cậu bị đánh cắp, đến tấm hình duy nhất có ảnh bố mẹ cậu cũng bị trộm mất. Hai gã bạn xấu, Robinson và Delamarche, còn buộc cậu phải sống chung với tình nhân của chúng… Cuộc sống riêng tư của họ luôn luôn bị xâm lấn, và đến lúc nào đó, bị nuốt trọn, bị xóa bỏ.

Trong những tiểu thuyết của mình, Kafka đã diễn tả một cách tuyệt diệu sự quanh co, phức tạp, quan liêu của guồng máy toàn trị khổng lồ với những ngõ ngách chằng chịt và những nhân vật loay hoay đi tìm ý nghĩa sinh tồn trong mê cung ấy. Chủ thể bị hi sinh, cái “tôi” bị cái “người ta” bao vây, lấn chiếm đến độ đánh mất bản sắc của mình hoặc bị xóa bỏ hoàn toàn. Guồng máy của môi trường sống hiện đại đã làm biến đổi con người, khiến con người bị máy hóa, bị vật hóa. Thân phận của mỗi cá nhân trong xã hội toàn trị chỉ còn có ý nghĩa như một bánh xe, một mắt xích trong trục quay khổng lồ guồng máy quyền lực. Bản sắc cá nhân hoàn toàn bị triệt tiêu, bị xói mòn. Xuyên suốt những cuốn tiểu thuyết của Kafka, dần dần độc giả không còn nhận thấy Jôzep K. hoặc K. khác biệt gì so với những người khác. Những nhân vật này dần rơi vào một quá trình bị đồng hóa về nội tâm và suy nghĩ. Con người có thể làm gì khi thế giới đã trở thành một nơi đầy cạm bẫy, và cá tính giúp đỡ được gì nếu “ác quỷ đến từ bên ngoài, và người ta gọi nó là Lịch sử… Nó là phi nhân cách, không điều khiển được, không đo đếm được - không hiểu được và không ai thoát được tay nó” [17, tr. 19]. Xã hội toàn trị đã xâm chiếm lấy con người, biến họ trở thành những sinh vật méo mó, bất

33

thành nhân dạng. Cơ chế hoạt động của nó hoàn toàn không liên quan gì tới lợi ích của con người và do đó, là một thế lực phi nhân.

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 34)