Mô típ ngôn ngữ bất khả tri

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3 Mô típ ngôn ngữ bất khả tri

Mô típ ngôn ngữ bất khả tri thường gắn với nhu cầu của kẻ phải đi tìm hiểu sức mạnh của quyền lực. Trong các sáng tác của mình, Kafka thường xuyên sử dụng những đoạn hội thoại bị đứt gãy, xóa bỏ gần như hoàn toàn tác

dụng giao tiếp của việc nói chuyện. Trong Lâu đài, hoặc Vụ án, có rất nhiều

27

và lời đối đáp của họ không có sự ăn nhập nào với nhau cả. K. hoặc Jôzep K. dù có chủ động bước vào cuộc đối thoại thì cái mà họ nhận được chỉ là một lượng thông tin vòng vo, quanh quẩn, giống như một trò chơi trốn tìm mà bản thân người chơi không thể nhận thức được vai trò thực sự của mình là kẻ đi săn hay kẻ bị săn.

Trong Lâu đài, K. đã có cơ hội hỏi trực tiếp về thân phận đích thực của

mình thông qua một cuộc điện thoại với lâu đài. Bản thân anh ta đã lựa chọn một cách toan tính khi bắt đầu cuộc nói chuyện, nhưng càng về sau chính anh ta lại bị dẫn dắt trong cái mê cung mà mình đã chủ động bước vào:

“- József à? – người kia hỏi – Nhưng tên của các phụ tá là….- ngừng một lúc, chắc chắn ông ta hỏi ai đó – là Artúr và Jeremiás!

- Đó là những phụ tá mới – K. nói

- Không phải. Họ là những phụ tá cũ.

- Họ là những người mới, chỉ có tôi là cũ. Hôm nay tôi đến

sau ngài đạc điền

- Không phải – Ông ta kêu lên.

- Thế thì tôi là ai? – K. hỏi với giọng thản nhiên ngay từ đầu

Sau một lát im lặng, vẫn cái giọng đó, với cách nói không chuẩn nhưng dường như đã khác, trầm hơn, oai vệ hơn, người kia nói :

- Anh là phụ tá cũ” [15, tr. 326]

Giống như câu chuyện cũ về tiếng vọng, K. đã được đáp trả bằng chính câu nói của anh ta. Sự thiếu trung thực của K. cũng được ném lại bằng một sự mơ hồ. Anh ta là ai? Ai là anh ta? Nếu như ban đầu chủ định của K. là lừa dối Lâu đài vì e sợ sẽ khép lại một con đường trước mặt, thì giờ đây, dù đứng ở thân phận nào đi nữa: thân phận của người đạc điền hay phụ tá của người đạc điền thì anh ta cũng không có một cơ hội nào để bước vào Lâu đài. Đó là một cuộc hóa trang không thành công, một sự ngụy tạo không đem lại kết quả.

28

Hành động mà ban đầu K. cho là khôn ngoan, đến cuối cùng lại là một điều gì đó rất ngớ ngẩn và vô ích. Một sự ngụy tạo được kì vọng là xóa bỏ cảm giác bất lực của anh ta, tạo ra một vỏ bọc mà anh ta nghĩ là an toàn để tiến hành một cuộc “truy kích, rượt đuổi” sự thực, khiến cho anh ta có ảo tưởng đã “dẫn trước” Lâu đài cuối cùng, sụp đổ, để lại thêm những khoảng trống và làm loang rộng mối ngờ vực trong lòng anh ta.

Trong Vụ án, mô típ ngôn ngữ bất khả tri cũng được sử dụng rất nhiều

lần, tiêu biểu là cuộc trò chuyện của Jôzep K. và vị linh mục của tòa: “- Trước hết chính con phải hiểu ta là ai đã, - linh mục nói.

- Ông là cha tuyên úy của các nhà lao, - K. vừa nói vừa bước lại gần ông.

(…) – Vậy ta là người của tòa án, - linh mục nói. – Đã thế, ta còn cần gì đến con nữa? Tòa án chẳng cần gì đến con. Khi con đến, tòa tiếp nhận con, và khi con đi tòa để con đi.” [15, tr. 293].

Nhân vật thực sự đã bị vây bọc trong những diễn ngôn mơ hồ. Anh ta không thể nào nhận thức được quy luật của những diễn ngôn ấy, và bởi thế, không làm sao có thể xâm nhập vào thế giới của Lâu đài hay là thế giới của Luật pháp. Họ vẫn luôn trò chuyện với anh ta, nhưng dường như những thông tin mà họ mang lại dày đặc sự mơ hồ và khó hiểu đến độ không thể giải mã nổi. Trong trò chơi này, thực sự K. hoặc Jôzep K. đều là kẻ bị dẫn dắt, kể cả khi anh ta có cơ hội để có một nước đi sớm hơn, hoặc ở trong vị thế chủ động hơn, anh ta vẫn không thể “cải tạo” được thân phận của một kẻ thừa, xa lạ và bất lực của mình. Cơ bản, anh ta đã không thể thực hiện chức năng giao tiếp của mình trong một cộng đồng sử dụng những hệ quy chuẩn khác biệt so với suy nghĩ của anh ta. Anh ta là kẻ biết ít hơn tất cả, và có tham vọng biết những điều giống như tất cả. Chính vì vậy mà anh ta bị đè bẹp dưới một gánh nặng mà bản thân không thể mang theo, cũng không thể quẳng đi.

29

Mê cung ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Kafka đã tạo ra những cuộc đối thoại phi đối thoại. Các nhân vật đang nói chuyện với nhau, nhưng lời thoại lại hoàn toàn lệch pha, không hướng tới mục đích giao tiếp và cũng không đạt được sự thấu hiểu. Điều này cũng xác nhận một sự thật là, trong thế giới của Kafka, con người đã hoàn toàn mất đi sự giao cảm với nhau và không thể thấu hiểu nhau. Việc sử dụng mô típ ngôn ngữ bất khả tri là một trong những hình thức diễn đạt hiệu quả nhất cái phi lí, nhấn mạnh sự cô đơn và tha hóa của con người khi sống giữa đồng loại của mình mà không thể tìm được tiếng nói chung nào.

Một phần của tài liệu Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)