Xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và phát triển

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 59)

phát triển kinh tế các huyện đảo

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ thành phố về phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và đô thị ven biển tạo bước ngoặt cho sự phát triển công nghiệp về sau. Thời kỳ 1996 - 2000, thành phố thực hiện phát triển một số vùng trọng điểm như khu vực ven biển thành phố kể từ bán đảo Đồ Sơn đến Cát Hải - Đình Vũ, Thuỷ Nguyên, do vị trí địa lý và cảnh quan thuận lợi, sẵn có hệ thống cơ sở hạ tầng nên tập trung xây dựng phát triển khu công nghiệp, du lịch, nghề cá, từ đó mở rộng xây dựng khu kinh tế dành riêng cho hoạt động dịch vụ, thương mại, vận tải…chủ yếu ở các xã ven biển.

Khu vực ven biển phía Nam bao gồm Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, An Lão do thiếu cơ sở hạ tầng và vị trí địa lý không thuận lợi, các hoạt công nghiệp của thành phố, kể cả đầu tư nước ngoài chưa vươn đến khu vực này nên kế hoạch trước mắt của thành phố là phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp nhỏ, dịch vụ…hướng vào phục vụ nông nghiệp là chính.

Để mở rộng xây dựng, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, UBND thành phố Hải Phòng tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, với nhận định: vùng ven biển trên lục địa có vai trò hậu cần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển nói riêng và toàn ngành kinh tế Hải Phòng nói chung; đây là nơi kinh tế và đô thị phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn trên cơ sở hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung, đồng thời với phát triển công nghiệp là sự hình thành dải hành lang đô thị ven biển gắn với trục công nghiệp chiến lược đường 5 và cảng Hải Phòng, tạo nên một trung tâm đô thị - công nghiệp, có sức thu hút và lan tỏa lớn, phát huy được vai trò động lực đối với sự phát

57

triển của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ. Xuất phát từ yêu cầu phát triển, thành phố chỉ đạo Ban chỉ đạo Biển và Hải đảo Hải Phòng nghiên cứu xây dựng đề cương định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, ven biển và hải đảo Hải Phòng gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biển đảo Tổ quốc. Năm 1997, khu công nghiệp Đình Vũ được xây dựng, đây là khu công nghiệp ven biển đầu tiên của Hải Phòng, có diện tích 1.152 ha, tại bán đảo Đình Vũ, gần cảng Hải Phòng. Khu công nghiệp Đình Vũ thu hút 4 dự án đầu tư FDI (của Mỹ, Bỉ, Pháp), các dự án khu công nghiệp này chủ yếu hướng tới chuyên về dầu khí, hóa dầu, điện tử, sắt thép, cơ khí chế tạo…

Năm 2000, thành phố xây dựng xong định hướng quy hoạch phát triển các khu đô thị, cụm công nghiệp ven biển, chủ yếu nằm ở các cửa sông, ven biển có cảng [Phụ lục 10]. Các khu kinh tế, khu công nghiệp này hình thành sẽ trở thành những hạt nhân góp phần tạo nên khu kinh tế năng động, thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế biển và các ngành công nghiệp khác. Như vậy, sứ mệnh của các khu kinh tế ven biển chủ yếu là cùng với thành phố tạo thành những trung tâm kinh tế biển mạnh, vươn ra biển xa.

Vấn đề phát triển kinh tế các huyện đảo cũng từng bước được triển khai. UBND thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các huyện đảo, lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đường giao thông, các công trình công cộng và khu dân cư mới trên các huyện đảo.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ và UBND thành phố, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 1996 - 2000, Huyện ủy Cát Hải xác định: “công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đi trước một bước, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn” [117, tr.136]. Theo đó, hướng phát triển chính của huyện là tập trung các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình: điện nước, trường học, trạm y tế, hệ thống đường giao thông phục vụ dân sinh; đẩy nhanh tiến trình đầu tư phát triển trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và trung tâm du lịch, dịch vụ trên đảo Cát Bà; hoàn tất quy hoạch huyện Cát Hải và quy hoạch chi tiết thị trấn Cát Bà trình UBND thành phố duyệt.

Huyện đảo Bạch Long Vĩ do nằm ở trung tâm Vịnh Bắc Bộ có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng, từ năm 1997, huyện được thành phố đầu tư xây dựng nhiều công trình nhà ở, nơi làm việc, giúp nhân dân huyện đảo ổn định cuộc

58

sống. Huyện ủy, UBND huyện chủ động phối hợp với Chi cục điều động dân cư thành phố và các địa phương liên quan đưa dân ra đảo lập nghiệp, định cư lâu dài.

Tóm lại, trong những năm 1996 - 2000, về cơ bản thành phố tập trung vào thực hiện xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội, đưa dân ra các huyện đảo sinh sống lâu dài. Nhìn chung đời sống dân sinh, dân trí ở các địa bàn ven biển, hải đảo, nhất là dân cư nghề cá còn thấp.

Tiểu kết chƣơng 1

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng về phát triển kinh tế biển, Hải Phòng bước vào thực hiện CNH, HĐH với mục tiêu phấn đấu trở thành

thành phố cảng văn minh, hiện đại, trung tâm công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cửa chính ra biển. Thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (1996), Nghị quyết Hội nghị Đảng bộ thành phố lần thứ 8 khóa XI (1998) và các Nghị quyết chuyên đề, Đảng bộ thành phố Hải Phòng bước đầu đưa ra được các quan điểm định hướng phát triển kinh tế biển trên những lĩnh vực cơ bản. Từ đây, nhận thức của Đảng bộ thành phố về vị trí, vai trò của kinh tế biển được nâng lên từng bước, vị trí, vai trò của một số ngành kinh tế biển quan trọng cũng bắt đầu được xác định rõ.

Với quan điểm, chủ trương đề ra, từ năm 1996 đến năm 2000, Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo các cơ quan, sở, ban, ngành, đơn vị thực hiện phát triển kinh tế biển trên các lĩnh vực: kinh tế hàng hải; kinh tế thủy sản; công nghiệp đóng tàu; du lịch biển; phát triển các khu kinh tế khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo. Xét trên tổng thể, hiệu quả ban đầu của các lĩnh vực kinh tế biển Hải Phòng rất khả quan, kinh tế biển phát triển với những ngành nghề cơ bản, đóng góp trên 10% vào GDP thành phố [35]. Với những nỗ lực to lớn, những yếu tố cần thiết để xây dựng Hải Phòng trở thành một trung tâm kinh tế biển tổng hợp theo định hướng của Đảng và Chính phủ đã được thiết lập.

Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng những năm 1996 - 2000 vẫn không tránh khỏi một số hạn chế. Đảng bộ thành phố Hải Phòng chưa có nghị quyết mang tầm chiến lược và còn ít các nghị quyết chuyên đề chỉ đạo đối với từng lĩnh vực kinh tế biển. Quá trình chỉ đạo triển khai nghị quyết còn chậm, chưa có nhiều quy hoạch, kế hoạch về phát triển kinh tế biển nói chung và các lĩnh vực kinh tế biển nói riêng; do vậy, các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển hiệu

59

quả, bền vững của kinh tế biển như việc gắn kết giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ môi trường, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển chưa được các cơ sở kinh tế biển nhận thức đúng, nhất là các ngành kinh tế biển như thủy sản và du lịch. Chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng vùng ven biển, hải đảo chưa được quan tâm thích đáng nên tình trạng nghèo nàn, lạc hậu tương đối phổ biến. Đánh giá chung về quá trình phát triển kinh tế biển những năm cuối của thế kỷ XX, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII thẳng thắn nhận định: “Yếu kém lớn nhất là chưa khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của thành phố cảng - đầu mối giao thông, trung tâm công nghiệp, thương mại lâu đời, do đó, chưa làm tốt vai trò của thành phố trong vùng kinh tế động lực Bắc Bộ” [2, tr. 315].

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên có thể khái quát trên những điểm cơ bản sau: 1- Chưa nhận thức, đánh giá đúng vị trí, vai trò của biển và kinh tế biển; 2- Chưa có sự điều tra, nghiên cứu, khảo sát tổng hợp về biển và kinh tế biển làm cơ sở cho việc ban hành nghị quyết, do đó mục tiêu phương hướng đề ra còn cao, chưa sát với thực tiễn; 3- Chưa chú ý đến công tác định hướng xây dựng quy hoạch, kế hoạch đảm bảo cho kinh tế biển được thực hiện theo đúng định hướng, mục tiêu, tiến độ...

Từ thực tiễn phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng những năm 1996 - 2000, có thể khẳng định sẽ không thể có một nền kinh tế biển phát triển nếu tư duy, nhận thức về biển chưa rõ ràng, chưa kiểm soát được không gian vùng biển, chưa tổ chức nghiên cứu và nắm được các quy luật, điều kiện tự nhiên và môi trường biển một cách có hệ thống và do đó, chưa có khả năng dự báo, định hướng quy hoạch, kế hoạch để phục vụ cho công cuộc khai thác biển.

60

Chƣơng 2

SỰ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 2.1. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến năm 2010

2.1.1. Yêu cầu mới đối với phát triển kinh tế biển Hải Phòng

* Xu hướng chung của thế giới, khu vực

“Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương” [5, tr. 32], các quốc gia có biển trên thế giới đồng loạt tiến ra biển, đẩy nhanh quá trình khai thác biển với những công nghệ hiện đại. Thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ phát triển mới với xu hướng ngày càng khẳng định tầm quan trọng to lớn của biển và đại dương. Xu thế vươn ra biển, đặc biệt là mô hình phát triển kinh tế biển thành công của các nước như Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore…đang tác động mạnh đến sự phát triển của kinh tế biển Hải Phòng nói riêng, Việt Nam nói chung.

Xu thế hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế biển giữa các quốc gia diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt chủ trương xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế biển Hải Phòng.

“Hai hành lang” thực chất là một tam giác tăng trưởng trong quan hệ thương mại, đầu tư phát triển và giao thông thủy bộ phục vụ phát triển kinh tế liên vùng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giữa Asean và Trung Quốc. Trong hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt -Trung, Hải Phòng như một giao điểm, một trung tâm đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng sẽ có nhiều thuận lợi trong hợp tác đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển như du lịch, công nghiệp chế biến thuỷ sản; khoa học công nghệ và môi trường biển; phát triển thương mại, cửa khẩu...

Bên cạnh đó, Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết là căn cứ pháp lý quan trọng để phát triển các ngành kinh tế biển, đẩy mạnh hợp tác trên biển giữa Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng với Trung Quốc và các nước khác, đây cũng là nền tảng pháp lý để quản lý khu vực biên giới trên biển.

61

Ngày 25/8/2008, trong Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; làm tốt công tác kiểm tra, điều tra liên hợp nguồn lợi thủy sản trong vùng đánh cá và tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ; thúc đẩy hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí vắt ngang Vịnh Bắc Bộ; tiếp tục thúc đẩy đàm phán khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, giữ gìn hòa bình, tìm kiếm cứu hộ trên biển [139, tr. 60]. Như vậy, trong những năm tới Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, rõ nhất là với Trung Quốc, điều này vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của kinh tế biển Hải Phòng, đồng thời cũng tạo ra thách thức mới đòi hỏi Hải Phòng cần phải có chiến lược thích hợp để thích ứng với tình hình.

Mặt khác, trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, Trung Quốc xác định: “Đại khai phá miền Tây” và “Trở thành cường quốc biển” là hai nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia trong thế kỷ XXI [196]. Thực hiện mục tiêu đề ra, Trung Quốc đẩy mạnh triển khai chiến lược khai thác Biển Đông với quy mô lớn, hiện đại. Từ chiến lược khai thác Biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế biển, tăng cường các hoạt động trên Biển Đông để mở rộng khả năng kiểm soát, khống chế con đường giao lưu huyết mạch từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc lấn biển của quốc gia này. Hơn nữa, ngày 7/5/2009, Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc bản đồ trên đó thể hiện đường yêu sách chín đoạn của mình trên Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đòi có chủ quyền đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và các vùng nước kế cận, có chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển đó. Vùng biển này chiếm 80% diện tích của Biển Đông, được vẽ sát vào bờ của các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines[196]. Vùng biển Hải Phòng có chung đường phân định Vịnh Bắc Bộ trực tiếp với Trung Quốc. Về mặt quản lý, đây được coi như là đường biên giới biển trực tiếp với Trung Quốc. Vùng biển này có lưu lượng tàu cá Trung Quốc được phép vào khai thác hải sản rất lớn. Trong bối cảnh Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan đang trong giai đoạn đàm phán giải quyết vấn đề Biển Đông, hoạt động của tàu thuyền nước

62

ngoài, đặc biệt Trung Quốc có thể tiếp tục xâm phạm vùng biển Việt Nam và Hải Phòng khai thác tài nguyên, lấn át ngư trường, do đó vùng biển này sẽ tiềm ẩn những phát sinh phức tạp, khó lường. Thực tiễn, những hành động của Trung Quốc đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến vùng biển Việt Nam, Hải Phòng, đặt ra nhiều thách thức đối với quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế và quản lí biển. Những vấn đề này nếu không được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế biển, nhất là đối với các ngành như dầu khí, hải sản, vận tải biển, du lịch biển…

Bên cạnh đó, trong phát triển kinh tế Biển Đông, Trung Quốc có nhiều lợi thế như: 1- Có các trung tâm kinh tế biển mạnh, quy mô lớn, có sức hút và sức cạnh tranh lớn. Trung Quốc có những bước đi bài bản trong quy hoạch, quản lý, thu hút vốn đầu tư; 2- Có các doanh nghiệp biển hiện đại, chuyên nghiệp, đã và sẽ tăng cường hoạt động ở Biển Đông gần vùng biển Việt Nam; 3- Công nghệ biển của Trung Quốc phát triển, hiện đại; 4- Nhà nước có chính sách hỗ trợ mạnh đối với các lĩnh vực

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 59)