Trong xu thế phát triển của thế giới hiện nay, tăng cường hợp tác quốc tế về biển là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nhanh, mạnh và vững chắc của mỗi thành phố, quốc gia biển.
Hải phận là riêng biệt của mỗi quốc gia, nhưng nguồn lợi tài nguyên hay sự ô nhiễm, sự tương tác sinh thái thì không có ranh giới. Vì vậy, trong phát triển
132
kinh tế biển phải có chính sách mở rộng liên kết với các tỉnh, thành phố có biển, thậm chí phải tính đến các vấn đề khu vực hay toàn cầu. Cần thiết mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường công tác ngoại giao để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, phát triển kinh tế biển, vùng ven biển trên các lĩnh vực: đầu tư phát triển công nghiệp biển, điều tra và khai thác tài nguyên biển, đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin, nghiên cứu khoa học công nghệ, dự báo và cảnh báo thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ an ninh trên biển…
Thực tế trong những năm 1996 - 2010, vùng biển Hải Phòng trong bối cảnh chung Vịnh Bắc Bộ có diễn biến phức tạp và nhạy cảm trong quan hệ quốc tế. Hàng năm, lượng tàu, thuyền viên, hành khách xuất, nhập cảnh, quá cảnh, hàng hóa xuất nhập qua cảng Hải Phòng rất lớn, xu hướng ngày càng tăng. Đảng bộ thành phố đã rất nỗ lực tìm ra các giải pháp định hướng mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho các ngành kinh tế biển của thành phố phát triển. Công tác đối ngoại được duy trì và có bước phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Mở rộng hợp tác với các thành phố, quốc gia có biển còn để chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, bởi các quy hoạch mang tính chất vùng, tỉnh, liên tỉnh đều có sự phối hợp và xin ý kiến của các bộ, ban, ngành Trung ương; phối hợp với các hội chuyên ngành, các trường đại học, các đơn vị tư vấn trong nước và nước ngoài trong quá trình nghiên cứu quy hoạch phát triển.
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là xu thế chung mà không có quốc gia nào là ngoại lệ, nhưng trung tâm của quá trình này lại đang diễn ra mạnh mẽ ở các đô thị, thành phố lớn trên thế giới nhất là các thành phố cảng biển. Vậy nên, tăng cường mở rộng hợp tác với các tỉnh thành phố, quốc gia có biển là bài học thành công và cũng là chuẩn bị vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.
Tiểu kết chƣơng 3
Như vậy, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010, Đảng bộ thành phố Hải Phòng luôn nắm vững chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Trung ương, vận dụng linh hoạt vào thực tiễn địa phương Hải Phòng. Do đó, những chủ trương, chính sách của Đảng bộ thành phố đề ra luôn phù hợp với định hướng phát triển chung của Đảng và Nhà nước.
133
Trong lãnh đạo, Đảng bộ thành phố đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan điểm về phát triển kinh tế biển, xây dựng thành công Chiến lược phát triển kinh tế biển đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố. Trên từng lĩnh vực kinh tế biển, qua mỗi thời kỳ, Đảng bộ thành phố luôn có sự nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh kịp thời mục tiêu, đề ra các phương hướng, giải pháp phát triển mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, việc xác định đúng thế mạnh của kinh tế biển Hải Phòng là kinh tế hàng hải, định hướng tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này đã tạo điều kiện cho kinh tế biển có những bước phát triển bứt phá. Bên cạnh đó, việc làm tốt công tác định hướng quy hoạch, mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố và các quốc gia biển đã tạo điều kiện cho kinh tế biển được triển khai một cách có hiệu quả với quy mô ngày càng lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2010, không tránh khỏi những thiếu sót như: Một số chỉ tiêu, mục tiêu đề ra còn cao so với thực tiễn nên kết quả đạt được không như mong muốn; định hướng quy hoạch tầm nhìn còn ngắn, chưa chú ý nhiều đến quy hoạch không gian biển; công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch phát triển kinh tế biển ở các đơn vị cơ sở chưa thường xuyên, chặt chẽ; công tác chỉ đạo thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển chưa quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả ở các ngành kinh tế biển; chưa có giải pháp cụ thể tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế Trung ương và kinh tế địa phương.
Những ưu điểm và hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2010 sẽ là những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo lớn đối với Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong việc lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong thời gian tới để kinh tế biển đạt được kết quả, hiệu quả cao hơn.
134
KẾT LUẬN
1. Trong bối cảnh: vươn ra biển, chiếm hữu không gian biển và làm giàu từ biển đã và đang trở thành mục tiêu chiến lược hàng đầu của nhiều quốc gia, từ những năm cuối của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị về phát triển kinh tế biển nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của biển và kinh tế biển đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 khẳng định: “Biển có ý nghĩa to lớn để chúng ta phát triển và mở cửa giao lưu quốc tế”, “ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước”. Do đó, đến năm 2020, “nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển”[ 5; tr. 34 - 35]
2. Hải Phòng, một thành phố với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển. Từ lâu, biển và sự phát triển của kinh tế biển luôn gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, những năm 1996 - 2010, Đảng bộ thành phố Hải Phòng tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, quyết tâm đưa Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, một trọng điểm thực hiện chiến lược biển Việt Nam. Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ, các Hội nghị đều đề ra những định hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế biển.
Xác định trong quá trình tiến hành CNH, HĐH, phát triển kinh tế biển là một giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI (1996) đã đưa ra những định hướng cơ bản chỉ đạo phát triển các ngành kinh tế biển cụ thể như kinh tế hàng hải; kinh tế thủy sản; công nghiệp đóng tàu; du lịch biển, xây dựng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển và kinh tế hải đảo. Tuy nhiên, những năm 1996 - 2000, do thiếu những thông tin, dữ liệu về biển, tiềm năng kinh tế biển chưa được đánh giá, chưa được nhận thức đúng, nên Đảng bộ thành phố Hải Phòng chưa đưa ra được những nghị quyết chuyên đề, những quy hoạch, đề án mang tầm chiến lược. Sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế biển thời kỳ này tuy đạt kết quả nhưng chưa cao, một số lĩnh vực chuyển biến chậm như du lịch biển, chế biến thủy sản, vấn đề an ninh vùng biển và ven biển thực hiện chưa tốt, còn hiện tượng tàu đánh cá nước
135
ngoài xâm phạm vùng biển Hải Phòng, vấn đề kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa được đề cập thường xuyên, đầy đủ trong nghị quyết của Đảng bộ. Hiệu quả các lĩnh vực kinh tế biển thời kỳ 1996 - 2000 mới chỉ đóng góp khoảng 10% vào GDP thành phố [35].
Những năm 2001 - 2010, trong bối cảnh thế giới, khu vực và quốc gia hướng mạnh ra biển với những chiến lược khai thác quy mô, hiện đại, bài bản, kinh tế biển Hải Phòng đứng trước những thời cơ, vận hội mới và cả những thách thức không thể xem thường. Việc “đẩy mạnh” phát triển kinh tế biển không chỉ là một xu thế, mà còn là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ thành phố, đất nước. Phát triển kinh tế biển trở thành một nội dung quan trọng trong chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ thành phố Hải Phòng. Qua các kỳ Đại hội Đảng bộ những quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển không ngừng được bổ sung, hoàn thiện và hướng tới tầm chiến lược.
3. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng, UBND thành phố Hải Phòng cùng các cơ quan, sở, ban, ngành, các quận, huyện ven biển đã xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế biển nói chung và trên từng lĩnh vực của kinh tế biển nói riêng; triển khai phát triển kinh tế biển một cách toàn diện. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố đã tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển mạnh mẽ, làm sôi động nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tạo ra sự chuyển biến lớn trong cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động. Các lĩnh vực kinh tế biển phát triển toàn diện, hiệu quả, đóng góp hơn 30% vào GDP của thành phố, hình thành những ngành kinh tế biển mạnh như cảng biển - dịch vụ cảng; các khu công nghiệp, đô thị ven biển được xây dựng với quy mô hiện đại [35]. Kinh tế biển đóng vai trò là một nhân tố quan trọng và trở thành động lực của quá trình CNH, HĐH thành phố Hải Phòng.
4. Nhưng, thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng, so với yêu cầu phát triển, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1996 đến năm 2010, còn tồn tại một số hạn chế như công tác định hướng quy hoạch tầm nhìn còn ngắn, chưa chú ý nhiều đến công tác quy hoạch không gian biển; công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai quy
136
hoạch chi tiết chưa thường xuyên, chặt chẽ dẫn đến tiến độ thực hiện quy hoạch chậm; một số mục tiêu, chỉ tiêu đề ra còn cao chưa thực hiện được; chưa có giải pháp cụ thể tạo sự gắn kết giữa các thành phần kinh tế biển Trung ương với địa phương và khu vực trong quá trình phát triển nên quy mô, hiệu quả kinh tế biển Hải Phòng còn thấp so với kinh tế biển Trung ương và các tỉnh bạn; thực hiện kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên, môi trường chưa hiệu quả...Do đó, kết quả kinh tế biển Hải Phòng đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố, một số chủ trương, quan điểm phát triển kinh tế biển có biểu hiện hạn chế về tầm nhìn, công tác dự báo và định hướng chiến lược.
5. Quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010, để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử như cần: Nhận thức đúng về vị trí, vai trò kinh tế biển trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; phát triển kinh tế biển toàn diện, xác định đúng lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm; chú trọng kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ tài nguyên, môi trường; đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương; mở rộng quan hệ hợp tác phục vụ phát triển kinh tế biển…
6. Có thể khẳng định rằng, những kinh nghiệm lịch sử rút ra từ trong quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, góp phần quan trọng vào quá trình tổng kết lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng trong sự nghiệp đổi mới, tiến hành CNH, HĐH. Đây là cơ sở để Đảng bộ thành phố Hải Phòng tiếp tục nghiên cứu, phát triển tư duy lý luận, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển trong thời kỳ mới.
137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Anh ( 2012), “Một số quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế biển trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng (6), tr. 55 - 57.
2. Nguyễn Thị Anh ( 2012), “Thành phố Hải Phòng phát triển du lịch biển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Lịch sử Đảng (11), tr. 76 - 79. 3. Nguyễn Thị Anh ( 2012), “Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phát triển kinh tế
biển gắn liền với bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển trong bối cảnh quốc tế hiện nay”, Thông báo khoa học – Trường Đại học Hải Phòng (12), tr. 47 - 53. 4. Nguyễn Thị Anh (2014), “Kinh tế biển và vai trò của kinh tế biển đối với
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Hải Phòng (2), tr. 15-20.
138
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Âu (2001), Địa lý tự nhiên biển Đông, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 2. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng (2002), Lịch sử Đảng bộ thành
phố Hải Phòng 1975-2000, Tập 3, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2013), Việt Nam - Quốc gia mạnh về biển làm giàu từ biển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2007), Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, BCH TW Đảng khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Bon (2008), Kinh tế biển Sóc Trăng, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ Giao thông Vận tải (2008), Quyết định số 501/QĐ-BGTVT ngày 29/02/2008, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Bộ Giao thông Vận tải (2008), Quyết định số 3793/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2008,
về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (giai đoạn khởi động), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Bối cảnh trong nước và quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2012, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Tài liệu về Đồng bằng sông Hồng 2020- 2004, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
12. Bộ Thuỷ sản (2006), Báo cáo thực hiện kế hoạch 2005 và phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của ngành thuỷ sản, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
13. Bộ Thuỷ sản (2007), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 và chỉ tiêu, biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 của ngành thuỷ sản, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
139
14. Nguyễn Đình Bích (2003), “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH ở Hải Phòng. Kết quả bước đầu và những nhiệm vụ thời gian tới”, Kỷ