Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 26)

Kinh tế biển là một khái niệm ngày nay chưa có sự thống nhất hoàn toàn về nội dung, mỗi quốc gia có cách nhìn nhận khác nhau tùy theo sự đóng góp của ngành này đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất, kinh tế biển là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển hoặc nhờ vào yếu tố biển, trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế ở dải đất liền ven biển. Về cơ bản, ở Việt Nam kinh tế biển được xác định bao gồm các ngành nghề chủ yếu như: 1- Khai thác, chế biến dầu khí; 2- Kinh tế hàng hải (kinh tế vận tải biển, kinh tế cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển); 3- Khai thác và chế biến hải sản (đánh cá ngoài khơi xa, nuôi đặc hải sản và chế biến); 4- Du lịch biển và kinh tế hải đảo; 5- Xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất gắn với các khu đô thị ven biển…[5, tr. 34]. Chiến lược biển Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, xác định: kinh tế biển Hải Phòng gồm 5 ngành nghề cơ bản Kinh tế hàng hải; công nghiệp đóng tàu; thủy sản (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản); du lịch biển; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và đô thị ven biển; kinh tế đảo [134].

Tóm lại, kinh tế biển là hoạt động kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực chủ yếu diễn ra trên biển hoặc ven biển - môi trường đầy khó khăn, phức tạp; phụ thuộc nhiều vào yếu tố tiềm năng, lợi thế và đòi hỏi cần có sự đầu tư cơ sở vật chất lớn, yêu cầu kỹ thuật cao. Do vậy, để phát triển kinh tế biển, ngoài yếu tố tiềm năng, lợi thế của địa phương, quốc gia có biển, còn phụ thuộc nhiều vào chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước.

1.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng của Đảng bộ thành phố Hải Phòng

Thứ nhất: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Về điều kiện tự nhiên

24

Hải Phòng là một trong 10 tỉnh, thành phố nằm ven bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp Biển Đông. Hải Phòng có 125 km chiều dài đường bờ biển và trên 100.000 km2 thềm lục địa. Vùng biển Hải Phòng có diện tích khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền của thành phố; dải đất liền ven biển bao gồm 13 quận, huyện (6 quận, huyện giáp biển; 7 quận, huyện liền kề) và 2 huyện đảo. Hải Phòng có khoảng 700 đảo đá ven bờ, chiếm 5,4% diện tích, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm ở trung tâm Vịnh Bắc Bộ, cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km [163, tr. 20]. Biển và vùng ven biển thành phố là “mặt tiền” quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông với Thái Bình Dương và là cửa mở mạnh mẽ ra nước ngoài…Với vị trí địa lý thuận lợi, Hải Phòng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như:

- Cảng biển, dịch vụ cảng, vận tải biển và công nghiệp đóng tàu

Bờ biển Hải Phòng có hình là một đường cong thấp và bằng phẳng, thành phố được bao bọc bởi hệ thống gồm 17 con sông chính với chiều dài 400 km. Phía Đông thành phố là nơi 5 cửa sông lớn của hệ thống sông Thái Bình (bao gồm cửa Nam Triệu, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình) từ các miền rừng núi Việt Bắc, Đông Bắc Việt Nam đổ ra và cũng là đường sông từ biển xâm nhập sâu vào nội địa châu thổ sông Hồng, trung du và miền núi Bắc Bộ. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển là có một cửa sông lớn, biển Hải Phòng thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cảng và vận tải bằng đường biển. Mặc dù độ sâu của đáy biển không lớn nhưng ở nơi có các con sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn tạo thành luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu biển như cửa sông Đá Bạc - Bạch Đằng; cửa Lạch Huyện đoạn cuối sông Chanh; cửa sông Bạch Đằng; cửa Bến Gót và cửa sông Cấm…[163, tr. 21-22].

Khi đánh giá tiềm năng của cảng, ngoài vị trí địa lý thuận lợi cảng phải gắn liền với đầu mối giao thông, vì giao thông quan hệ chặt chẽ với toàn bộ hậu phương xa, gần của cảng. Từ xa xưa, Hải Phòng nối liền với các tỉnh miền Bắc bằng mạng lưới sông ngòi chằng chịt của hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng. Tàu, thuyền từ cảng Hải Phòng có thể đi tất cả các trung tâm kinh tế toàn miền,

25

liên lạc được với 21 tỉnh phía Bắc. Bên cạnh đó Hải Phòng còn có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường hàng không thuận lợi, nối liền từ cảng đi các tỉnh. Xưa kia, người nước ngoài gọi đây là “bờ biển vàng”, tiện đường, tiện bến nên đại đa số hàng hoá xuất nhập khẩu khu vực phía Bắc đều qua đây. Đối với Hải Phòng, dịch vụ cảng, vận tải biển và xuất nhập khẩu là “đòn xeo” tạo vốn ban đầu trong xây dựng kinh tế - xã hội. Tất cả những điều kiện trên đã tạo cho Hải Phòng một vị trí chiến lược, đầu mối giao thông quan trọng, điểm trung chuyển và là cầu nối giữa các tỉnh, thành phố trong giao thương kinh tế trong nước và thế giới.

- Đánh bắt, nuôi trồng và chế biển hải sản

Vùng biển Hải Phòng nằm ở vị trí trung tâm của Vịnh Bắc Bộ, có 3 ngư trường lớn: “Ngư trường Bạch Long Vĩ có diện tích 1500 hải lý vuông và độ sâu từ 35 m đến 55 m là bãi cá đáy và cá nổi tầng trên; ngư trường Long Châu - Ba Lạt có diện tích 400 hải lý vuông với độ sâu 25 m đến 35 m, phân bố ở phía Nam các đảo Long Châu với các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao; ngư trường Cát Bà với diện tích 450 hải lý vuông có tiềm năng khai thác tôm rảo, tôm vàng, tôm sắt, tôm he” [164, tr. 30]. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu hải sản, vùng biển Hải Phòng có 135 loài thực vật nổi, 138 loại rong, 23 loài cây nước mặn, 500 loài động vật đáy vùng triều, 189 loài cá, tôm trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Hải Phòng có khoảng 23.000 ha bãi bồi ngập triều, có 5000 ha mặt nước xung quanh đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ gắn với cửa các con sông lớn như sông Thái Bình, Văn Úc là môi trường thuận lợi để nuôi các loại đặc sản như: bào ngư, cá song, ngọc trai, tôm biển…[164, tr. 30]. Hải Phòng còn có nhiều khu vực tập trung neo đậu tàu thuyền khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản như Bắc Thuỷ Nguyên, Đồ Sơn, Kiến Thuỵ, Dương Kinh, huyện đảo Cát Hải, thị trấn Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ…tạo điều kiện cho kinh tế thuỷ hải sản phát triển mạnh.

- Phát triển du lịch biển

Du lịch biển là một hoạt động mang tình đặc thù gắn liền với vùng biển, đảo có tài nguyên du lịch và các điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch biển theo quy định pháp luật. Bởi vậy, hoạt động du lịch biển chỉ có thể diễn ra khi có đầy đủ các yếu tố địa lý, sinh thái, môi trường, tài nguyên du lịch.

26

Quần đảo Cát Bà - Hải Phòng với 366 hòn đảo lớn nhỏ trải dài về phía Tây Nam Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long có tài nguyên rừng, biển với môi trường cảnh quan đẹp. Tháng 3 - 1986, trên quần đảo này vườn Quốc gia Cát Bà được thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 15.200 ha, trong đó có 9.800 ha là diện tích rừng, 5.400 ha là diện tích mặt biển [159, tr. 30]. Vườn quốc gia Cát Bà là nơi có hệ sinh thái biển, rừng độc đáo, có đới khí hậu mát mẻ quanh năm. Du khách đến vườn quốc gia Cát Bà vừa để nghỉ dưỡng biển, tham quan, vừa có thể nghiên cứu tìm hiểu sâu về những nét đặc thù của kiểu rừng nguyên sinh, rừng trên núi đá vôi, hang động, Vịnh Lan Hạ, trung tâm vườn Mây Bầu - Khe Sâu, các khu nuôi ngọc trai, cá bè, đan xen là những bãi tắm nhỏ như bãi tắm Đượng Gianh, Cát Dứa và hai bãi tắm đẹp nhất tại Cát Bà là Cát Cò 1 và Cát Cò 2. Từ Cát Bà qua Vịnh Lan Hạ, Vịnh Hạ Long hay về Đồ Sơn bằng đường biển đều thuận lợi. Đặc điểm này tạo cho Cát Bà lợi thế thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế với các loại hình du lịch biển, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm…

Cùng với Cát Bà là bãi biển Đồ Sơn thuộc quận Đồ Sơn cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22 km về phía Đông Nam, nằm giữa hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc. Quận Đồ Sơn là một bán đảo có núi rừng tiếp nối nhau vươn ra biển 5 km tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng và thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng. Đồ Sơn có dải đồi núi thấp chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nhô ra biển kéo dài hình chín con rồng cùng vươn về phía đảo Hòn Dáu. Dãy đồi núi tạo nên một bức tường thành che chở cho cả phía Đông huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thuỵ) trung tâm của Dương Kinh triều Mạc xưa. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khu bãi tắm được đầu tư khai thác phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, từ đó mạng lưới phục vụ du lịch phát triển ngày một hoàn chỉnh. Cảnh quan thiên nhiên của Đồ Sơn gồm ba khu bãi tắm: khu 1, khu 2, khu 3 với những khách sạn, nhà hàng kiểu dáng kiến trúc sang trọng. Khu 2 là bãi biển quen thuộc không chỉ đối với người Việt Nam mà cả người phương Tây, được khai thác từ năm 1904, sánh vai cùng Bãi Cháy, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu…và là một trong những địa điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam [144, tr. 22].

27

Về kinh tế - xã hội

- Kinh tế: Là một thành phố biển nên đặc điểm nổi bật của kinh tế Hải Phòng là kinh tế biển và cảng biển. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, cơ cấu kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ đặc biệt dịch vụ tại cảng biển, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực kinh tế biển phát triển.

- Lao động: Hải Phòng là thành phố có lịch sử phát triển gắn liền với lịch sử hàng 100 năm của cảng biển, là một trung tâm công nghiệp lâu đời của cả nước nên có đội ngũ công nhân đông đảo, giàu truyền thống. Ngoài ra, Hải Phòng là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam, với các trường đại học lớn như: Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Hải Phòng, Đại học Dân lập Hải Phòng và 61 cơ sở dạy nghề trung bình mỗi năm đào tạo trên 12.000 lao động [35] cung cấp cho thành phố và các tỉnh thành trên cả nước. Hải Phòng còn là trung tâm khoa học công nghệ về nghiên cứu biển. Tại đây có các cơ sở nghiên cứu hàng đầu về biển của Việt Nam như: Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, Viện Y học biển…Trên địa bàn Hải Phòng, còn có nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Trung ương như: Bộ tư lệnh Hải quân, Cảnh sát biển vùng I, Bộ đội Biên phòng...đây là điều kiện bảo đảm cho các hoạt động kinh tế biển diễn ra an toàn, hiệu quả.

- Cơ sở hạ tầng xã hội: Hải Phòng có một hệ thống giao thông liên hoàn: đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Đây là một trong những lợi thế nổi bật, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ cảng đi khắp mọi miền đất nước và quốc tế. Hệ thống bưu chính viễn thông, điện, nước không ngừng được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động.

Như vậy, với những lợi thế nổi trội về vị trí địa lý; tiềm năng, lợi thế tự nhiên; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, vùng biển và ven biển Hải Phòng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển thành phố.

28

Thứ hai: Tình hình Biển Đông và sự phát triển của kinh tế biển Hải Phòng trước năm 1996

Tình hình Biển Đông

Biển Đông trong đó có vùng biển Hải Phòng – Việt Nam là một vùng biển lớn và quan trọng của thế giới. Đây là vùng biển có 10 tuyến hàng hải quan trọng và ¼ lưu lượng tàu biển thế giới đi qua, đồng thời là một trong bốn khu vực có trữ lượng dầu khí lớn nhất thế giới. Nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…có nền kinh tế phụ thuộc vào con đường Biển Đông. Hàng năm, có khoảng 70% số lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản, khoảng 60% hàng hoá xuất nhập khẩu của Trung Quốc, được vận chuyển bằng con đường này [196].

Do tiền năng kinh tế, do vị trí địa lý và địa chính trị quan trọng nên nhiều nước trong khu vực đã và đang triển khai chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông. Nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền trên biển có sự chồng lấn lên nhau (điển hình là những tuyên bố chủ quyền quốc gia trên biển củaTrung Quốc) khiến tình hình ở khu vực này trở nên phức tạp. Song song với cuộc tranh đua trong phát triển kinh tế Biển Đông, sự hợp tác khu vực và quốc tế trên Biển Đông cũng đang tạo ra những cơ hội và thách thức cho Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng quá trình phát triển kinh tế biển.

Sự phát triển của kinh tế biển Hải Phòng trước năm 1996

Vào năm 1529, Mạc Đăng Dung sau khi nhường ngôi cho con trai ông lui về quê hương Cổ Trai - một làng chài ven biển thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn của trấn Hải Dương khi đó (ngày nay là xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng). Vốn xuất thân từ ngư dân làm nghề chài lưới và buôn bán ven biển, Mạc Đăng Dung và nhà Mạc thuộc số ít các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng phát triển công thương nghiệp. Để phục vụ cho công thương nghiệp phát triển, nhà Mạc cho xây dựng một số thương cảng làm nơi giao thương như phố Lỗ Minh Thị, An Quý, Do Nha…Khác với các cung điện ở Đình Bảng - Bắc Ninh dưới thời Lý, Thiên Trường - Nam Định dưới thời Trần, hay Lam Kinh - Thanh Hoá thời Lê sơ vốn chủ yếu là nơi nghỉ ngơi, thờ tự các vua chúa, hoàng tộc, Dương Kinh thời Mạc có vai trò như một trung tâm kinh tế, giao thương quan trọng nằm sát biển

29

cùng với Thăng Long, phố Hiến. Ngày nay, các nhà sử học đều có chung nhận định Dương Kinh thời Mạc là kinh đô hướng biển đầu tiên của Việt Nam; một khu đô thị ven biển sầm uất với các ngành nghề biển phát triển như ngoại thương, khai thác hải sản, lai dắt tàu biển.

Sau khi nhà Mạc thất thủ, Dương Kinh triều Mạc bị phá huỷ, giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài suốt 2 thế kỷ (XVII - XVIII), miền duyên hải thuộc địa bàn Hải Phòng ngày nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa xứ Đàng ngoài với các thuyền buôn phương Tây (đặc biệt là Hà Lan và Anh) bên cạnh sự hình thành và phát triển của phố Hiến.

Nấc thang phát triển mới của kinh tế biển Hải Phòng là kể từ khi Pháp xâm lược nước ta. Chúng tìm mọi cách để đánh chiếm được cảng Hải Phòng. Sau khi buộc

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 26)