Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo phát triển kinh tế biển từ

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 85)

năm 2001 đến năm 2010

Từ năm 2001 đến năm 2010, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, UBND thành phố Hải Phòng cùng các sở, ban, ngành liên quan triển khai phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, theo định hướng thứ tự ưu tiên: Kinh tế hàng hải; phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị ven biển; công nghiệp đóng tàu; phát triển thủy sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo...

2.2.1. Phát triển kinh tế hàng hải

Thứ nhất về phát triển cảng

Thực hiện chủ trương nâng cấp, cải tạo cảng cho tàu một vạn tấn có thể ra vào, nghiên cứu điều kiện xây dựng cảng nước sâu, hoàn thiện cơ sở vật chất của các cảng biển đồng bộ với hệ thống giao thông, triển khai bước đầu các loại hình dịch vụ logictic. Thành ủy Hải Phòng xây dựng chương trình hành động với 18 chuyên đề nghiên cứu, trong đó có chuyên đề về xây dựng cảng nước sâu (cảng cửa ngõ) tại Lạch Huyện, cảng tổng hợp Đình Vũ, cảng chuyển tải Lạch Huyện. Đây là cơ sở để thành phố đầu tư phát triển hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng [139, tr. 23].

Triển khai quan điểm của Đảng bộ thành phố và Thành ủy, năm 2003, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, cảng Hải Phòng, Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải đã xây dựng Dự án chuyển tải Bến Gót - Lạch Huyện tại cảng Hải Phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu có trọng tải lớn cập cảng khu vực Hải Phòng thuận lợi. Năm 2004, Quy hoạch chi tiết cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được Chính phủ phê duyệt, đây là điều kiện pháp lý cần thiết và quan trọng cho quá trình xây dựng hệ thống cảng biển Hải Phòng được triển khai.

Về vấn đề đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện và Nam Đồ Sơn phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng, ngày 4/7/2007, UBND thành phố Hải Phòng thông qua Chương trình hành động thực hiện Chương trình

83

hành động của Chính phủ về triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X, trong đó yêu cầu: Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính phối hợp đẩy nhanh tiến độ công trình cảng cửa ngõ Lạch huyện, cầu ra Cát Hải, đường sắt nối ra đảo Đình Vũ và hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng cảng Nam Đồ Sơn theo đúng kế hoạch đề ra. Đến năm 2008, các thủ tục hành chính về xây dựng cảng quốc tế Hải Phòng giai đoạn 1 hoàn tất, chuẩn bị bước vào giai đoạn triển khai. Năm 2009, UBND thành phố đã thông qua các kế hoạch, giải pháp về nâng cấp, hiện đại hóa toàn bộ hệ thống cảng biển Hải Phòng; xác định mục tiêu, lộ trình cụ thể xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế. Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cảng biển Hải Phòng nói riêng và các hoạt động kinh tế liên quan đến cảng nói chung, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố trong thời kỳ mới.

Với vị trí địa lý thuận lợi và là nơi có mạng lưới dịch vụ hàng hải lớn của đất nước, Hải Phòng đã và đang tạo uy tín trên thị trường cảng biển thế giới về năng lực hệ thống cảng biển. Việc hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh, duy trì, phát triển các mối quan hệ đối ngoại, tăng cường tiếp thị, tìm kiếm thông tin thị trường cho khối cảng…đã đưa bạn hàng đến với Hải Phòng ngày càng nhiều hơn, mật độ tàu hàng có mặt tại cảng biển Hải Phòng cũng ngày một dày lên.

Để tiếp tục tạo sự thông thoáng cho hoạt động của cảng, UBND thành phố chỉ đạo Cảng vụ Hải Phòng1

phối hợp với các cơ quan liên quan như Biên phòng cửa khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Hải Phòng, Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế chủ trì, điều hành và phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành giải quyết những vướng mắc, rà soát các văn bản pháp luật không phù hợp, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi. Tiếp đó, UBND thành phố ra Quyết định số 567/QĐ - UB về cải cách hành chính cửa khẩu cảng theo cơ chế “một cửa”; ngày 24/5/2010, UBND thành phố ra Công văn số 2905/UBND về công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng đảm bảo cho các hoạt động kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh khu vực

1Cảng vụ Hải Phòng là tổ chức có chức năng của thực hiện quy định về quản lý, hoạt động hàng hải tại cảng

biển khu vực Hải Phòng; kiểm tra, giám sát luồng cảng biển, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức và cá nhân tại cảng biển khu vực Hải Phòng; cấp phép, giám sát tàu biển vào ra, không cho phép tàu biển vào cảng Hải Phòng khi không đủ điều kiện về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; tổ chức tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng...

84

cảng biển Hải Phòng được thực hiện tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển của cảng và phấn đấu đưa Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển văn minh, hiện đại.

Với quyết tâm phát triển mạnh hệ thống cảng, các dự án cảng biển tại khu vực Hải Phòng lần lượt được triển khai, trong đó nhiều dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác như: Dự án nâng cấp, mở rộng bến container Chùa Vẽ gồm 5 cầu tàu, dự án xây dựng cảng Đình Vũ gồm 7 cầu tàu cho tàu 2 vạn tấn, cùng nhiều dự án phát triển cảng có quy mô khác nhau của các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng [53, tr. 252]. Hầu hết cảng biển mới xây dựng đều có xu hướng tiến dần ra biển thay cho các cảng hiện hữu nằm sâu trong nội đô, góp phần nâng cao năng lực bốc xếp hàng hoá và chất lượng dịch vụ cảng.

Tính đến năm 2010, Hải Phòng là địa phương đi đầu cả nước về số cảng biển1 và doanh nghiệp khai thác, kinh doanh dịch vụ cảng2, hệ thống thiết bị bốc xếp tại các cảng hiện đại, có khả năng xếp dỡ gần 110 tấn/ngày, tăng gấp 3 lần so với năm 2005 [53, tr. 252]. Tàu trên 1 vạn tấn ra vào khá thuận lợi, chuyển tải đưa tàu trên hai vạn tấn ra vào cảng. Được xem là thị trường tiềm năng hàng đầu về hàng hải, hội tụ đủ điều kiện, tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng biển Hải Phòng góp phần làm thay đổi đáng kể tình hình vận tải biển của quốc gia và khu vực.

Sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển Hải Phòng hàng năm liên tục tăng, “năm 2008 đạt gần 30 triệu tấn; năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu chững lại, trong điều kiện đó, các cảng biển khu vực Hải Phòng vẫn đạt sản lượng 32,5 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng, vượt mức chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 trước một năm, năm 2010 đạt tới 38,4 triệu tấn” [53, tr. 252]. Sự phát triển của hệ thống cảng biển Hải Phòng đã và đang đóng góp quan trọng vào quá trình CNH, HĐH thành phố và đất nước. Hải Phòng đang trên đường phát triển mạnh để trở thành thành phố cảng văn minh, hiện đại.

Thứ hai về dịch vụ cảng và vận tải biển

Cùng với hệ thống cảng biển, trong những năm 2001 - 2010, Đảng bộ thành phố Hải Phòng rất chú ý tới việc phát triển dịch vụ cảng và vận tải biển. Đảng bộ thành

1Năm 2010, Hải Phòng có tổng số 22 cảng biển, số cảng mới được xây dựng trong 10 năm đầu của thế kỷ

XXI là 6 cảng.

2Số doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng tại Hải Phòng tính đến năm 2010 là 35 doanh nghiệp với tổng

85

phố chỉ đạo: “Chú trọng phát triển các dịch vụ kinh tế biển, mở rộng hoạt động logistics trong các lĩnh vực vận tải biển, hình thành các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cảng biển với chất lượng cao, đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài” [114, tr. 108].

Triển khai quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ, UBND thành phố và các ban, ngành liên quan đã tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dịch vụ hàng hải đặc biệt phát triển, như: 1- Mở rộng, phát triển hệ thống đại lý giao nhận hàng hóa, ngân hàng, dịch vụ phục vụ sinh hoạt của các thuyền viên đối với tàu ra vào cảng; 2- Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển đội tàu quốc gia bằng cách xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ hoạt động hàng hải, tài chính, công nghệ thông tin, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng; 3- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hàng hải để các doanh nghiệp hình thành và phát triển một cách bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Những năm 2001 - 2005, được sự đầu tư của Chính phủ và thành phố, các Công ty Vận tải biển trên địa bàn Hải Phòng có bước phát triển mới, dịch vụ vận tải biển phát triển nhanh chóng, sôi động với nhiều loại hình, phương tiện vận tải hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận tải trong và ngoài nước. Hoạt động chính của vận tải biển ở Hải Phòng là dịch vụ vận tải hàng hoá, năm 2003 riêng lĩnh vực vận tải địa phương có 9 tàu với tổng trọng tải 10.099 tấn, trong đó có 4 tàu trọng tải 20.000 tấn hoạt động trên tuyến đường biển chủ yếu từ Hải Phòng đi các nước Đông Nam Á như Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc [116]. Các hoạt động của cảng biển và vận tải biển có sự đóng góp không nhỏ vào sự chuyển biến của kinh tế - xã hội thành phố. Do vậy, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ có liên quan các cảng biển, vận tải biển Hải Phòng đã trở thành mục tiêu phấn đấu và giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Để tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố về phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam, mở rộng nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh.Tháng 7/2006, UBND thành phố phê duyệt đề nghị của cảng Hải Phòng, khai trương tuyến vận tải container Hải Phòng - Thành phố Hồ Chí Minh - Singapore. Đây là tuyến container hàng hoá vận chuyển nội địa giữa hai cảng lớn nhất Việt Nam kết nối phục vụ hàng xuất nhập khẩu với cảng quốc tế Singapore.

86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Vận tải Biển Đông là hãng vận tải có thị phần chiếm 20% trong số 16 hãng quốc tế, hoạt động trên tuyến Việt Nam - Thái Lan trở thành doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên của Việt Nam mở tuyến vận chuyển Singapore quốc tế, tạo ra cơ hội mới cho Hải Phòng trong việc cung cấp dịch vụ vận chuyển thông qua cảng trung chuyển quốc tế Singapore, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với châu Âu, Nam Á và các khu vực khác trên thế giới [53, tr. 254].

Những năm 2006 - 2007, đội tàu biển Hải Phòng không ngừng tăng lên về số lượng, xuất hiện nhiều tàu trọng tải lớn, tàu chuyên dụng container, bổ sung nhiều tàu đóng mới, hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong vận tải biển. Trên thực tiễn, vận tải biển phát triển không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho thành phố và quốc gia mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

Với quyết tâm đưa Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn nhất Việt Nam, ngày 01/10/2008, Ban Thường vụ Thành ủy ra Nghị quyết số 22 - NQ/TU về chủ trương, giải pháp đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, phục vụ hoạt động của các cảng biển Hải Phòng đến năm 2010 - 2020, trong đó chỉ rõ: “Phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ hệ thống cảng biển một cách mạnh mẽ, toàn diện, bền vững nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, phù hợp với xu thế phát triển, xu thế hội nhập của đất nước” [130]. Thành ủy đã bổ sung một số giải pháp quan trọng phát triển vận tải biển, như: Phát triển đồng bộ, theo cơ cấu hợp lý đội tàu viễn dương gắn với nhu cầu vận chuyển; kết hợp các hình thức thuê theo định hạn hoặc cho thuê tàu trần nhằm tăng thị phần chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu; phát triển dịch vụ vận tải liên hoàn, bao gồm vận tải biển - vận tải đường thủy nội địa; phát triển các dịch vụ logictic theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ ra nước ngoài.

Từ năm 2001 đến năm 2010, số lượng tàu biển đăng ký tại Hải Phòng lên tới 758 tàu, với tổng trọng tải 2.104.815 tấn. Đội tàu biển trên địa bàn Hải Phòng (của cả Trung ương và địa phương) chiếm tỷ trọng gần 50% về phương tiện và 40% về khối lượng hàng hoá vận tải so với cả nước [136, tr. 180]. Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất của vận tải biển giai đoạn 2001- 2005 là 14,31%; giai đoạn 2006 - 2010 là 33,29% [35]. Những kết quả đó khẳng định trong tuyến hành lang biển phía Bắc, Hải Phòng là trọng điểm giao thông vận tải biển có ý nghĩa của vùng và là cửa chính

87

ra biển của các tỉnh Bắc Bộ. Năng lực vận tải được tăng cường ở cả đường biển, đường bộ, đường sông, đặc biệt là đường biển nên khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đều tăng qua các năm. Đây là tiền đề đưa Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải lớn nhất Việt Nam.

2.2.2. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá lại tiềm năng, lợi thế của thành phố để mở rộng phát triển kinh tế biển, những năm đầu thế kỷ XXI, sau kinh tế hàng hải, Đảng bộ thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo, định hướng đầu tư mạnh vào lĩnh vực xây dựng, phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và đô thị ven biển, thực hiện mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành trung tâm đô thị cấp quốc gia, cửa chính ra biển và là trung công nghiệp, dịch vụ, du lịch của miền Bắc. Ngày 8/2/2002, UBND thành phố Hải Phòng ra Quyết định số 369 - QĐ/UB về Một số chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hải Phòng, trong đó có chính sách áp dụng cho các dự án vào khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị ven biển Hải Phòng như:

- Ưu đãi về giá thuê đất và miễn thuế đất tới 15 năm đối với các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất.

- UBND thành phố sẽ chịu trách nhiệm đào tạo lao động đạt tiêu chuẩn tay nghề bậc 2 cho các dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư tại các cơ sở đào tạo nghề của thành phố. Trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo lao động sẽ được hỗ trợ kinh phí tới mức 30% chi phí đào tạo. Áp dụng chính sách một giá, trong đó có giá nước sạch, nước thô, phí thu gom rác, phí xây dựng và các phí thuộc thẩm quyền quyết định của thành phố, áp dụng thống nhất một giá cho các doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Hỗ trợ kinh phí các chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự án... [119, tr. 634]. Ngoài ra, để các khu công nghiệp, khu chế xuất Hải Phòng đi vào hoạt động nhanh chóng, hiệu quả, UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cản trở việc thu hút đầu tư, nhanh chóng thực hiện cơ

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 85)