Phát triển du lịch biển và kinh tế đảo

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 99)

- Phát triển du lịch biển

Triển khai Nghị quyết của Đảng bộ thành phố lần thứ XII về phát triển du lịch, Hội nghị Thành ủy lần thứ XIV (mở rộng, 9/2003), chỉ đạo: “Nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, vui chơi tăng sức hấp dẫn, nâng cao chất lượng phục vụ chu đáo, lịch sự, văn minh đáp ứng yêu cầu của khách; tăng tỷ trọng khách nghỉ dưỡng, thời gian lưu trú và chỉ tiêu khách. Nối tua kết hợp du lịch biển với văn hoá, với các ngành kinh tế biển khác” [ 117, tr. 155].

Thực hiện quan điểm chỉ đạo, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược phát triển du lịch được triển khai. Thành phố tăng cường đầu tư những dự án có quy mô lớn như đường du lịch Cát Bà; dự án trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hải Phòng; dự án xây dựng Hệ thống cấp nước sạch Cát Bà; dự án Trung tâm hỗ trợ các sản phẩm làng nghề và quảng bá du lịch...Hai tuyến du lịch Hải Phòng - Cát Bà và Hải Phòng - Đồ Sơn được khai thác mạnh nhất. Số lượng khách đến Đồ Sơn và Cát Bà chiếm 2/3 tổng số lượt khách đến Hải Phòng [117, tr. 155].

97

Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới đã tạo thêm sức hấp dẫn cho du lịch Hải Phòng, đặc biệt thu hút khách du lịch quốc tế.

Trong phương hướng phát triển đến năm 2010, thực hiện chủ trương của Đảng bộ thành phố, ngành Du lịch Hải Phòng xác định: Phấn đấu những năm đầu của thế kỷ XXI, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược CNH, HĐH của thành phố. Phát triển du lịch thành ngành công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Hải Phòng tương lai sẽ trở thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia, với hoạt động điển hình là du lịch sinh thái biển [119, tr 401].

Về nhiệm vụ, ngành tập trung thực hiện: Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó tập trung vào các cơ sở du lịch cao cấp, du lịch tổng hợp tại 2 trung tâm du lịch lớn Cát Bà và Đồ Sơn. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch; mở rộng hợp tác với các địa phương trong toàn quốc và quốc tế giới thiệu tiềm năng du lịch Hải Phòng...Đây là những giải pháp thiết thực không chỉ nhằm thu hút khách du lịch trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế [119, tr 402].

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương xây dựng Hải Phòng thành trung tâm đón nhận và phân phối khách quốc tế, đào tạo nhân lực, quảng bá xúc tiến du lịch... Ngày 17/1/2008, UBND ra Quyết định số 142 - QĐ/UB phê duyệt Đề án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể ngành du lịch đến năm 2020. Theo đó, các địa phương có lợi thế phát triển du lịch biển tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết các khu du lịch biển như: Quy hoạch chi tiết thị xã Đồ Sơn, Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị du lịch khu II - Đồ Sơn, Quy hoạch chi tiết thị trấn Cát Bà...làm cơ sở để thành phố đầu tư. Mặt khác, thành phố chủ động đàm phán với Hàn Quốc và ký ghi nhớ về lập quy hoạch khu du lịch Cát Bà.

Hoạt động quảng bá du lịch được quan tâm toàn diện hơn, ngành du lịch đã chủ động phối hợp biên soạn, xây dựng các tài liệu, ấn phẩm, phim ảnh về các khu, điểm, sản phẩm du lịch biển của thành phố; phối hợp với báo, đài Trung ương và địa phương định kỳ đưa tin, tổ chức các sự kiện du lịch biển hàng năm, xây dựng Website Du lịch Hải Phòng. Mở rộng hợp tác phát triển du lịch giữa Hải Phòng và một số tỉnh, thành trong nước như Hà Nội, Hà Giang, Yên Bái, vươn ra nước ngoài như Vân Nam, Quảng Tây - Trung Quốc, Pattaya Thái Lan...

98

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại hơn 1000 cán bộ, nhân viên bổ sung lực lượng lao động cho các doanh nghiệp du lịch [84]. Thành phố tiến hành đầu tư nâng cấp Trường Dạy nghề Du lịch vùng duyên hải phía Bắc và một số cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn. Xây dựng cảng du lịch chuyên dụng có khả năng đón tàu du lịch có sức chứa 1000 khách tại trung tâm thành phố. Phát triển các tuyến du lịch biển và ven biển gắn với khu vực Vịnh Hạ Long, Lan Hạ [173].

Kết quả đạt được, giai đoạn 2001 - 2005, du lịch Hải Phòng nói chung đóng góp 2,5% vào GDP thành phố; giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 11,67%/năm, đóng góp 4,5% vào GDP toàn thành phố, doanh thu du lịch Hải Phòng đạt 6% du lịch cả nước [139, tr. 88]. Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư, các yếu tố lợi thế về du lịch biển được chú trọng khai thác.

Với tiềm năng, lợi thế về biển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, Hải Phòng trở thành một trung tâm du lịch biển quốc gia, hướng tới tầm quốc tế. Du lịch biển đang trở thành ngành kinh tế góp phần quan trọng vào việc sớm đưa Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển tổng hợp mạnh của đất nước.

- Phát triển kinh tế các huyện đảo

Mặc dù, các huyện đảo ở Hải Phòng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, Đảng bộ thành phố nhận định trong thời gian qua, kinh tế đảo tiến triển chậm, mang tính tự phát theo nhu cầu mưu sinh của con người. Người dân ra đảo định cư vì sinh kế nên xuất hiện hiện tượng tận thu các loại tài nguyên trên đảo, phá rừng, khai thác hải sản quá mức. Đảo Cát Bà - Cát Hải là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhưng do chưa có định hướng quy hoạch, quản lý xây dựng không thống nhất dẫn đến phá vỡ cảnh quan du lịch. Đảo Bạch Long Vĩ, quanh đảo là một ngư trường rộng lớn, mỗi ngày có hàng trăm tàu thuyền đánh cá vào neo đậu trong Âu cảng đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhân dân huyện đảo từ việc cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá, nhưng khi có gió bão bản thân Âu cảng Bạch Long Vĩ không đảm bảo được an toàn cho tàu thuyền vào neo đậu.

Khắc phục điểm hạn chế này, bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, Đảng bộ thành phố chỉ đạo: Tăng cường đầu tư phấn đấu xây dựng Cát Bà và Bạch Long Vĩ trở thành những thành phố trên biển, thành trung tâm kinh tế biển sầm uất và

99

giàu mạnh, là cơ sở hậu cần để vươn ra khai thác tài nguyên vùng biển đặc quyền kinh tế. Các mục tiêu cụ thể:

+ Đối với Huyện đảo Cát Hải

Một là, đến năm 2010, huyện Cát Hải trở thành trung tâm du lịch - dịch vụ quan trọng của vùng, quốc gia, khu vực, trong đó đảo Cát Bà trở thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái quốc gia và quốc tế. Phát triển du lịch theo hướng vừa khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, vừa tôn tạo bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời giữ gìn bản sắc và các lễ hội văn hóa địa phương.

Hai là, phát triển dịch vụ cảng biển và vận tải biển. Quy hoạch sắp xếp lại cảng bến Bèo thành cảng du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ cảng biển để kịp thời tiếp cận và đáp ứng nhu cầu dịch vụ mới khi cảng cửa ngõ quốc tế hoàn thành.

Ba là, phát triển Cát Hải thành trung tâm dịch vụ thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ, tiếp tục duy trì ngành đánh bắt thủy sản truyền thống. Duy trì nghề cá xa bờ một cách hợp lý, cơ cấu lại lực lượng khai thác ven bờ, quy hoạch phát triển nghề chế biến thủy sản theo hướng hiện đại...

Bốn là, phấn đấu đến năm 2020, huyện đảo có hệ thống kết cấu đồng bộ, tầm quốc tế và khu vực.

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, trong phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, Huyện ủy Cát Hải cũng nêu rõ: “Cát Hải chú trọng công tác phát triển kinh tế - xã hội theo hướng khai thác tối đa tiềm năng sinh thái rừng, biển, đảo nhằm phát triển một nền kinh tế tổng hợp. Xây dựng Cát Hải thành trung tâm du lịch sinh thái mang tầm quốc tế. Đồng thời, biến Cát Hải thành trung tâm kinh tế biển phía Bắc, một đặc khu kinh tế mở” [119, tr. 138].

Từ năm 2001 đến năm 2010, được sự đầu tư của thành phố điện lưới quốc gia được đưa tới các xã của huyện đảo Cát Hải, dự án đường xuyên đảo hoàn thành vào năm 2002, dự án cấp nước cho thị trấn Cát Bà, xây dựng hệ thống giao thông thủy với 3 tuyến chính Cát Bà - Cát Hải - Hải Phòng, Cát Hải - Minh Đức; Cát Bà - Hòn Gai; xây dựng 1 cảng cá, 1 cầu cảng và 6 bến phục vụ giao thông thủy.

Những năm đầu của thế kỷ XXI, Cát Hải trở thành nơi thu hút nhiều dự án đầu tư lớn, trong đó có dự án quy hoạch khu du lịch sinh thái - thể thao biển Cát Đồn - Xuân Đám - Cát Bà với tổng số vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng, xây dựng trên

100

diện tích 104 ha [119, tr. 138]. Những dự án này được UBND thành phố phê duyệt, bắt đầu triển khai, khi các công trình này hoàn thành sẽ là cơ hội lớn cho Cát Hải phát triển mạnh về kinh tế, đồng thời góp phần vệ vững chắc vùng biển đảo phía Đông Bắc của Tổ quốc.

+ Đối với huyện đảo Bạch Long Vĩ

Do có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng về quốc phòng và an ninh nên phương hướng phát triển của huyện đảo được Đảng bộ thành phố chỉ đạo:

Một là, phát triển dịch vụ với tốc độ tăng nhanh, có chất lượng. Sau năm 2010, một số phân ngành dịch vụ phát triển vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong khu vực và quốc tế, điển hình như dịch vụ hàng hải, dầu khí, y học biển...

Hai là, chỉ duy trì những ngành công nghiệp đặc thù của huyện đảo, với quy mô nhỏ, phù hợp.

Ba là, tận dụng lợi thế đảo nuôi hải sản, phát triển nâng cao hiệu quả khai thác hải sản quanh đảo với quy mô vừa và nhỏ. Mục tiêu đến năm 2010 - 2015, đảo Bạch Long Vĩ trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển khai thác ngư trường thuộc Vịnh Bắc Bộ, với các chức năng chủ yếu: bao tiêu sản phẩm khai thác, nuôi trồng, sơ chế, bảo quản đông lạnh, xuất khẩu hải sản trực tiếp và trung chuyển, cung ứng vật tư nghề cá, khu neo đậu tránh trú bão.

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ, trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, UBND thành phố Hải Phòng xác định: những năm 2001 – 2010, các huyện đảo chuyển sang giai đoạn phát triển toàn diện, tập trung phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh khai thác, dịch vụ và nuôi trồng hải sản, từng bước mở ra các loại hình dịch vụ hàng hải, thăm dò dầu khí, du lịch…Với các giải pháp cụ thể:

Tiếp tục tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung vào các công trình trọng điểm như: đường xung quanh đảo, điện sức gió Diezen, hoàn thiện hệ thống cảng và khu neo đậu tàu, xây dựng nhà ở cho dân…

Khai thác hiệu quả các công trình, dự án đưa vào sử dụng, khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà sản xuất, kinh doanh vào đầu tư. Xây dựng đảo Bạch Long Vĩ sớm trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ, trung tâm nuôi thủy sản quý hiếm quy mô lớn…[119, tr. 129]

101

phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Bạch Long Vĩ đến năm 2010 – 2020. Tháng 12/2008, Đề án được Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thông qua, trong đó nhấn mạnh: phát triển huyện đảo trở thành trung tâm chế biến, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ; phát triển du lịch, hàng hải, tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia.

Những năm 2006 - 2010, huyện đảo Bạch Long Vĩ trở thành chỗ dựa quan trọng của tàu thuyền đánh cá trên biển của khu vực. Hàng ngày, hàng trăm lượt tàu ra vào Âu cảng trao đổi, mua bán hàng hóa, tránh gió bão. Trên khu vực tàu neo đậu, hàng trăm tàu gỗ nhỏ và thuyền nan vẫn hàng ngày làm dịch vụ hậu cần cho tàu trên biển. Ngư dân các tỉnh đến khai thác hải sản quanh đảo được đáp ứng các dịch vụ thiết yếu cần thiết ngay trên ngư trường.

Trong những năm 2001 - 2010, các huyện đảo Hải Phòng đang từng bước phát triển, các công trình công cộng được xây dựng đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, hệ thống đường giao thông du lịch được xây dựng quanh đảo Cát Bà, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão được xây dựng đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đánh cá vươn khơi. Đề án khu bảo tồn biển quanh đảo Bạch Long Vĩ, quy chế quản lý, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản quanh đảo Bạch Long Vĩ được xây dựng.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhìn chung, trong những năm 2001 - 2010, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng chịu sự tác động mạnh của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, có nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thách thức. Trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển giai đoạn 1996 - 2000, bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, với quyết tâm “phát triển mạnh kinh tế biển”, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế biển và nâng lên tầm chiến lược. Đây là bước phát triển vượt bậc trong nhận thức, tư duy của Đảng bộ thành phố về kinh tế biển. Việc xây dựng thành công chiến lược phát triển kinh tế biển với các mục tiêu, phương hướng, giải pháp toàn diện, chuyên sâu, phát triển đầy đủ các ngành nghề kinh tế biển, sắp xếp lại theo thứ tự ưu tiên hợp lý, định hướng đầu tư mạnh vào một số lĩnh vực quan trọng… đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế biển thành phố phát triển.

102

Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành kinh tế biển, Đảng bộ thành phố chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn công tác quy hoạch, xây dựng đề án, kế hoạch và quá trình thực hiện phát triển kinh tế biển của các cơ quan, sở, ban, ngành trên tất cả các lĩnh vực. Để vận dụng Nghị quyết của Trung ương vào điều kiện thực tiễn địa phương một cách sát hợp, hiệu quả, Đảng bộ thành phố luôn có sự rà soát các nghị quyết đã ban hành, tổng kết quá trình thực hiện, đánh giá kết quả đạt được, nhận thức rõ hạn chế, tồn tại, từ đó có những bổ sung, điều chỉnh tương đối kịp thời.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố, trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI (2001 – 2010), UBND thành phố đã xây dựng thành công Đề án phát triển kinh tế biển Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Bên cạnh đó, các quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển các ngành kinh tế biển được từng bước thực hiện; các sở, ban, ngành triển khai các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể; nhờ đó, kinh tế biển Hải Phòng thời kỳ này có những bước phát triển mang tính đột phá: Cảng biển được nâng cấp, cải tạo và chuẩn bị bắt đầu bước vào giai đoạn triển

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)