Phát triển công nghiệp đóng tàu

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 54)

Những năm đầu của quá trình CNH, HĐH, triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp lại sản xuất, Sở Công nghiệp Hải Phòng xây dựng chương trình hành động của ngành công nghiệp đóng tàu biển theo hướng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực đóng, sửa chữa tàu biển tiến tới tổ chức lại và hiện đại hóa một bước ngành đóng mới và sửa chữa tàu biển; phát triển ngành công nghiệp đóng tàu theo hướng tập trung quy mô lớn, bước đầu có sự phân công.

52

Để nâng cao khả năng đóng mới, UBND thành phố cử Giám đốc Sở Công nghiệp Hải Phòng đại diện thành phố tham gia thành viên Ban chỉ đạo đóng tàu biển có trọng tải lớn của Bộ Giao thông Vận tải, đóng tàu 6.500 DWT tại Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, đồng thời thực hiện tăng cường đầu tư cho các cơ sở đóng tàu trên địa bàn thành phố. Thành phố phối hợp với các bộ ngành Trung ương, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam xây dựng quy hoạch ngành đóng và sửa chữa tàu thuyền trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2010 như là một bộ phận quan trọng của Quy hoạch phát triển đến năm 2010 của công nghiệp thành phốvà ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. UBND thành phố và Sở Công nghiệp tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch vùng phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy trên địa bàn. Năm 1999, công tác chuẩn bị cho nhà máy đóng tàu cỡ lớn đầu tiên đi vào hoạt động hoàn tất (đóng tàu 6.500 DWT) [113], sự kiện này mở ra một thời kỳ phát triển mới cho công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng.

Tổng kết quá trình thực hiện Chỉ thị 20 - CT/TW, Thành ủy Hải Phòng khẳng định sự phát triển của ngành đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng đã củng cố thêm vị trí Hải Phòng là một trung tâm đóng và sửa chữa tàu của cả nước, hầu hết các đơn vị đóng tàu ở Hải Phòng được phục hồi, đi vào hoạt động ổn định. Đồng thời, Thành ủy kiến nghị với Trung ương cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngành đóng tàu Hải Phòng phát triển, cụ thể là cho dãn thời gian hoàn trả vốn vay tín dụng để thúc đẩy đầu tư, trang thiết bị đóng mới và sửa chữa tàu biển.

Được sự quan tâm của Trung ương và thành phố, ngành đóng tàu Hải Phòng sau thời gian suy giảm đã bắt đầu có sự tăng trưởng, tăng tỷ trọng công nghiệp đóng tàu gia tăng trong toàn bộ cơ cấu công nghiệp của thành phố. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển thành phố, những con tàu lớn ra đời ngày càng nhiều trên mảnh đất này, những cái tên Bạch Đằng, Sông Cấm, Bến Kiền, Phà Rừng, Nam Triệu… những đơn vị mạnh của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam trở nên quen thuộc với nhân dân thành phố và ngành vận tải biển quốc tế, đóng góp quan trọng vào vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho lực lượng lớn lao động sinh sống trên địa bàn.

Tuy nhiên, vào những năm cuối của thế kỷ XX, quá trình phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển Hải Phòng cũng bộc lộ một số hạn chế như: Sự phối kết hợp giữa các đơn vị đóng tàu Trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố trong

53

hoạt động sản xuất chưa chặt chẽ nên thiếu sự đồng bộ giữa các cơ sở đóng tàu trên địa bàn. Nhiều nhà máy của địa phương sản xuất thiếu ổn định, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên được Đảng bộ thành phố nhận định là do công tác chỉ đạo quản lý ngành, kiểm tra giám sát chưa tốt; quản lý, kiểm tra cấp phép đóng tàu và đăng kiểm còn chưa nghiêm nên có tình trạng đóng tàu không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thấp ở những đơn vị đóng tàu nhỏ của tư nhân [114, tr. 21]. .

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 54)