Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 67)

đề cần thiết.

Ngày 9/02/2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X thông qua Nghị quyết số 09- NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó chỉ rõ: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng biển, tạo ra tốc độ phát triển nhanh...với tầm nhìn dài hạn”[5, tr. 38]. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, lần đầu tiên được bàn bạc ở tầm cao, thể hiện tầm nhìn chiến lược, điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế của quá trình phát triển đất nước và quan trọng hơn đây là một quyết tâm chính trị rõ ràng nhằm đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển và kinh tế biển đảo.

Điểm đặc biệt của Nghị quyết 09 - NQ/TW là ở chỗ, Nghị quyết khẳng định: Vùng biển phía Bắc nói chung và Hải Phòng nói riêng cần được chú ý đầu tư để có thể làm đối trọng với thị trường khu vực, đồng thời khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lực của vùng như cảng biển, vận tải biển, du lịch và dịch vụ hàng không. Theo đó: “Hải Phòng, Quảng Ninh phải trở thành trung tâm kinh tế mạnh, nòng cốt là cảng biển, công nghiệp và du lịch biển, làm đầu tàu lôi kéo cả vùng phát triển”[5, tr. 40]. “Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường” [5, tr. 40].

Các quan điểm, chủ trương trên đây của Đảng có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế biển, đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới đối với Việt Nam nói chung, các tỉnh, thành phố ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng nói riêng. Phát triển kinh tế biển trở thành yêu cầu bức thiết để xây dựng, bảo vệ thành phố và đất nước trong thời kỳ mới.

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về phát triển kinh tế biển kinh tế biển

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Trung ương, xuất phát từ yêu cầu phát triển mới của thành phố và đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đưa ra quan điểm: “Đẩy nhanh quá trình xây dựng Hải Phòng thành thành phố cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thủy sản miền Bắc...”[114, tr. 19]. Phương hướng là: “Phát triển mạnh kinh

65

tế biển, công nghiệp, dịch vụ, kinh tế hướng vào xuất khẩu...”[114, tr. 20], thực hiện tốt vai trò động lực phát triển kinh tế của vùng và cả nước.

Để phát triển kinh tế biển, Đại hội đã thảo luận xây dựng một chương trình riêng về lãnh đạo phát triển kinh tế biển, với mục tiêu cụ thể là “xây dựng Hải Phòng trở thành một đô thị trung tâm cấp quốc gia, cửa chính ra biển, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thủy sản miền Bắc, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, làm sống động nền kinh tế” [114, tr. 21]. Đây là một nội dung mới của kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố lần này.

Như vậy, cùng với nhận định phải phát triển mạnh kinh tế biển, việc Đảng bộ thành phố Hải Phòng thông qua chương trình riêng lãnh đạo phát triển kinh tế biển và khẳng định mục tiêu phấn đấu xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng hiện đại, trung tâm công nghiệp, đô thị cấp quốc gia là một chuyển biến mới trong tư duy, nhận thức về kinh tế biển. Những chủ trương, quan điểm và nội dung chương trình phát triển kinh tế biển mà Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII đề ra là một sự bổ sung quan trọng vào đường lối phát triển kinh tế biển của Đảng bộ Hải Phòng trước yêu cầu mới. Có thể thấy, sau cảng biển - dịch vụ cảng, việc định hướng xây dựng Hải Phòng trở thành một trung tâm công nghiệp, đô thị cấp quốc gia là một điều chỉnh lớn trong chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố thời kỳ 2001 - 2005.

Về nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế biển, Đảng bộ thành phố xác định tập trung vào một số hướng chính mang tính đột phá như:

Một là phát triển kinh tế hàng hải

Tích cực triển khai dự án mở luồng mới cho tàu có trọng tải lớn một vạn tấn trở lên vào cảng Hải Phòng; xây dựng, nâng cấp cảng, nghiên cứu các điều kiện xây dựng cảng nước sâu ở Nam Đồ Sơn; đẩy mạnh hoạt động dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu; thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển cảng biển” [114, tr. 21].

Thực tế cảng biển Hải Phòng không chỉ là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước, mà cảng còn được đặt tại một trung tâm công nghiệp, thương mại lâu đời. Do đó, hoạt động của cảng là cơ sở cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế dịch vụ, thương mại, các khu công nghiệp. Trong điều kiện thực tiễn của Hải Phòng, chủ trương xây dựng cảng nước sâu, thu hút vốn đầu tư

66

nước ngoài đẩy nhanh tiến độ phủ kín các khu công nghiệp là một định hướng giải pháp đúng đắn. Việc thu hút các tập đoàn kinh tế nước ngoài vào đầu tư sẽ góp phần làm cho hệ thống cảng biển Hải Phòng nhanh chóng hoàn thiện, hiện đại xứng đáng với truyền thống lịch sử của cảng, đáp ứng nhu cầu phát triển mang tầm vóc quốc gia, khu vực và quốc tế. Mặt khác, với tầm ảnh hưởng của các tập đoàn kinh tế quốc tế, các cảng biển, khu công nghiệp ven biển sẽ thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư đến với Hải Phòng, Hải Phòng sẽ nhanh chóng trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thương mại và vận tải biển lớn của Việt Nam như mục tiêu đã đề ra.

Cùng với sự phát triển của hệ thống cảng biển, yêu cầu đặt ra đối với các hoạt động dịch vụ cảng biển phải không ngừng mở rộng, phát triển, hiện đại. Tuy nhiên, đánh giá về hoạt động của dịch vụ cảng biển Hải Phòngtrong những năm 1996 - 2000, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII nêu rõ: sức cạnh tranh của các dịch vụ liên quan đến hoạt động của cảng Hải Phòng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, một số dịch vụ không có tính chất bắt buộc như vận tải biển (cả hàng xuất và hàng nhập) chủ hàng không lựa chọn chủ tàu Việt Nam; nhiều dịch vụ cung ứng hàng hoá cho tàu qua cảng không được thực hiện tại thành phố; các dịch vụ liên quan như bảo hiểm, thương mại, du lịch, đại lý vận tải và các loại hình dịch vụ tiên tiến phát triển chậm, nhất là dịch vụ logistic; các doanh nghiệp dịch vụ phần lớn có quy mô nhỏ bé, chưa xây dựng được thương hiệu, còn thiếu chiến lược kinh doanh, nặng về cạnh tranh bằng giá cả... Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó là chưa có quy hoạch tổng thể, mang tính chiến lược đối với các hoạt động dịch vụ của cảng biển trên địa bàn thành phố. Công tác quản lý nhà nước đối với các dịch vụ còn nhiều bất cập, chưa bao quát đầy đủ mọi lĩnh vực; chưa có sự chỉ đạo cụ thể các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xây dựng chương trình, dự án với quy mô, tầm cỡ tương xứng. Sự phối hợp giữa các bộ ngành Trung ương và địa phương, các tỉnh bạn chưa chặt chẽ, thường xuyên. Bởi vậy, giải pháp khắc phục tình trạng này được Đại hội Đảng bộ thành phố đưa ra là “chú trọng những ngành dịch vụ có lợi thế, trước hết là hiện đại hóa dịch vụ cảng, hàng hải, vận tải thủy” [114, tr. 26]. Phải khẳng định rằng, trong điều kiện thực tiễn của Hải Phòng, những tổng kết, đánh giá của Đảng bộ thành phố về hoạt động dịch vụ cảng biển Hải Phòng và những giải pháp đề ra có ý

67

nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách quản lý, các kế hoạch đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ cảng biển phát triển.

Hai là xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp và đô thị ven biển

Với nhận định các khu kinh tế, khu công nghiệp là khu vực có toạ độ phát triển mạnh, lan toả rộng, một cứ điểm thực thi hiệu quả Chiến lược biển, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu “mạnh về biển, giàu từ biển”. Các khu kinh tế, khu công nghiệp có vai trò quyết định trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng, của đất nước, tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một trung tâm công nghiệp, đô thị cấp quốc gia, đồng thời là tuyến hành lang bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Bởi vậy, trong những năm 2001 - 2010, Đảng bộ thành phố chủ trương “đẩy nhanh tiến độ phủ kín các khu công nghiệp” [114, tr. 21] đã được quy hoạch, đồng thời nghiên cứu xây dựng quy hoạch những khu công nghiệp mới theo xu thế hướng ra phía biển.

Xét dưới góc độ cạnh tranh quốc tế, các khu kinh tế, khu công nghiệp và đô thị ven biển là nơi tập trung chủ yếu các hoạt động kinh tế, có cơ sở vật chất và thể chế phát triển, các doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhờ các ưu thế về công nghệ, thông tin, sức hút và sự lan tỏa ra bên ngoài của các khu công nghiệp. Trong một quốc gia, một trung tâm kinh tế biển mạnh sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực tới các vùng ngoại vi và các trung tâm liên quan. Trên khía cạnh phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tài chính, đầu tư, thị trường…các tác động tích cực sẽ vượt trội nếu có chính sách quốc gia hợp lý, các địa phương tổ chức thực hiện tốt.

Do vậy, cùng với khẳng định phải phát triển mạnh kinh tế biển, việc Đảng bộ thành phố Hải Phòng xác định đúng vai trò quan trọng của cảng và các khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị ven biển sẽ tạo ra hướng phát triển mới cho kinh tế biển Hải Phòng trong thế kỷ XXI.

Bên cạnh đó, với các ngành kinh tế biển khác Đảng bộ thành phố chủ trương:

Phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu

Trước hết đối với các cơ sở đóng tàu của Nhà nước, Đảng bộ thành phố chỉ rõ: Tạo môi trường thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn đầu tư đổi mới các khâu công nghệ cơ bản

68

của ngành, hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty hiện đại. Đối với các doanh nghiệp đóng tàu địa phương, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII (2001) xác định: “Đẩy mạnh đầu tư vốn, nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa tàu thủy, nhất là những tàu có trọng tải lớn trên 1 vạn tấn, đạt chuẩn quốc tế” [114, tr. 24]. Vì ngành công nghiệp đóng tàu phụ thuộc nhiều vào thương mại thế giới, tình hình lên xuống của thị trường nên “hướng phát triển ngành đóng tàu là đa dạng hoá kinh doanh”, mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển công nghệ đóng tàu hướng nhanh đến khả năng thiết kế, chế tạo các loại tàu tiết kiệm nhiên liệu và công nghệ cao…

Phát triển kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Để tạo bước tăng trưởng đột phá của ngành, mục tiêu Đảng bộ thành phố đề ra trong 5 năm 2001 - 2005 là: “Phát triển Hải Phòng thành một trung tâm nghề cá thương mại phục vụ cho nhu cầu thuỷ hải sản của các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt Thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp và các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng thời, Hải Phòng phải trở thành trung tâm chế biến, nuôi bán hàng thuỷ sản có giá trị gia tăng cao, trung tâm lưu giữ, bảo quản thành phẩm xuất khẩu khu vực phía Bắc và Bắc miền Trung”[89, tr. 100].

Định hướng phát triển này được xác định dựa trên điều kiện thực tiễn Hải Phòng là nơi hiện có những cơ sở cảng, bến trú đậu tàu thuyền được xây dựng quy mô hiện đại. Hải Phòng là điểm giao lưu truyền thống nghề khai thác hải sản trên Vịnh Bắc Bộ của tất cả các tỉnh ven biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và nhiều đoàn tàu của các tỉnh Nam Trung Bộ. Hải Phòng còn là đầu mối giao thông đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường sông thuận lợi với hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung, là nút của những tuyến đường trọng điểm. Với lợi thế này, Hải Phòng là nơi tập kết mọi loại hàng thuỷ hải sản từ tươi sống đến đã chế biến để từ đây phân phối đến những địa điểm tiêu thụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về phương hướng: “Phát triển mạnh cả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, dịch vụ tổng hợp, trong đó tập trung cao cho nuôi trồng và đánh bắt xa bờ; xây dựng Hải Phòng thành trung tâm dịch vụ về giống, thức ăn, khoa học - công nghệ, chế biến xuất khẩu của miền Bắc, đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố” [114, tr. 28].

69

Tăng cường đầu tư phát triển du lịch biển

Nâng lên một bước so với yêu cầu phát triển của thời kỳ trước, Đảng bộ thành phố khẳng định: “Mở rộng các loại hình và sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái biển, du lịch văn hóa...khai thác tốt tuyến du lịch Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long. Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng các điểm du lịch theo tuyến, các công trình du lịch và vui chơi, giải trí...Phấn đấu xây dựng Cát Bà, Đồ Sơn thành trung tâm du lịch lớn của đất nước”[114, tr. 26].

Thực tiễn cho thấy, những quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển kinh tế biển của Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XII đã mang lại hiệu quả rất khả quan, kiểm điểm hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khoá XII, Hội nghị Thành uỷ Hải Phòng lần thứ 14 khoá XII (9/2003), đánh giá: Kinh tế biển có diện mạo mới, tạo ra sức phát triển mạnh mẽ, năng động hơn và “đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn cho sự tăng trưởng kinh tế chung”. “Nhận thức đầy đủ hơn về vai trò tiềm năng của kinh tế biển đối với sự phát triển của thành phố. Nhiều ngành được tập trung đầu tư, có bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng, tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ cảng biển, xây dựng các khu công nghiệp ven biển, đóng mới và sửa chữa tàu biển, các phương tiện nổi, thuỷ sản, du lịch biển đảo…”[117, tr. 14-15].

Tuy nhiên, để kinh tế biển có những đột phá lớn trong bối cảnh đất nước, khu vực và thế giới đang hướng mạnh ra biển với những chiến lược phát triển quy mô, hiện đại, Hải Phòng cần phải có những định hướng phát triển mang tầm chiến lược, cần phải xây dựng được một chiến lược phát triển kinh tế biển khoa học, hợp lý. Đáp ứng yêu cầu trên, Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIII (2005) xác định: Nhiệm vụ cơ bản đặt ra hiện nay là “phát triển mạnh kinh tế biển, thực hiện vai trò là trọng điểm phát triển kinh tế biển, nâng cao đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Xây dựng quy hoạch, chiến lược kinh tế biển của Hải Phòng gắn với quy hoạch phát triển chung của các tỉnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ, quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Hồng và chiến lược biển Đông. Chú ý nâng cao chất lượng ngành nghề biển, đặc biệt phát triển các ngành mũi nhọn như cảng biển và kinh tế hàng hải, nuôi trồng hải sản, du lịch biển đảo”[123, tr. 162-163].

70

Thực tế, đối với những quốc gia có kinh tế biển phát triển, họ đều đã xây dựng chiến lược biển và chiến lược phát triển kinh tế biển từ nhiều năm trước, công tác quy hoạch của quốc gia được thực hiện từ rất sớm mở đường cho các chương trình, kế hoạch phát triển lâu dài của các địa phương ven biển, điển hình là Trung

Một phần của tài liệu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 67)