Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn tôm trên địa bàn nghệ an (Trang 63)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

3.2.2.1. Phân tích nhân tố các thành phần ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm thức ăn cho tôm

Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha, phần này phân tích nhân tố khám phá nhằm kiểm định độ giá trị của thang đo. Giá trị này nhằm xem xét các biến trong bộ thang đo có thực sự hình thành các nhân tố của mô hình nghiên cứu hay không.

Đầu tiên, thực hiện hai kiểm định là “KMO and Bartlett’s Test”. Kết quả chứng tỏ là việc sử dụng phân tích nhân tố trong trường hợp là thích hợp (0,5 < KMO < 1) và Sig < 0,05. Phân tích nhân tố cho tất cả mọi biến trong mô hình được thực hiện với phương pháp rút trích nhân tố và phương pháp xoay là “Varimax”, cho phép xoay vuông góc được lựa chọn nhằm mục đích tối đa % phương sai của biến quan sát ban đầu và làm gọn các biến quan sát. Còn tiêu chuẩn rút trích là Eigenvalue > 1 nhằm đảm bảo mỗi nhân tố hình thành có thể giải thích tối thiểu biến thiên trọn vẹn của một biến quan sát.

Tiêu chuẩn chọn biến cho nhân tố đảm bảo một số điều kiện

- Đảm bảo hệ số trích phương sai trong tổng thể các biến (Communality) > 0.50 - Hệ số tải lên nhân tố chính > 0,50 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

- Tối thiếu các biến có hệ số tải chéo lên nhiều nhân tố (khoảng cách độ lớn của hệ số tải giữa hai nhân tố < 0,30) (Nguyễn Đinh Tho, 2010)

Tuy nhiên, việc xác định biến loại bỏ hay không còn phụ thuộc vào mức ý nghĩa của biến quan sát đó trong mô hình, số biến trong cùng một cấu trúc tiềm ẩn nhằm đảm bảo các cấu trúc biến tiềm ẩn sau khi hình thành có ý nghĩa về mặt thực tiễn và khái niệm lý thuyết (Hair và ctg, 2010)

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy có 5 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.036 và phương sai trích được là 76,371%, chỉ số KMO là 0,827 (phụ lục 3). Vì vậy việc phân tích nhân tố là phù hợp và phương sai trích đạt yêu cầu > 50%. Các biến đều có trọng số đạt yêu cầu ( > 0,50). Như vậy, khi loại các biến không hợp lệ thang đo đã đạt yêu cầu, biến quan sát của thang đo này sẽ được sử dụng để phân tích hồi quy tương quan tiếp theo.

Bảng 3.7. Kết quả phân tích EFA của biến độc lập Component Matrixa

Component

1 2 3 4 5

Thuc an tom X co uy tin tren thi truong trong nhieu nam qua

.871

Thuc an tom X co thuong hieu (logo) co the nhan biet mot cach de dang

.823

khi noi den thuc an tom X toi biet ngay san pham thuc an do do cong ty nao san xuat

.886

thuc an tom X duoc nhieu nguoi tin dung va su dung rong rai

.802

thuc an tom X co muc gia ca hop ly .769

thuc an tom X phan loai gia ca cac san pham ro rang .855

thuc an tom X co nhieu loai gia de lua chon .645 thuc an tom X co cac san pham da dang va mau ma dep .670

thuc an tom X dam bao chat luong va do an toan sinh hoc cao

.831

thuc an tom X co he so chuyen doi thuc an thap .872 thuc an tom X co muc do gay o nhiem moi truong thap .569 co nhieu phuong thuc thanh toan tien loi .824

co su ho tro cua phuong thuc tin dung ngan hang .700 cho no tin chap khong can bao lanh ngan hang .718 thuc an tom X co mang luoi giao dich rong .858 toi de dang mua thuc a tom o dai ly gan nhat .823 co day du cac kich co phu hop cho nhu cau nuoi tom

cua khach hang

.679

thuc an tom X co nhieu chuong trinh khuyen mai .597

thuc an tom X co uu dai cho khach hang can thiet .763 thuc an tom X duoc quang cao rong rai tren thi truong .748

thuc an tom X co gia ca minh bach de kiem tra so sanh .734 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Variance (%) 36,88 13,8 11,18 9,577 4,31

Như vậy mô hình nghiên cứu ban đầu qua kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, tác giả đã rút ra được nhóm nhân tố được đưa ra gồm các nhân tố sau:

Thương hiệu của công ty: Bao gồm: thức ăn tôm X có uy tín trên thị trường qua nhiều năm; thức ăn tôm X có thương hiệu có thể nhận biết một cách dễ dàng; khi noi đến thức ăn tôm X tôi biết ngay sản phẩm thức ăn đó do công ty nào sản xuất; thức ăn tôm X được nhiều người tin dùng và sử dụng rộng rãi; có nhiều phương thức thanh toán tiện lợi; có sự hỗ trợ của phương thức tín dụng ngân hàng; cho nợ tín chấp không cần bảo lãnh ngân hàng; thức ăn tôm X có mạng lưới giao dịch rộng; tôi dễ dàng mua thức ăn tôm ở đại lý gần nhất; thức ăn tôm X có ưu đãi cho khách hàng cần thiết; thức ăn tôm X được quảng cáo rộng rãi trên thị trường.

Chất lượng thức ăn cho tôm: Bao gồm các mục: thức ăn tôm X có các sản

phẩm đa dạng và mẫu mã đẹp; thức ăn tôm X đảm bảo chất lượng và độ an toàn sinh học cao; thức ăn tôm X có hệ số chuyển đổi thức ăn thấp; thức ăn tôm X có mức độ gây ô nhiễm môi trường thấp.

Giá cả của sản phẩm: bao gồm: thức ăn tôm X có mức giá cả hợp lý; thức ăn

tôm X phân loại giá cả các sản phẩm rõ ràng.

Sự thuận lợi: bao gồm các mục: có đầy đủ các kích cỡ phù hợp cho nhu cầu

nuôi tôm của khách hàng và thức ăn tôm có nhiều chương trình khuyến mại.

Sự tin cậy. Bao gồm: thức ăn tôm X có giá cả minh bạch để kiểm tra so sánh và

thức ăn tôm X có nhiều loại giá để lựa chọn.

3.2.2.2. Phân tích EFA cho thang đo quyết định mua

Đối với thang đo mức lựa chọn của khách hàng về sản phẩm thức ăn tôm, EFA trích được gom vào một yếu tố tại Eigenvalues là 2.903 và chỉ số KMO là 0.791.

Kết quả cho thấy nhân tố mức độ lựa chọn có 4 chỉ báo (QD1, QD2, QD3, QD4) nhóm thành một nhân tố duy nhất với hệ số KMO có giá trị 0.791. Với số liệu này cho thấy dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá .Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, tổng phương sai trích = 72,587% > 50%. Vậy thang đo vẫn được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 3.8. Kết quả EFA cho thang đo quyết định mua

Biến quan sát

hệ số tải nhân tố

1 anh (chị) sẽ quyết định mua sản phẩm thức ăn tôm X .822 sản phẩm tôm X là quyết định mua đầu tiên của anh (chị) .835 nhìn chung anh (chị) sẽ quyết định mua sản phẩm thức ăn tôm X .927 anh chị cho rằng sản phẩm thức ăn tôm X là quyết định mua của

anh (chị) .819

Eigenvalues 2,903

Phương sai trích 72,587

Như vậy sau phần phân tích nhân tố này, ta chọn ra được 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn chăn nuôi tôm. Kết quả các nhân tố mới sẽ được đưa vào phép hồi quy ở giai đoạn tiếp theo nhằm xác định mức độ tác động của 5 nhân tố độc lập lên nhân tố phụ thuộc. Từ đó, sẽ khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết thống kê dựa vào mức ý nghĩa của mối quan hệ tác động (sig < 0,05).

3.2.2.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu

Từ kết quả EFA cho thấy thang đo về sự lựa chọn bao gồm 5 yếu tố với 21 biến quan sát, cụ thể: Thương hiệu của công ty có 11 biến quan sát từ TH1  TH11; thành phần Chất lượng thức ăn cho tôm với 4 biến quan sát từ CL1  CL4; thành phần Giá cả của sản phẩm 2 biến quan sát từ GC1  GC2; thành phần Sự thuận lợi với 2 biến quan sát từ TL1  TL2; thành phần sự tin cậy với 2 biến quan sát từ CT1  CT2.

Như vậy, mô hình lý thuyết ban đầu được điều chỉnh lại cho phù hợp và tiếp tục thực hiện phân tích tiếp theo. Giả thuyết nghiên cứu sự lựa chọn và các thành phần cụ thể:

Hình 3.1. Mô hình lý thuyết đã điều chỉnh

Giả thuyết H1: Thương hiệu của sản phẩm thức ăn tôm tốt thì quyết định mua

của khách hàng với sản phẩm đó càng cao

Giả thuyết H2: Sản phẩm thức ăn tôm có chất lượng cao thì quyết định mua

của khách hàng với sản phẩm đó càng cào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giả thuyết H3: Sản phẩm có giá cả hợp lý và phong phú thì quyết định muacủa

khách hàng càng cao

Giả thuyết H4: Sản phẩm tạo được sự tin cậy cho khách hàng thì quyết định

mua của khách hàng càng cao

Giả thuyết H5: Sản phẩm càng tạo thuận lợi cho khách hàng thì quyết định

mua của khách hàng càng cao.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn tôm trên địa bàn nghệ an (Trang 63)