Tóm tắt chương 1

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn tôm trên địa bàn nghệ an (Trang 41)

8. Kết cấu của đề tài

1.6. Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về yếu tố môi trường bao gồm yếu tố văn hóa như là văn hóa, nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội; yếu tố xã hội như là nhóm người tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị xã hội; yếu tố cá nhân bao gồm tuổi tác, chu kỳ sống, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lối sống; nhóm yếu tố về tâm lý bao gồm lý thuyết về động cơ, đặc biệt trình bày tháp nhu cầu nỗi tiếng của Maslow, lý thuyết về nhận thức, trình độ, niềm tin và thái độ.

Trên cơ sở những lý thuyết được chọn, một mô hình nghiên cứu và 6 giả thuyết về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua sản phẩm thức ăn tôm.

Thứ nhất là giả thuyết H1 đặt ra là có sự tác động ảnh hưởng của nhân tố Thương hiệu đến quyết định mua sản phẩm thức ăn nuôi tôm.

Thứ hai là giả thuyết H2 đặt ra là có sự tác động ảnh hưởng của nhân tố Giá cảđến quyết định muasản phẩm thức ăn tôm.

Thứ ba là giả thuyết H3 đặt ra là có sự tác động ảnh hưởng của nhân tố Chất lượng sản phẩm đến quyết định muasản phẩm thức ăn tôm.

Thứ tư là giả thuyết H4 đặt ra do sự tác động ảnh hưởng của nhân tố phương thức thanh toán đếnquyết định muasản phẩm thức ăn nuôi tôm.

Thứnăm là giả thuyết H5 đặt ra do sự tác động ảnh hưởng của nhân tố sự thuận lợi đến quyết định mua sản phẩm thức ăn nuôi tôm.

Thứ sáu là giả thuyết H6 đặt ra do sự tác động ảnh hưởng của nhân tố chiêu thị đến quyết định mua sản phẩm thức ăn nuôi tôm.

Dựa vào các giả thuyết và mô hình nghiên cứu này, chúng tôi tiếp tục thực hiện chương tiếp theo là thiết kế các nghiên cứu cho phù hợp với lý thuyết này.

CHƯƠNG 2: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

* Vị trí địa lý

Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam, có tọa độ địa lý từ 18 đến 20 vĩ độ Bắc và từ 103 đến 105 kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Tây giáp nước bạn Lào, Đông giáp với biển Đông.

* Địa hình-thổ nhưỡng

Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng. Độ dốc thoải dần từ đông bắc xuống tây nam. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường không đều thuận lợi: có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh dài 94km, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh.

Nghệ An có bờ biển dài 82 km, 6 cửa lạch, trong đó Cửa Lò và Cửa Hội có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng cảng biển. Đặc biệt, biển Cửa Lò được xác định là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ giao thông vận tải biển giữa Việt Nam, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hải phận Nghệ An có 4.230 hải lý vuông, tổng trữ lượng cá biển trên 80.000 tấn, khả năng khai thác trên 35 – 37 nghìn tấn/năm. Biển Nghệ An có tới 267 loài cá, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao và trữ lượng cá lớn như cá thu, cá nục, cá cơm...; tôm biển có nhiều loại như tôm he, sú, hùm... Hai bãi tôm chính của tỉnh là Lạch Quèn trữ lượng 250 – 300 tấn, bãi Lạch Vạn trữ lượng 350 – 400 tấn. Mực có trữ lượng 2.500 đến 3.000 tấn, có khả năng khai thác 1.200 – 1.500 tấn.Vùng ven biển có hơn 3.000 ha diện tích mặt nước mặn, lợ có khả năng nuôi tôm, cua, nhuyễn thể và trên 1.000 ha diện tích phát triển đồng muối.

Biển Nghệ An không chỉ nổi tiếng về các loại hải sản quý hiếm mà còn được biết đến bởi những bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi biển Cửa Lò, bãi Nghi Thiết, bãi Diễn Thành, Cửa Hiền… trong đó nổi bật nhất là bãi tắm Cửa Lò có nước sạch và sóng không lớn, độ sâu vừa và thoải là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước.

Đặc biệt, đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, mực nước quanh đảo có độ sâu 8 – 12 m rất thuận lợi cho việc xây dựng một cảng nước sâu trong tương lai, góp phần đẩy mạnh việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước khác trong khu vực ( Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư).

* Khí hậu - Thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

*Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Về giao thông Tuyến quốc lộ số 1, quốc lộ 48, quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 15, cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, cầu Bến Thuỷ 2, đường nối Quốc lộ 7 - Quốc lộ 48, đường Quốc lộ 1 - Đông Hồi, đường ven Sông Lam, đường phía Tây Nghệ An, Châu Thôn - Tân Xuân và 18 tuyến vào các xã chưa có đường ôtô đều được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Tiếp tục nâng cấp và làm mới hơn 500km tỉnh lộ 532, 533, 536, 598, 545, 558, 537, 538, đường đến các nhà máy xi măng, khu kinh tế, khu công nghiệp, đường vùng nguyên liệu, đường du lịch; các tuyến đường vùng biên giới, các bến cảng, cầu thay thế các bến đò,... Huy động sức dân cùng nhiều nguồn vốn xây dựng được 1.245 km đường nhựa và 1.580 km đường bê tông.

Về thuỷ lợi Nhiều công trình thuỷ lợi lớn được đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp các cụm hồ đập lớn ở Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, hồ Sông Sào, hệ thống Thuỷ nông Bắc, Thuỷ lợi Nam… Kiên cố hoá 4.420 kilomet kênh mương, đưa tổng diện tích tưới lên 225.000 ha, trong đó diện tích tưới ổn định 175.000 ha.

Về nước sạch Nhà máy nước Vinh đã được đầu tư nâng cấp lên 6 vạn mét khối/ngày đêm, xây dựng 10 nhà máy nước (ở thị xã Cửa Lò và các thị trấn huyện). Tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 85%.

Về điện Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình lớn, như trạm 110KV Thanh Cương, Diễn Châu, cải tạo lưới điện thành phố Vinh, khu công nghiệp Nam

Cấm, xây dựng thêm 78 công trình, trong đó đưa điện về xã 16 công trình, 642 kilomet đường dây hạ thế và trạm biến áp... Đến nay có 20/20 huyện, thành, thị và 460 xã có điện lưới quốc gia.

Về phát triển đô thị Tập trung quy hoạch và phát triển đô thị có tính đến năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phát triển khá. Thành phố Vinh được công nhận đô thị loại I, Thị xã Cửa Lò đạt đô thị loại III; quy hoạch, xây dựng thành lập thị xã Thái Hoà, chuẩn bị thành lập thị xã Hoàng Mai, Con Cuông; nhiều thị trấn, trung tâm của các huyện được quy hoạch, xây dựng và nâng cấp, nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc.

Các công trình văn hoá, xã hội đều cơ bản được triển khai xây dựng hoặc đang lập thủ tục triển khai, như: bệnh viện Đa khoa khu vực 700 giường, các bệnh viện khu vực và một số khu lâm viên ở Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc. Xây dựng xong Đền thờ Vua Quang Trung (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư).

* Tình hình nuôi tôm trong thời gian qua

Trong những năm vừa qua, nghề nuôi tôm ở Nghệ An đã trở thành một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đã thu hút người nuôi tại các huyện, thị ven biển ở Nghệ An như huyện Quỳnh Lưu, huyện Diễn Châu và huyện Nghi Lộc.

Vì thế diện tích và sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng tăng cao, năm 2013 diện tích nuôi ở Nghệ An ước đạt 1.400 ha, sản lượng 6.500 tấn. Trong đó tôm sú chiếm 5 %, tôm thẻ chân trắng chiếm 95% và hình thức nuôi tôm thẻ chủ yếu là thâm canh mật độ thả nuôi trung bình từ 100-120 con/mét vuông. Bênh cạnh đó giá tôm nguyên liệu không ngừng tăng cao đã làm cho nhiều hộ nuôi tôm có lợi nhuận đáng kể, Trên 1 ha diện tích nuôi năng suất đạt từ 8-10 tấn/ha và lợi nhuận thu được từ 500-600 triệu đồng.

Có 3 khu vực nuôi tôm chính là huyện Quỳnh Lưu, huyện Diễn Châu và huyện Nghi Lộc. Quy mô của các hộ nuôi thẻ chân trắng có từ 2-3 ao nuôi mỗi ao có diện tích trung bình từ 3000-5000 mét vuông . Nghệ An có khoảng 1000 hộ nuôi tôm.

Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở Nghệ An năm 2013 Stt Các huyện nuôi tôm ở Nghệ An Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

1 Quỳnh Lưu 950 4.950

2 Diễn Châu 200 700

3 Nghi Lộc 250 850

Tổng 1.400 6.500

(Nguồn: Báo cáo tình hình nuôi tôm năm 2013 của Chi Cục Nuôi Trồng Thuỷ Sản Nghệ An)

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn tôm trên địa bàn nghệ an (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)