Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn tôm trên địa bàn nghệ an (Trang 46)

8. Kết cấu của đề tài

2.2. Thiết kế nghiên cứu

Khi thực hiện một nghiên cứu, người nghiên cứu có thể chọn giữa hai phương pháp: phương pháp định tính và phương pháp định lượng hoặc cả hai. Phương pháp định tính bao hàm việc sàng lọc thông tin từ một vài cuộc điều tra và quan sát, trong khi đó phương pháp định lượng đòi hỏi người nghiên cứu phải thu thập thông tin từ việc điều tra nghiên cứu thị trường ví dụ thông qua các bảng câu hỏi (Halvorsen, 1992).

Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai gia đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ định tính nhằm xây dựng bản câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng; (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thăm dò, cũng như ước lượng và kiểm định mô hình. Toàn bộ qui trình nghiên cứu được trình bày như hình 2.1.

Nghiên cứu định tính nhằm mục đích hiệu chỉnh, bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng sử dụng sản phẩm thức ăn tôm ở Nghệ An. Từ mục tiêu nghiên cứu đã xác định, cơ sở lý thuyết, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng sơ bộ lần 1. Tuy nhiên, bảng câu hỏi sơ bộ lần 1 chắc chắn chưa phù hợp. Vì vậy, bước tiếp là nghiên cứu định tính với việc khảo sát các công ty kinh doanh thức ăn cho tôm và các hộ gia đình nuôi tôm tại Nghệ An. Các câu hỏi trong dàn bài thảo luận được trình bày ở phần phụ lục 1. sau khi thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả xây

dựng được bản câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng sơ bộ lần 2 và sử dụng bảng câu hỏi này để thăm dò thử 50 khách hàng để tiếp tục hiệu chỉnh. Kết quả của bước này là xây dựng được một bảng câu hỏi thăm dò chính thức (xem phụ lục 2) dùng cho nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện tại các đại lý bán thức ăn tôm ở Nghệ An, để phân tích nhân tố khám phá (EFA) với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát và kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:

n >= 8m +50.

Trong đó, n là cỡ mẫu và m số biến độc lập của mô hình.

Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 210. Phương pháp chọn mẫu được tiến hành theo pháp pháp thuận tiện và đảm bảo tương đối theo đúng yêu cầu cho mục tiêu nghiên cứu. phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi và thăm dò ý kiến khách hàng tại các đại lý kinh doanh thức ăn tôm ở Nghệ An, phát bảng câu hỏi cho khách hàng để khách hàng điền vào phiếu thăm dò.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm thức ăn tôm trên địa bàn nghệ an (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)