Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động xuấ t nhập khẩu

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 78)

Từ một nền kinh tế khép kín chuyển sang mở cửa giao lưu với bên ngoài, đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi, thay thế nhiều luật và quy định cũ không còn phù hợp nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động KTĐN trong tình hình mới. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất - nhập khẩu thể hiện ở việc sửa đổi, bổ sung các chính sách về xuất, nhập khẩu. Đây là xu thế tất yếu ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH.

Đổi mới cơ chế, chính sách xuất - nhập khẩu

Bước vào giai đoạn mới, đổi mới cơ chế, chính sách xuất - nhập khẩu tiếp tục là một ưu tiên trong chỉ đạo thực hoạt động KTĐN của Đảng. Đại hội VIII đề ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại” [35, tr. 547]. Trong phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000, Đại hội xác định: “Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, ban hành một số chính sách khuyến khích xuất khẩu” [35, tr. 160], coi đó là một trong những khâu đột phá cho việc đổi mới cơ chế, chính sách xuất - nhập khẩu.

Sau Đại hội VIII (1996) đến trước Đại hội IX (2001), thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ tích cực thể chế hóa các chủ trương, giải pháp, biện pháp. Chính phủ, bộ ngành... nhanh chóng ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư... về điều hành công tác xuất nhập khẩu, về danh mục hàng hóa xuất khẩu, về lịch trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định về ưu đãi thuế quan... cụ thể như sau:

Ngày 13 - 01 - 1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 28/TTg về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1997 (có hiệu lực từ ngày 01 - 4 - 1997 đến 01 - 3 - 1998). Quyết định số 01/TM-XNK, ngày 24 - 01 - 1997 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện quyết định số 28/TTg về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1997. Đặc biệt, tháng 12 - 1997,

Luật Thương mại đã được Quốc hội thông qua, đây là bộ luật cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất - nhập khẩu nói riêng phát triển.

Ngày 03 - 3 - 1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 55/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục hàng hóa xuất khẩu. Ngày 04 - 01 - 1999, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 01/1999/CT-TTg về việc thực hiện lịch trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung - CEPT. Ngày 01 - 9 - 1999, Bộ Thương mại ra Quyết định số 1021/1999/QĐ-BTM bãi bỏ việc duyệt kế hoạch xuất khẩu đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 27 - 9 - 1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu.

Ngày 31 - 7 - 2000, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (thay thế Nghị định số 12/CP ngày 18 - 02 - 1997 và Nghị định số 10/CP ngày 23 - 01 - 1998). Đặc biệt, ngày 27 - 10 - 2000, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về chiến lược xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010. Tinh thần của Chỉ thị là coi chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010, nhất là xuất khẩu, phải là chiến lược tăng tốc toàn diện trên nhiều lĩnh vực, phải có những khâu đột phá với những bước đi vững chắc và phải đạt mức tăng trưởng bình quân trên 15%/năm. Ngày 04 - 4 - 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ - TTg, quy định cơ chế quản lý xuất, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005. Quyết định này bãi bỏ hầu hết các hạn ngạch về nhập khẩu, bãi bỏ hầu hết các hạn chế về thương mại, đặc biệt bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều được xuất khẩu gạo nếu đăng ký kinh doanh. Ngày 18 - 4 - 2001, Thông tư số 11/2001/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất - nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005.

Sau năm năm thực hiện (1996 - 2000), trên cơ sở kết quả đạt được, phân tích những thuận lợi, thách thức trước mắt, Đại hội IX xác định những chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là:

Tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 114 tỷ USD, tăng 16%/năm. Nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là 15,9%. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là 16,2% [39, tr. 289].

Sau Đại hội lần thứ IX của Đảng, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, thuận tiện cho việc đổi mới cơ chế, chính sách xuất - nhập khẩu, việc thể chế hóa giải pháp, biện pháp của Đại hội IX được đặt ra cấp thiết và từng bước được triển khai thực hiện. Cụ thể như sau:

Ngày 04 - 12 - 2001, Thông tư số 26/2001/TT-BTM của Bộ Thương mại sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 22/2000/TT-BTM ngày 15 - 12 - 2000 hướng dẫn xuất khẩu và các hoạt động thương mại khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngày 01 - 7 - 2002, Nghị định số 66/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế.

Ngày 22 - 7 - 2003, Quyết định số 150/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất - nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 - 2005.

Ngày 05 - 8 - 2004, Nghị định số 151/2004/NĐ-CP về sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa và thuế suất nhập khẩu của Việt Nam, thực hiện Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho các năm 2003 - 2006 (xem Phụ lục 4, mục 4.1).

Ngày 30 - 6 - 2006, Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010.

Ngày 29 - 12 - 2006, Quyết định số 78/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của một số nhóm mặt hàng để thực hiện Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.

Như vậy, trọng tâm việc đổi mới cơ chế, chính sách xuất - nhập khẩu của Đảng giai đoạn này được tập trung vào việc tạo điều kiện thực sự cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất - nhập khẩu bằng hạn ngạch và các biện pháp phi thuế quan sang điều tiết bằng thuế quan, cải tiến chính sách thuế quan, nhất

là sau khi gia nhập ASEAN và tham gia AFTA. Trên thực tế, Việt Nam đã từng bước triển khai việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan: Giảm thiểu các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu được quản lý bằng quota, quy định chế độ quản lý hàng hóa xuất - nhập khẩu ở các mức độ: 1 - Cấm nhập khẩu, xuất - nhập khẩu dưới sự điều tiết của Nhà nước được chia thành nhiều danh mục với những quy định, quản lý riêng; 2 - Tự do xuất - nhập khẩu và chịu sự điều tiết của thuế xuất nhập khẩu.

Để tăng cường tiềm lực xuất khẩu và góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, hàng loạt các bộ luật khác như Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm, Luật Ngân hàng… trong thời kỳ này tiếp tục được hoàn chỉnh đã tạo ra một hành lang pháp lý cơ bản cho việc thực hiện đổi mới hoạt động xuất - nhập khẩu.

Về cơ bản, các chính sách và cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu đi đúng hướng, từng bước thực hiện tự do hóa xuất - nhập khẩu, phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế thế giới hiện đại, với thông lệ quốc tế và từng bước đưa Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.

Dưới tác động của cơ chế, chính sách mới, hoạt động xuất - nhập khẩu tiếp tục có bước phát triển mạnh. Chỉ trong vòng một vài năm Việt Nam đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu quan trọng trên thị trường thế giới. Năm 1999, Việt Nam chiếm 17% xuất khẩu gạo của thế giới, đứng thứ hai sau Thái Lan; chiếm 13% lượng xuất khẩu cà phê, đứng thứ ba sau Braxin và Côlômbia. Trong những năm 1990, Việt Nam trở thành nước dẫn đầu một số mặt hàng như hạt tiêu, hạt điều. Trong số các sản phẩm công nghiệp, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu giày, da trên thế giới với 4% của thị trường toàn cầu và cũng là nhà xuất khẩu hàng may mặc quan trọng.

Đẩy mạnh quy mô, tốc độ và chuyển dịch cơ cấu xuất - nhập khẩu

Đại hội VIII (1996) đề ra mục tiêu cho hoạt động xuất - nhập khẩu là: “Tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm tăng bình quân khoảng 28% (chưa kể xuất khẩu tại chỗ), tổng kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 24%” [35, tr. 93]. Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 11 - 1996 xác định: “Tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến; đồng thời, tạo điều kiện đồng bộ về đầu tư vốn, công nghệ, quản lý, cơ chế và chính sách nhằm phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ

lực” [38, tr. 12], ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ CNH, HĐH, hạn chế và giảm dần tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Đại hội X nêu nhiệm vụ: Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị tăng thêm cao, giàu hàm lượng công nghệ, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa quan chế biến... Chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu.

Nhờ những biện pháp, giải pháp kịp thời, quy mô, tốc độ xuất - nhập khẩu có bước phát triển đáng kể: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 1996 - 2000 gấp 3,2 lần tốc độ GDP. Tốc độ xuất khẩu 3 năm 2001 - 2003 đạt 11,5%, cao hơn tốc độ tăng GDP (7%/năm). Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trong 8 năm 1996 - 2003 đạt 17,5%/năm, so với tốc độ tăng trưởng của GDP (gần 7,5%/năm) thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gấp 2,5 lần.

Để chuyển dịch cơ cấu xuất - nhập khẩu theo hướng tích cực, Đại hội VIII đặt ra bốn mục tiêu:1 - Giảm tỷ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong hàng xuất khẩu; 2 - Tăng nhanh xuất khẩu dịch vụ; 3 - Nâng cao tỷ trọng phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu; 4 - Giảm dần nhập siêu, ưu tiên việc nhập khẩu để phát triển sản xuất phục vụ xuất khẩu, hạn chế nhập những hàng tiêu dùng chưa thiếu yếu [35, tr. 90-91]. Ngày 08 - 12 - 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Sau một thời gian tích cực thực hiện mục tiêu trên cơ sở những giải pháp, biện pháp phù hợp, cơ cấu xuất khẩu được cải thiện theo hướng tăng mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Tỷ trọng mặt hàng chế biến sẵn và nhóm hàng công nghiệp tăng lên, số lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng nhanh, một số mặt hàng có mức tăng trưởng hàng năm rất cao như: Gầy dép, dệt may, điện tử, nhân điều, chè, gạo… và một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng lớn như: Cà phê Robusta đứng đầu thế giới, gạo đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan), hạt điều đứng thứ 2 thế giới (sau Ấn Độ)... Nhìn chung, sản phẩm đã qua chế biến tăng từ khoảng 25% năm 1996 lên 42% năm 2002, trong khi đó tỷ trọng các sản phẩm thô đã giảm tương ứng từ 72% xuống còn 57%.

Mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu

Mở rộng thị trường xuất - nhập khẩu là một trong những nội dung quan trọng thúc đẩy hoạt động KTĐN phát triển bền vững. Khai thác đúng, kịp thời điểm các loại thị trường là nhân tố trực tiếp đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động xuất - nhập khẩu. Do vậy, trong thời kỳ mới, Đại hội VIII khẳng định:

Điều chỉnh cơ cấu thị trường để vừa hội nhập khu vực, vừa hội nhập quốc tế, xử lý đúng đắn lợi ích giữa ta và các đối tác, chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách có chọn lọc với bước đi thích hợp [35, tr. 21]. Đại hội VIII nhấn mạnh: “Tiến hành khẩn trương vững chắc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập APEC, WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 31 - 7 - 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 57/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài. Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng và ngày càng tăng so với trước đây, có những thay đổi khá lớn, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang các nước Châu Á tăng nhanh. Quan hệ thương mại của Việt Nam đã mở rộng tới cả 6 châu lục, đã khai thông các thị trường Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ (xem Phụ lục 5, mục 5.1). Hàng hóa Việt Nam đã thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường EU, ASEAN, Bắc Mỹ.

Với những chính sách, giải pháp, biện pháp tương đối toàn diện liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu, bức tranh toàn cảnh hoạt động xuất - nhập khẩu những năm 1996 - 2006 có thể được hình dung như sau:

Sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế của Việt Nam trong những năm 1990 được gắn liền với sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu. Theo Ngân hàng Thế giới, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tăng trung bình 28%/năm trong giai đoạn 1990 - 1999, nhanh hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, tăng nhanh hơn bốn lần tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới. Kim ngạch xuất khẩu từ 2 tỷ rúp đôla năm 1991 lên 14,5 tỷ USD vào năm 2000 và 39,6 tỷ USD vào năm 2006 (xem Phụ lục 7).

Thành tựu xuất khẩu của Việt Nam những năm 1990 phần lớn vẫn được tiếp tục duy trì trong thập kỷ tiếp theo sau khi bị chậm lại trong thời kỳ khủng hoảng

kinh tế châu Á. Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đạt 20% vào năm 2000 và 21% vào năm 2003. “Nếu năm 1986 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 789 triệu USD, thì năm 1995 đạt 5.300 triệu USD, năm 2004 đạt 26 tỷ USD; tính chung 10 tháng đầu năm

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 78)