Chú trọng tính thống nhất trong chủ trương về hoạt động kinh tế đố

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 125)

ngoại với chủ trương cải cách kinh tế

Trong nhiều thập kỷ trước đổi mới, giống như các nước XHCN khác, Việt Nam thực hiện công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình CNXH lúc bấy giờ. Theo đó, chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hóa tập trung đóng vai trò chủ đạo của mô hình phát triển.

Xu hướng hợp tác và cạnh tranh trên thế giới từng bước thay thế xu hướng đối đầu và xung đột. Tình huống này buộc các quốc gia phải định hướng lại tư duy về phát triển. Khác hẳn trước đây, trong hoàn cảnh mới, mở cửa và hội nhập trở thành nhu cầu tự thân bên trong đối với nền kinh tế vốn mang đậm tính chất khép kín, tự cấp, tự túc của Việt Nam. Tình hình trên đã tác động đến Việt Nam ở hai phương diện. Một mặt, đòi hỏi phải đổi mới tư duy phát triển, đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế theo một phương thức mới. Mặt khác, tạo ra các cơ hội và điều kiện để sự thay đổi đó diễn ra thuận lợi. Đó là điểm khởi đầu cả về lịch sử và lý luận của quá trình đổi mới.

Nhận thức được yêu cầu gay gắt phải tạo một bước ngoặt trong tiến trình phát triển đất nước, Đại hội VI tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để. Nội dung quan trọng là chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường - mở cửa theo định hướng XHCN. Về thực chất, đây là sự đổi mới tư duy phát triển. Sự đổi mới tư duy phát triển ấy hướng tới sự đổi mới triệt để và toàn diện phương thức phát triển nhưng không đổi hướng phát triển: mục tiêu vẫn là hướng tới CNXH. Trước hết, cần nhận thức đầy đủ, toàn diện về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ “phải lâu dài và rất khó khăn... độ dài của thời kỳ đó phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội”. Nhiệm vụ xây dựng những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho thời kỳ quá độ đòi hỏi phải có thời gian dài hơn, vì xuất phát điểm kinh tế - xã hội rất thấp, lại bị tổn thất nặng nề sau mấy chục năm chiến tranh và tiếp tục phải đối phó với những thách thức gay gắt. Việc khẳng định thời kỳ quá độ lâu dài và rất

khó khăn giúp nhận thức sâu sắc hơn trong bố trí cơ cấu kinh tế của chặng đường đầu tiên trong thời kỳ quá độ: coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ, nhằm khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế phi XHCN vào xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, trước mắt là vốn đầu tư và cán cân xuất - nhập khẩu. Trên cơ sở xác định các thành phần kinh tế, việc cải tạo XHCN cũng xuất phát từ sự nhận thức đầy đủ về chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ: “Cần có chính sách sử dụng đúng đắn và cải tạo các thành phần kinh tế”, trong đó kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí ngày càng quan trọng.

Đổi mới, mở rộng và nâng cao hoạt động KTĐN nhằm đạt nhiều cấp độ khác nhau trong phát triển kinh tế: một mặt, bảo đảm một số cơ sở đạt trình độ tiên tiến của thế giới; mặc khác, vẫn duy trì những doanh nghiệp có trình độ công nghệ chưa cao, song thu hút nhiều lao động. Mục đích chủ yếu là giữ cho nền kinh tế ở trạng thái ổn định, tận dụng những tiềm năng hiện có về tài nguyên, vốn, máy móc thiết bị, đặc biệt là sử dụng và thu hút thêm nguồn lao động, giảm bớt sức ép của nạn thất nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này sẽ rất rộng, không đòi hỏi lớn về vốn và công nghệ hiện đại (như dệt, da, may mặc, chế biến nông lâm hải sản…). Các nước Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan đã sử dụng thành công và có kết quả chính sách KTĐN này, trong một thời gian ngắn (khoảng 2 thập kỷ), phát triển kinh tế và tạo ra những bước nhảy quan trọng. Tài nguyên thiên nhiên còn nhiều tiềm năng, địa - kinh tế nhiều thuận lợi, cơ cấu lao động trẻ và chất lượng lao động khá... nếu tiếp tục có những chính sách thoả đáng cho các nhân tố này sẽ góp phần đáng kể thúc đẩy hoạt động KTĐN phát triển.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào tháng 12 - 1987 đã tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt Nam. Luật được sửa đổi, bổ sung vào những năm tiếp theo nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những mục tiêu trọng điểm và ưu tiên, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Năm 1991, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 khẳng định bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường được ban thành

như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật để phát triển hoạt động KTĐN.

Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2000 tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí… Từ ngày 01 - 7 - 2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài) có hiệu lực, các doanh nghiệp được quyền bình đẳng, không phân biệt hình thức sở hữu. Cùng với Luật Doanh nghiệp, việc ban hành Luật Đầu tư 2005 tạo bước tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam để tạo thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá của các nước trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp phần tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam.

Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ tập trung chính sách vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản… Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động KTĐN, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các hoạt động KTĐN trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều nguồn FDI, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm

một số lĩnh vực tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối...

Tựu chung lại, trong tiến trình đổi mới đất nước, Đại hội VI có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành mô hình kinh tế vĩ mô phù hợp với thực tế đất nước và quy luật khách quan. Văn kiện Đại hội xác định nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ, cần phải có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996), Đại hội VIII tổng kết và rút ra một số kết luận mới về các mối quan hệ giữa sản xuất hàng hóa và CNXH, giữa kế hoạch hóa và thị trường; giữa thị trường trong nước và quốc tế; giữa quyền quản lý của Nhà nước và quyền tự chủ, kinh doanh của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế quản lý mới, làm cơ sở lý luận mới cho việc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục tiêu triệt để xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Đại hội IX đề ra nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường; hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế để tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh, chiến lược và các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội đã được thông qua; tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hóa. Đại hội X đề ra nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với những nội dung chính là: Nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường; nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước; phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh; phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Một cách chung nhất, đổi mới, phát triển hoạt động KTĐN phải trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất trong chủ trương về hoạt động KTĐN với chủ

trương cải cách kinh tế. Đó không chỉ là cơ sở vững chắc cho toàn bộ hoạt động

KTĐN, mà còn là động lực thúc đẩy KTĐN đi đúng hướng, vươn lên bền vững.

Một phần của tài liệu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 125)